Theo thỏa thuận này, USAID sẽ cung cấp cho Việt Nam công nghệ hiện đại và tốt nhất để phân tích và tách chiết ADN, hợp tác với Việt Nam để tăng cường hiệu quả và hiệu suất của các phòng xét nghiệm của Việt Nam.
Tham dự lễ ký có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, Giám đốc USAID Việt Nam Michael Greene, Phó Giám đốc USAID Việt Nam Craig Hart, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Giám đốc VNOSMP Lê Chí Dũng.
Trong khuôn khổ bản ghi nhớ này, USAID sẽ phối hợp với VNOSMP để tài trợ một dự án mới kéo dài từ 3 - 5 năm với ngân sách 2,4 triệu USD. Dự án này sẽ bổ sung cho nỗ lực rộng lớn hơn của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam về tìm kiếm và xác định danh tính của hơn 200 nghìn quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh.
Hoa Kỳ dự kiến hợp tác về vấn đề tìm kiếm quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh trong 6 lĩnh vực, trong đó đóng góp của USAID sẽ nhằm hỗ trợ cải thiện năng lực phân tích ADN.
Phát biểu tại lễ ký, Đại sứ Kritenbrink cho biết: “Hoa Kỳ trân trọng tất cả những hỗ trợ mà Việt Nam đã dành cho chúng tôi suốt 35 năm qua trong công tác tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh và cam kết hỗ trợ người dân Việt Nam trong việc định danh và cuối cùng là đoàn tụ hài cốt của binh sĩ Việt Nam với gia đình thân yêu của họ.”
Kể từ năm 1989, Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam đã hợp tác cùng nhau để khắc phục các hậu quả chiến tranh với các chương trình xử lý ô nhiễm dioxin, hỗ trợ người khuyết tật và tháo dỡ bom mìn chưa nổ. Ngoài các hoạt động này, công tác tìm kiếm, khai quật và định danh hài cốt từ chiến tranh có vai trò cực kỳ quan trọng cả về văn hóa và tinh thần đối với cả hai nước.
Bảo Đức
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Bộ KH&ĐT hôm nay ký trực tuyến thỏa thuận trị giá 42 triệu USD nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam.
" alt=""/>Mỹ hỗ trợ Việt Nam phân tích ADN xác định danh tính hài cốt chiến tranhWhite Stuff đăng những ảnh này trên Instagram. Đây là một phần trong chương trình giới thiệu phong cách thời trang đường phố của khách hàng. Vào thời điểm đó, Sylvia không dùng Instagram. Một cháu gái cho bà xem những bức ảnh và bình luận bên dưới. Với những phản hồi tích cực, thương hiệu thời trang White Stuff mời Ezer tham gia chiến dịch quảng cáo chính thức.
Buổi chụp hình diễn ra tại Fulham Palace Meadows Allotments, cách nhà Ezer 1 giờ đi xe. Mọi lo lắng của bà về việc phải đi khắp London tan biến khi “một người lái xe rất thông minh trong bộ vest và cà vạt” đến đón. “Cậu ấy bước ra khỏi xe và mở cửa. Tôi cảm thấy hơi giống một ngôi sao điện ảnh. Tôi ngồi xuống và thư giãn”.
Ezer dành cả buổi sáng để thay đổi ngoại hình và tạo dáng cùng các vật dụng. Bà diện 5 bộ trang phục, bao gồm quần yếm jean với áo sơ mi trắng, áo len sọc ôm gọn trong quần jean rộng, áo khoác màu mận và hồng phối váy in hoa.
Trong những bức ảnh, bà trông rất hoạt bát, vui vẻ và luôn mỉm cười. "Tôi thích mọi thứ. Toàn bộ buổi chụp ảnh là một trải nghiệm tuyệt vời và mới mẻ. Tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà", Ezer chia sẻ cảm xúc.
Thành công bất ngờ
Chính Ezer cũng ngạc nhiên trước sức ảnh hưởng của mình khi trở thành người mẫu thời trang ở tuổi 88. Rất nhiều người nhắn tin, gọi điện nói rằng đã thấy bà ở nhiều nơi khác nhau. Những người không quen biết cũng khen ngợi trang phục và phong cách lạc quan, vui vẻ của Ezer.
Julia Monro, Giám đốc thương hiệu của White Stuff cho biết, phản hồi đối với chiến dịch thật “tuyệt vời”. “Sylvia là quảng cáo hoàn hảo cho phong cách trẻ mãi không già và chúng tôi sẽ giới thiệu nhiều khách hàng hơn (ở mọi lứa tuổi) trong các chiến dịch tương lai”, bà cho biết thêm.
Ezer là con út trong gia đình có 4 người con, sống tại một ngôi làng nhỏ ở Western Cape, Nam Phi. Từ khi lên 8 tuổi, bà bắt đầu quan tâm đến thời trang. Tuy nhiên, lớn lên Ezer lại theo học ngành kịch và biểu diễn tại Đại học Cape Town, sau đó kết hôn và chuyển đến London vào năm 1958.
Trải qua 2 cuộc hôn nhân và nuôi 3 người con, phần lớn thời gian bà làm việc trong lĩnh vực kịch nghệ và giảng dạy. Việc xuất hiện như một gương mặt đại diện cho thương hiệu thời trang nước Anh ở tuổi 88 là một điều ngạc nhiên đối với bà.
“Bạn không thấy nhiều phụ nữ trưởng thành trong lĩnh vực thời trang. Nếu có, họ thường được trang điểm rất nhiều. Tôi nghĩ các thương hiệu nên có một vài người mẫu lớn tuổi với vẻ ngoài phù hợp, thay vì cố gắng khiến họ trông trẻ hơn”, Ezer nói.
Tại White Stuff, bà không phải là người mẫu lớn tuổi duy nhất. “Maggie Smith bằng tuổi tôi”, Ezer nói khi lướt qua hình ảnh của những người mẫu cùng tham gia vào chiến dịch quảng cáo Loewe.
Ngoài ra, trong câu lạc bộ người mẫu 80+ còn có Dame Mary Berry - gương mặt nổi bật của chương trình truyền hình thực tế Bake Offvừa làm mẫu ảnh cho thương hiệu Burberry, Vanessa Redgrave - khách mời thường xuất hiện ở hàng ghế đầu tại các buổi trình diễn LFW của Roksanda và Sir Ian McKellen, người mẫu trong buổi trình diễn SS Daley diễn ra hồi tháng 2.
Cùng với việc sẵn sàng tham gia vào hoạt động thời trang trong tương lai, Ezer có cuộc sống vui vẻ với nhiều hoạt động mỗi ngày. Bà tham gia lớp học Pilates, hát trong dàn hợp xướng giáo đường Do Thái và đi xem các buổi biểu diễn ở West End. Thỉnh thoảng người mẫu 88 tuổi dành thời gian đi dạo ở các cửa hàng và mua sắm những gì mình thích.
>> "Ở Mỹ, thể dục là môn quan trọng ngay từ... mẫu giáo"
>> Bố mẹ cắm trại gần trường chăm sóc con vào đại học
Phát triển thế mạnh của bản thân
Trẻ em New Zealand thường bắt đầu đi học đúng vào ngày sinh nhật của mình chứ không phải đợi tới kỳ khai giảng.
Cách tổ chức lớp học ở xứ Kiwi cũng rất đặc biệt, không tập trung giảng theo kiểu kiến thức đại trà mà dựa vào khả năng của từng học sinh và chia ra thành những nhóm nhỏ.
Nhờ vậy, những bé giỏi sẽ không cảm thấy nhàm chán khi học. Còn những bé đang phải cố gắng hơn sẽ không thấy thất vọng với bản thân mà nản học.
![]() |
Lớp học ít, học sinh được quan tâm tới từng cá nhân |
Phương châm của nhà trường là học sinh phải được học những kỹ năng khác khi hết giờ học và phải được vui chơi. Thế nên, việc làm bài tập về nhà không được khuyến khích.
“Tất nhiên, sẽ có những học sinh cảm thấy khó khăn trong việc học ở trường. Việc hướng nghiệp cho những học sinh này rất được chú trọng và vì thế các con vẫn cảm thấy mình có ích với xã hội. Như ở trường tiểu học của Jayden, có các ông bà nghỉ hưu tới trường làm tình nguyện viên ngồi đọc cùng với các cháu nhỏ hơi chậm đọc”, chị Liên kể.
Học sinh New Zealand được tạo điều kiện để phát triển đam mê của mình Phần lớn các trường tiểu học và trung học ở New Zealand áp dụng Strength-based Learning - mô hình học dựa vào thế mạnh của cá nhân học sinh.
Có nghĩa là nếu học sinh tự tin về khả năng của mình trong bất cứ lĩnh vực nào (âm nhạc, hội họa, thể thao, công nghệ thông tin, nấu ăn, nhiếp ảnh…) và khả năng cá nhân được phát hiện, nuôi dưỡng thì sự tự tin đó sẽ lan tỏa tới phong cách sống, lối cư xử trong xã hội và việc học các bộ môn khác.
Chị Liên chia sẻ Jayden là một minh chứng. Khi con dành nhiều thời gian và đam mê cho âm nhac, chị cũng lo con sẽ không cân bằng trong các hoạt động khác cũng rất cần thiết cho cuộc sống như học các môn văn hóa, thể thao, nấu ăn, đi chơi với gia đình và bạn bè v.v.
Nhưng đến trường, Jayden còn thể hiện khả năng của mình ở rất nhiều bộ môn khác như Toán, Ngữ văn, Cầu lông…
Giáo dục nhân cách được ưu tiên hàng đầu
Một ví dụ điển hình về sự ưu tiên rèn luyện tính cách và thói quen cho trẻ em New Zealand ngay từ sớm là có 8 tính cách và giá trị đạo đức được áp dụng trong các trường tiểu học ở New Zealand.
Trong 1 năm có 4 học kỳ, mỗi kỳ sẽ áp dụng một giá trị đạo đức.
Ví dụ kỳ 1 chủ đề là Đồng cảm, kỳ 2 là Trung thực, kỳ 3 là Trách nhiệm, kỳ 4 là Kỷ luật cá nhân.
![]() |
Trong học kỳ Trách nhiệm, các em luôn đề cao tinh thần trách nhiệm với bản thân và trường lớp (Credit: MBug) |
Trong học kỳ Trách nhiệm, học sinh sẽ được học những bài hát có chủ đề về Trách nhiệm. Các bài viết văn, thơ, các bức họa hình vẽ cũng là về chủ đề này. Cả học kỳ kéo dài tầm 8 đến 10 tuần thì các con luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, trách nhiệm với bản thân, với trường lớp, bài vở v.v.
Khi Jayden lên trung học, báo cáo gửi về cho phụ huynh hàng tuần chị mà Liên nhận được không phải là báo cáo về học lực mà lại là báo cáo về ý thức và hành vi trong trường lớp.
Báo cáo này có các mục đánh giá về sự hòa đồng của Jayden với bạn bè, sự chú tâm trong việc học trên lớp, ý thức trách nhiệm của Jayden đối với các bài tập và công trình được giao, khả năng lãnh đạo, tự giác, làm chủ trong học tập và các hoạt động tại trường.
“New Zealand trân trọng những người trẻ tuổi có ý thức hòa nhập cộng đồng. Họ trân trọng tài năng, nhưng cũng khuyến khích tính khiêm tốn”.
Thầy cô làm bạn của các con
Có một điều nữa mà chị Liên quan sát được là giáo viên New Zealand rất trân trọng học sinh. Họ tạo điều kiện cho học sinh có tiếng nói của mình, tôn trọng chính kiến của người trẻ tuổi.
Có những hôm trời lạnh cóng, mưa tuyết, chị thấy thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó trường Jayden thường đứng trực ngoài đường để giúp học sinh qua đường an toàn. Hầu như tan học ngày nào họ cũng đứng như vậy. Họ cố gắng học và nhớ tên từng học sinh. Họ nghe tụi trẻ kể những chuyện không đầu không cuối, nhưng rất nhớ và hôm sau họ hỏi thăm các con về câu chuyện đã nghe. Những điều nhỏ như vậy thôi thực sự khiến chị rất cảm động.
Hồi lớp 6, có lần Jayden đi cắm trại với các bạn trong 1 tuần mà không có phụ huynh đi cùng. Luật là các con không đem theo điện thoại, không gọi điện về nhà. Đến ngày thứ 3 thì chị nhận được tin nhắn của một cô giáo phụ trách. Cô nói là chỉ muốn báo cho bố mẹ biết Jayden rất nhớ nhà và hơi “tâm trạng” một chút. Nhưng cô nói là bố mẹ đừng lo vì cô đã ngồi cùng Jayden cả một buổi tối.
Chị Liên nhớ lại: “Khi đi về, Jayden nói với mình rằng cô đã rủ con ra ngoài bãi cỏ. Hai cô trò nằm ra bãi cỏ và nhìn lên trời đầy sao. Cô nói với Jayden là sẽ nhắn tin cho mẹ, nói với mẹ là con nhớ nhà. Nếu con nhớ mẹ thì cứ nói với cô, cô sẽ nhắn mẹ và đọc tin nhắn của mẹ cho con.”
Nền giáo dục của New Zealand đã thành công với vị trí số 1 thế giới về chuẩn bị kỹ năng tương lai cho người trẻ. Đối với chị Liên, thành công lớn nhất đó là xây dựng nên một xã hội gắn kết và nhân văn, nơi mỗi ngành nghề đều được tôn trọng, nơi mỗi cá nhân hạnh phúc với công việc mình làm, nơi những người khác màu da, sắc tộc, tôn giáo như gia đình chị Liên luôn được chào đón.
Quỳnh Phương
Không đơn thuần chỉ là người truyền đạt kiến thức, giáo viên New Zealand vừa đi dạy vừa được đi học như sinh viên.
" alt=""/>Nơi giáo dục nhân cách được ưu tiên hàng đầu