“Những thiết bị này được thiết kế nhỏ gọn như máy nghe nhạc hoặc ngụy trang giống thẻ ATM. Máy được kết nối với tai nghe có kích thức siêu nhỏ, tai nghe nam châm chỉ bằng hạt đậu, nên rất khó phát hiện”, anh Nam nói.
“Các thiết bị này dùng sóng vô tuyến truyền thông tin, hình ảnh của đề thi ra ngoài cho người hỗ trợ giải. Điện thoại được cài đặt chế độ tự động bắt máy khi có cuộc gọi đến. Từ những thông tin này, chúng tôi nghiên cứu máy phát hiện thí sinh gian lận”, anh Nam cho hay.
Theo cán bộ này, máy chống gian lận có thể phát hiện tín hiệu âm thanh phát ra từ các thiết bị công nghệ cao với khoảng cách 8 m.
Giám thị xách máy đi dọc hành lang phòng thi hoặc đi dọc giữa các dãy bàn. Nếu có thiết bị gian lận, máy sẽ truyền tín hiệu; càng đến gần nơi phát ra âm thanh, nó kêu càng to.
“Sau 3 năm phát triển, máy được cải tiến qua 7 phiên bản. Hiện tại, thiết bị có cấu trúc gọn như chiếc laptop, nặng 400 g, được sử dụng bằng pin tiện dụng”, anh Nam nói thêm.
![]() |
Các thiết bị điện tử thí sinh sử dụng để gian lận được trường phát hiện. Ảnh: Minh Lộc. |
Theo TS Nguyễn Thanh Tân, Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế (ĐH Tây Nguyên), cho biết tháng 12/2018, đề tài về máy chống gian lận đã bảo vệ thành công trước hội đồng nghiệm thu nhà trường.
“Từ khi có máy chống gian lận trong thi cử, nhà trường phát hiện, lập biên bản hơn 60 vụ thí sinh gian lận. Đến nay, số lượng thí sinh gian lận đã giảm rõ rệt, chỉ còn những trường hợp cá biệt”, thầy Tân cho hay.
“Mất quá lâu để một nhân viên bán sản phẩm cho tôi. Mua hàng tại Apple Store ngày càng khó, dù là cửa hàng không đông. Trải nghiệm mua hàng tại đây từng rất tốt, nhưng giờ thì tôi không muốn quay lại và khó chịu thêm”, Smith chia sẻ.
Trong 18 năm qua, Apple đã mở tới 500 cửa hàng, và trở thành mô hình cửa hàng kiểu mẫu của các hãng công nghệ. Tuy nhiên quá trình mua, thanh toán phức tạp và trải nghiệm không được đón tiếp niềm nở là lời ca thán của nhiều khách hàng Apple tại Apple Store trong thời gian gần đây.
Vào tháng 2, CEO Tim Cook công bố giám đốc mảng bán lẻ Angela Ahrendts sẽ rời Apple, được thay thế bằng Deirdre O’Brien. Bà O’Brien trước đó là giám đốc nhân sự của Apple, và sẽ kiêm nhiệm cả 2 công việc.
Hai Apple Store đầu tiên được Apple mở vào năm 2001. Trước đó, nhiều công ty đã thử mô hình cửa hàng bán đồ điện tử, nhưng đều không thành công. Apple Store tạo dấu ấn với trải nghiệm mua sắm đơn giản và những thứ đặc biệt như Genius Bar, một dãy bàn nơi các nhân viên hỗ trợ kỹ thuật (Genius) ngồi chờ sẵn để hỗ trợ khách hàng.
Apple Store cũng trở nên quen thuộc trên toàn thế giới với hình ảnh khách xếp hàng dài để chờ mua iPhone, iPad mới. Không gian thân thiện này cũng cho phép mọi khách hàng, trẻ em vào chơi sau khi tan trường, chụp ảnh với ứng dụng Mac Photo Booth. Microsoft, Samsung hay Tesla đều ít nhiều học hỏi Apple Store.
![]() |
Lãnh đạo đầu tiên của Apple Store là ông Ron Johnson. Ảnh: Bloomberg. |
Thành công của Apple Store thời kỳ đầu có đóng góp không nhỏ của giám đốc bán lẻ Ron Johnson. Trong 10 năm lãnh đạo, ông đã chứng kiến Apple Store mở tới 350 cửa hàng ở những nước như Nhật, Australia, Ý, Trung Quốc. Ông Johnson rời Apple vào năm 2011 để trở thành quản lý chuỗi bán lẻ J.C. Penney.
Năm 2012, Tim Cook bổ nhiệm nhân sự cấp cao đầu tiên dưới thời CEO của mình: ông John Browett, từng là giám đốc chuỗi siêu thị điện tử Dixons của Anh để quản lý mảng bán lẻ. Nhiều người lo ngại ông sẽ khiến cho Apple Store trở nên bình dân như chuỗi Dixons, nhưng Tim Cook thì không nghĩ vậy.
“Tôi đã gặp nhiều người và John là người tốt nhất. Tôi nghĩ bạn sẽ hài lòng giống tôi. Nhiệm vụ của ông ấy không phải là mang Dixons tới Apple, mà là đưa Apple lên một tầm cao mới về dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng”, CEO Apple trả lời trong một bức thư.
Ông Browett lập tức áp dụng những chính sách nhằm tăng doanh thu như thúc đẩy bán phụ kiện và gói bảo hành. Mặc dù các chính sách mới giúp tăng doanh thu, trải nghiệm của khách hàng bị ảnh hưởng khi Apple Store quá tập trung vào kinh doanh mà buông lỏng sự chăm sóc khách hàng.
Thậm chí để cắt giảm chi phí, ông Browett bắt đầu chiến dịch sa thải bớt nhân viên, giảm giờ làm thêm cũng như cơ hội thăng tiến của nhiều người. Điều này khiến không chỉ khách hàng mà những nhân viên cũng cảm thấy khó chịu. Tim Cook đã nhận ra sai lầm của mình, và sa thải Browett chỉ 6 tháng sau khi nhận việc.
“Đơn giản là tôi không phù hợp với cách họ vận hành. Thực sự là một cú sốc khi bạn bị một tổ chức từ chối chỉ vì không hợp chứ không phải không có khả năng”, ông Browett kể lại.
Sau khi sa thải Browett, Tim Cook tự tay quản lý bộ phận bán lẻ. Mãi đến tháng 5/2014, ông mới bổ nhiệm bà Angela Ahrendts để quản lý bộ phận này.
Bà Ahrendts từng là giám đốc của hãng thời trang Burberry, và việc bổ nhiệm bà được nhiều người khen là một bước đi đúng đắn. Đó cũng là thời điểm Apple chuẩn bị ra mắt Apple Watch, một sản phẩm có nhiều phiên bản xa xỉ. Sự có mặt của bà Ahrendts cũng mang tới nhiều thay đổi cho Apple Store.
![]() |
Bà Angela Ahrendts đã vận hành Apple Store giống như cửa hàng thời trang xa xỉ của Burberry, công ty trước đó của bà. Ảnh: Bloomberg. |
Những thiết bị xa xỉ, như chiếc Apple Watch bản đặc biệt có giá 17.000 USD bắt đầu trở nên quen thuộc tại Store. Nhân viên của cửa hàng cũng làm quen với những câu tư vấn mới, như “tôi nghĩ mặt đồng hồ bé phù hợp hơn với cổ tay”.
Bà Ahrendts cũng bỏ đi Genius Bar, bởi bà cho rằng nó không còn thân thiện với cửa hàng. Thay vào đó là nhiều ghế được đặt dưới cây, đồng thời nhân viên Genius sẽ liên tục đi quanh cửa hàng để tư vấn cho khách. Quầy thanh toán cũng không được giữ lại mà được thay bằng nhân viên kinh doanh và các máy thanh toán di động.
Mục đích của những thay đổi này là giúp cho Apple Store trở nên giống những cửa hàng thời trang xa xỉ. Các phụ kiện, iPhone có vị trí trang trọng và dễ thấy hơn trong cửa hàng, màn hình giới thiệu sản phẩm cũng đẹp và hoành tráng hơn. Đây là những điều được giới trong ngành đánh giá cao.
Cùng lúc đó, bà Ahrendts cũng thúc đẩy việc đặt hàng, thanh toán qua mạng. Người dùng được khuyến khích đặt hàng trước trên trang web của Apple, sau đó tới cửa hàng lấy máy. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích mua sắm như vậy.
![]() |
Những sự thay đổi đó phần nào khiến Apple Store trở thành nơi đông đúc, thiếu trật tự và người dùng mất nhiều thời gian mới làm được điều mình cần. Ảnh: AP. |
Apple Store vốn được xây dựng để làm 3 việc: bán hàng, hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng và hướng dẫn họ sử dụng thiết bị. Mọi người dùng khi vào đây đều sẽ được giúp đỡ: có thể là mua hàng, học cách sử dụng phần mềm, hoặc tìm hiểu vì sao máy của mình không hoạt động.
Tuy nhiên những sự thay đổi của bà Ahrendts khiến cửa hàng trở nên xa cách với người dùng. Để được hỗ trợ kỹ thuật, khách hàng sẽ phải chờ lâu hơn để gặp nhân viên thay vì đi thẳng đến Genius Bar như trước. Nhân viên giờ phải đem máy vào khu kiểm tra, thay vì có thể làm ngay trước mặt khách.
Đối với mảng hướng dẫn, bà Ahrendts nghĩ ra chương trình “Today at Apple”, trong đó mỗi ngày cửa hàng sẽ hướng dẫn về một chủ đề của thiết bị. Tuy nhiên cách hướng dẫn này lại không mấy hiệu quả khi tốc độ hiểu vấn đề của mỗi người là khác nhau. Trước đó, Apple có chương trình hướng dẫn trực tiếp với mức phí 99 USD/năm.
Một lời than phiền khác là trình độ kỹ thuật của nhân viên ngày càng tệ. Nhân viên Apple Store giờ chỉ được đào tạo khoảng 1 tuần ngay tại cửa hàng, chứ không phải là 3 tuần tại trụ sở Apple như trước kia.
Từ trước khi bà Ahrendts công bố sẽ rời Apple, nhiều thay đổi đã được thực hiện tại Apple Store. Các cửa hàng bắt đầu trưng bày nhiều bảng quảng cáo hơn, trái với triết lý đơn giản của bà Ahrendts. Những chiếc đồng hồ xa xỉ cũng ít xuất hiện, và được thay bằng những thiết bị giá thấp hơn như iPhone XR.
Apple Store hiện vẫn là một trong những cửa hàng có doanh thu trên diện tích cao nhất trong làng công nghệ. Tuy nhiên, trong báo cáo quý vừa qua, những lãnh đạo của Apple thừa nhận doanh thu gần đây đến từ những biện pháp như khuyến mãi, ưu đãi tài chính, và không thể kéo dài.
Có thể bà O’Brien sẽ học hỏi những ý tưởng từ Apple Store thời kỳ đầu, và chia cửa hàng thành nhiều khu trải nghiệm và hướng dẫn sử dụng. Bà cũng có thể tạo ra một khu vực dành riêng để trải nghiệm dịch vụ của Apple, trọng tâm trong tương lai của hãng như Apple Music, Apple News+ hay TV+.
Mặc dù là lãnh đạo mới của mảng bán lẻ, bà O’Brien đã làm việc tại Apple hơn 30 năm. Bà từng là một trong những người thiết lập và vận hành Apple Store đầu tiên cùng các lãnh đạo như Steve Jobs, Tim Cook và Ron Johnson.
“Deirdre hiểu rất rõ những cửa hàng. Bà chỉ chưa bao giờ lộ mặt mà thôi”, một cựu quản lý tại Apple nhận định.
Tuy nhiên Hughes cho rằng vấn đề của Facebook không chỉ dừng lại ở việc độc quyền và làm mất đi tính cạnh tranh, mà theo nhà đồng sáng lập này chính là vì quyền lực mà mạng xã hội này đang nắm giữ. Hughes cho rằng hiện tại Mark Zuckerberg, “ông chủ” Facebook” đang nắm giữ một quyền lực không thể kiểm soát và có tầm ảnh hưởng vượt xa bất kỳ ai khác trong chính phủ hoặc trong giới doanh nhân.
“Mark là một người tốt. Nhưng tôi tức giận vì sự tập trung vào tăng trưởng của anh ấy đã khiến Mark hy sinh sự an toàn và văn minh cho những cú kích chuột”, Hughes viết.
Theo Chris Hughes thì thuật toán của News Feed (dòng thời gian trên Facebook) đưa ra các nội dung mà hàng trăm triệu người dùng Facebook xem hàng ngày, nhưng không có các quy tắc để xác định nội dung nào được coi là chứa ngôn từ kích động và thù địch, không có sự giám sát dân chủ nào về các nội dung được hiển thị trên News Feed. Trong khi đó, Mark Zuckerg, với vai trò là Chủ tịch, CEO và là người nắm cổ phần lớn nhất tại Facebook, có quyền quyết định các thuật toán hiển thị nội dung trên Facebook mà không có ai kiểm soát quyền lực của Zuckerberg tại Facebook.
Cũng theo Hughes, chính việc nắm giữ Facebook, Instagram và WhatsApp, 3 nền tảng mạng xã hội và liên lạc lớn nhất hiện nay sẽ giúp cho Mark Zuckerberg có một quyền lực cực lớn.
“Tầm ảnh hường của Mark rất đáng kinh ngạc, vượt xa bất kỳ ai khác trong giới doanh nhân hoặc trong chính phủ, khi Mark nắm quyền kiểm soát ba nền tảng truyền thông cốt lõi - Facebook, Instagram và WhatsApp, mà có hàng tỷ người sử dụng mỗi ngày”, Chris Hughes viết thêm. “Một mình Mark có thể quyết định cách cấu hình thuật toán Facebook để xác định những gì người dùng nhìn thấy mỗi ngày trên News Feed của họ, những thiết lập bảo mật nào người dùng có thể sử dụng và cách thức các tin nhắn được gửi... Mark đặt ra các quy tắc về cách phân biệt lời nói bạo lực và gây kích động và anh ta có thể dập tắt các đối thủ cạnh tranh bằng cách mua lại hoặc sao chép các tính năng của nó”.
“Tôi đã thất vọng với chính mình và nhóm cộng sự đầu tiên của Facebook vì không nghĩ nhiều đến việc các thuật toán của News Feed có thể làm thay đổi văn hóa của chúng ta, ảnh hưởng đến kết quả bầu cử và làm tăng quyền lực của các nhà lãnh đạo quốc gia”, Chris Hughes chia sẻ thêm. “Và tôi lo lắng rằng Mark được bao quanh mình bởi một đội ngũ đang củng cố niềm tin của anh ấy”.
Cùng với việc kêu gọi “giải tán” Facebook, nhà đồng sáng lập Chris Hughes còn kêu gọi chính phủ Mỹ thành lập một cơ quan để chuyên giám sát các hãng công nghệ như Facebook, mà theo Hughes cơ quan này sẽ có nhiệm vụ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và đưa ra các quy định về cách thức Facebook hoạt động.
![]() |
Chris Hughes (giữa) chụp ảnh cùng hai đồng sáng lập Facebook khác là Mark Zuckerberg (phải) và Dustin Moskovitz (trái) |
Đáp trả lại lời kêu gọi “giải tán” từ chính người đã từng tạo ra mình, đại diện Facebook cho biết hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp nhưng Facebook không thể bị “giải tán” vì... đang quá thành công.
“Facebook chấp nhận rằng đi đôi với thành công chính là trách nhiệm, nhưng bạn không thể thực thi trách nhiệm bằng cách kêu gọi giải tán một công ty thành công của Mỹ”, Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề về truyền thông toàn cầu của Facebook cho biết.
Chris Hughes là nhân vật mới nhất trong số các doanh nhân và nhà lãnh đạo các hãng công nghệ nổi tiếng kêu gọi một quy định chặt chẽ hơn để giám sát Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác. Hiện tại nhiều quốc gia cũng đang gấp rút đưa ra các biện pháp để kiểm soát Facebook hiệu quả hơn sau hàng loạt vụ bê bối làm lộ thông tin của người dùng cũng như phát tán thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử...
Sinh năm 1983, Chris Hughes là bạn ở chung phòng ký túc xá tại trường đại học Harvard với Mark Zuckerberg, cùng với Dustin Moskovitz, Andrew McCollum và Eduardo Saverin tạo nên mạng xã hội Facebook.