![]() |
Nữ hoàng Elizabeth II tươi cười khi đón tiếp các khách mời đến dự đại lễ kỷ niệm 70 năm trị vì của bà tại Dinh thự Sandringham hôm 5/2. Ảnh: Reuters |
Theo hãng thông tấn Reuters, Nữ hoàng Elizabeth II từ hôm qua (5/2) đã bắt đầu đón tiếp những đoàn đại biểu từ các tổ chức từ thiện tại Dinh thự Sandringham ở vùng Norfolk, và cắt một chiếc bánh đặc biệt kỷ niệm 70 năm bà trị vì vương quốc Anh. Tuy nhiên, lễ kỷ niệm chính trong hôm nay sẽ được tổ chức riêng tư và lặng lẽ tại tư dinh của Nữ hoàng.
Richard Fitzwilliams, chuyên gia nghiên cứu về hoàng gia Anh, giải thích lý do Nữ hoàng Elizabeth II không tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm trị vì một cách linh đình, bởi đây cũng là dịp tưởng niệm ngày mất của vua George VI.
![]() |
Nữ hoàng Elizabeth II cắt chiếc bánh đặc biệt kỷ niệm 70 năm trị vì của bà tại Dinh thự Sandringham hôm 5/2. Ảnh: Reuters |
Ở tuổi 95, Nữ hoàng Elizabeth II vẫn đảm nhận trọng trách chính thức của Hoàng gia Anh. Tuy nhiên, Nữ hoàng đã ít xuất hiện hơn trước công chúng kể từ tháng 10/2021, khi bà phải nhập viện trong một đêm và được các bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi.
![]() |
Nữ hoàng Elizabeth chiêm ngưỡng đồ lưu niệm gửi tặng bà tại Dinh thự Sandringham hôm 5/2. Ảnh: Reuters |
Dù vậy, Điện Buckingham hôm 5/2 đã công bố một số hình ảnh liên quan đến đại lễ kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II, bao gồm cảnh bà xem các vật phẩm từ các buổi lễ kỷ niệm trước đó của Hoàng gia.
Bên cạnh đó, Chính phủ Anh đã thêm một ngày vào kỳ nghỉ xuân thông thường của nước này để tạo thành kỳ nghỉ cuối tuần 4 ngày trong năm nay.
![]() |
Một số đồ lưu niệm đánh dấu 70 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II được bày bán tại London. Ảnh: Reuters |
Cũng trong ngày 5/2, Nữ hoàng Elizabeth II, đã bày tỏ mong muốn bà Camilla, phu nhân Thái tử Charles, sẽ trở thành vương hậu khi thái tử nối ngôi.
“Mong ước chân thành của tôi là khi con trai Charles trở thành quốc vương, Camilla sẽ được biết đến là vương hậu để tiếp tục vai trò phụng sự hoàng gia", Nữ hoàng cho biết.
![]() |
Một số đồ lưu niệm đánh dấu 70 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II được bày bán tại London. Ảnh: Reuters |
Về phần mình, Thái tử Charles trong hôm 6/2 cũng ra tuyên bố biết ơn Nữ hoàng Elizabeth II, đồng thời cho biết đây là cơ hội để người dân Anh đoàn kết và bày tỏ lòng thành kính đối với Nữ hoàng.
"Chúng tôi luôn ý thức sâu sắc về danh dự được đại diện bởi ước nguyện của Nữ hoàng," tuyên bố của Thái tử Charles có đoạn viết. “Đại lễ Bạch kim chưa từng có tiền lệ trong năm nay mang đến cơ hội cho tất cả chúng ta cùng biết ơn sự trị vì của Nữ hoàng, bởi tấm gương của người sẽ tiếp tục soi đường dẫn lối cho chúng ta trong nhiều năm tới".
>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Việt Anh
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm trị vì, Nữ hoàng Anh Elizabeth bày tỏ “mong ước chân thành” rằng Nữ công tước Camilla - vợ Thái tử Charles - sẽ trở thành hoàng hậu.
" alt=""/>Ảnh: Đại lễ Bạch kim kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng AnhBan tổ chức chương trình cho biết, ‘Chìa khóa vàng’ năm 2024 sẽ được bình chọn và trao cho các doanh nghiệp, tổ chức theo 2 hạng mục. Trong đó, hạng mục dành cho sản phẩm, giải pháp, dịch vụ an toàn thông tin gồm 4 nhóm: sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao xuất sắc; sản phẩm an toàn thông tin triển vọng xuất sắc; giải pháp công nghệ thông tin an toàn tiêu biểu cho chuyển đổi số; dịch vụ an toàn thông tin tiêu biểu.
Cũng có 4 nhóm, hạng mục bình chọn dành cho các doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam bao gồm: top doanh nghiệp Việt Nam về chống mã độc và chống tấn công mạng; top doanh nghiệp Việt Nam về kiểm tra và đánh giá an toàn thông tin mạng; top doanh nghiệp Việt Nam về giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; top doanh nghiệp Việt Nam về mật mã, xác thực và chữ ký số.
Theo thể lệ, danh hiệu ‘Top doanh nghiệp’ trong từng hạng mục sẽ trao cho tối đa 5 doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam hàng đầu có nguồn nhân lực, tài chính, năng lực công nghệ và kết quả hoạt động, kinh doanh tốt nhất ở lĩnh vực bình chọn.
Đại diện VNISA cho biết thêm, để triển khai chương trình năm nay, ngày 11/5, Hội đồng bình chọn ‘Chìa khóa vàng’ 2024 với Chủ tịch Hội đồng là ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA, đã họp phiên thứ nhất. Tại phiên họp, các thành viên hội đồng đã thông qua bộ tiêu chí bình chọn các sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp an toàn thông tin và kế hoạch triển khai chương trình.
Tiếp tục được triển khai trên phạm vi toàn quốc, Ban tổ chức chương trình bình chọn ‘Chìa khóa vàng’ năm 2024 nhận hồ sơ của các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký bình chọn từ 17/6 đến ngày 19/7. Dự kiến, lễ công bố và trao danh hiệu ‘Chìa khóa vàng’ năm nay sẽ được VNISA tổ chức vào tháng 10 tại Hà Nội.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng cho rằng, nhiệm vụ mà Đảng giao cho báo chí trong Nghị quyết TƯ 4 vừa là vinh dự và cũng là trách nhiệm nặng nề đối với những người làm báo.
Theo ông, thời gian qua báo chí đã đi đầu trong tham gia, phát hiện các biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tệ nạn xã hội.
"Thực tế cho thấy, nhiều vụ án tham ô, tham nhũng, tiêu cực được các cơ quan chức năng xử lý bắt đầu từ thông tin của báo chí" - ông Thưởng ghi nhận.
Đồng thời, tham gia phản ánh tạo áp lực dư luận cần thiết thúc đẩy các cơ quan chức năng đưa các vụ việc xử lý nhanh, mang lại hiệu quả thiết thực.
![]() |
Tọa đàm Phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống |
Ông cũng ghi nhận sự phối hợp của các cơ quan báo chí với các cơ quan chức năng trong nhiều trường hợp khá nhịp nhàng như: Vụ Trịnh Xuân Thanh từ thông tin của báo Thanh Niên, vụ quán cà phê Xin Chào của báo SGGP…
Ông Hà Quốc Trị, ủy viên UB Kiểm tra TƯ cũng dẫn chứng hàng loạt các vụ việc có sự đóng góp không nhỏ của báo chí. Điển hình là vụ Trịnh Xuân Thanh được phát hiện từ phản ảnh của báo chí. Từ đó, Tổng bí thư chỉ đạo UB vào cuộc phát hiện hàng loạt sai phạm của tập thể cá nhân phải xem xét xử lý các tổ chức đảng và đảng viên.
Không máy móc "7 hồng, 3 tối"
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cũng lưu ý báo chí cân đối giữa xây và chống sao cho hài hòa.
“Chúng ta không máy móc '7 hồng 3 tối' nhưng để 1 tờ báo tổng kết 1 năm đưa 156 tin bài mà chỉ có 3, 4 tin bài tốt thì không phản ánh đúng tình hình của xã hội”, ông Thưởng lưu ý.
Ông yêu cầu các cơ quan báo chí khắc phục nhược điểm này, tuyên truyền hài hòa giữa tốt và xấu, tăng tin bài về cái tốt, nêu điển hình tiêu biểu có sức lan tỏa chứ không phải làm cho có.
Ông cũng lưu ý báo chí đấu tranh chống cái xấu thì thông tin phải chắc chắn, sắc sảo, dũng cảm, kiên định, không bị mua chuộc...
“Đây là trận địa khó khăn nhưng chính điều đó đòi hỏi tinh thần chiến đấu, dũng khí của người làm báo với tư tưởng 'phò chính trừ tà' để làm sao bảo vệ chính nghĩa chứ không phải 'đánh đấm'”, ông Thưởng nhấn mạnh.
Ông cũng nhắc nhở tình trạng một số báo lập ra chỉ chuyên lấy lại tin bài của báo khác, còn phóng viên đến công ty này, công ty kia dùng thông tin tiêu cực để kêu gọi bảo trợ thông tin mà nói trắng ra không khác gì “tống tiền”.
Không chống bây giờ không có ngày mai
Theo Trưởng Ban Tuyên giáo, một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là do nhiều tờ báo trong quá trình tự lo gặp khó khăn cơm áo gạo tiền không giữ nổi mình.
Ông cũng yêu cầu các cơ quan báo chí tăng cường giáo dục đội ngũ người làm báo để khắc phục những hạn chế về suy thoái trong chính nội bộ.
“Ở ngoài người ta dùng nhiều từ về nhà báo nghe buồn lắm các đồng chí ạ. Người ta nói nhà báo bây giờ đâm thuê, chém mướn nhiều lắm. Người ta dùng từ đó nghe đau lòng lắm”, ông Thưởng nói.
Nhà báo Nguyễn Thu Hà, Phó Ban thời sự VTV cũng cho rằng, việc báo chí bị tác động và can thiệp trong quá trình phản ảnh các vụ việc tiêu cực là không hiếm. Vì vậy bà cho rằng các ban biên tập cần có bản lĩnh, bảo vệ chính kiến, không bị chi phối tác động của các nhóm lợi ích.
Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, ngoài việc chuyển tải nội dung chủ yếu của NQ TƯ 4, báo chí phải chuyển tải thế nào để làm cho người dân và cán bộ nhận thức được rằng “không thể không chống suy thoái, tiêu cực, tham nhũng”. Bởi vì “không chống bây giờ thì không có ngày mai” và sẽ không có Nghị quyết TƯ 4 lần sau nữa.
Phó TBT báo Tiền Phong Phùng Sưởng dẫn lại vụ Trịnh Xuân Thanh, dù Tổng bí thư có chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc nhưng khi báo chí liên hệ lấy thông tin gặp không ít khó khăn. Việc né tránh trả lời báo chí không chỉ dẫn đến tình trạng “1 nửa sự thật không phải là sự thật” mà còn khiến báo chí chùn tay, chán nản trong việc theo đuổi đi tới cùng vụ việc. Vì vậy, ông đề nghị, cần có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm của các bộ ngành, chính quyền các cấp trong việc trả lời báo chí, nhất là các vụ việc nóng. |
Thu Hằng
" alt=""/>Báo chí 'phò chính diệt tà' chứ không phải 'đánh đấm'