Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến mắc COPD bao gồm cả các yếu tố thuộc về cơ địa người bệnh và do tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Trong đó, những người hút thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc COPD cao nhất.
Khói thuốc lá, thuốc lào kể cả hút chủ động hay thụ động là nguy cơ hàng đầu gây COPD. Hút thuốc lá làm tăng tốc độ giảm chức năng phổi hằng năm, gây triệu chứng hô hấp, phát sinh COPD. Nghiên cứu của PGS Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự tại Việt Nam đưa ra tỷ lệ COPD trong nhóm hút thuốc cao gấp 3,4 lần nhóm không hút thuốc đối với cả 2 giới.
Các yếu tố nguy cơ khác như người làm việc trong môi trường có nhiều bụi và hóa chất nghề nghiệp với thời gian lâu, cường độ mạnh thì có thể dẫn đến COPD và khi có thêm khói thuốc lá thì tiến triển của bệnh càng nặng hơn.
Bác sĩ Luận lưu ý những người sống ở nơi bị ô nhiễm không khí (kể cả không khí trong và ngoài nhà) cũng có nguy cơ mắc COPD. Trong đó, nồng độ ô nhiễm không khí cao ở thành thị rất có hại cho người bệnh tim và phổi, trong khi ô nhiễm không khí trong nhà như khói từ các chất đốt củi, rơm rạ, than… đặc biệt ở nơi thông gió kém là các nguy cơ cao gây COPD.
COPD là bệnh tiến triển nặng dần, không hồi phục do có những đợt cấp và xuất hiện các biến chứng trầm trọng gây tàn phế và đưa đến tử vong như suy hô hấp mạn tính, suy tim. Đây là bệnh mãn tính, có thể điều trị được nhưng không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Mục tiêu của điều trị là giảm triệu chứng, đặc biệt trong các đợt cấp của bệnh (đỡ khó thở, đỡ ho khạc đờm, đờm về màu trắng, hết sốt…), duy trì thuốc hít, xịt đều đặn để giảm nguy cơ bệnh tiến triển như giảm tần suất các đợt cấp, giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế do bệnh này.
Khi bệnh ở giai đoạn ổn định, ngừng tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, khói bếp rơm, củi, than, khí độc... là khuyến cáo được đưa ra với bệnh nhân. Cai thuốc là biện pháp rất quan trọng ngăn chặn COPD tiến triển nặng lên.
Cùng đó, bệnh nhân nên tiêm phòng vắc xin cúm hằng năm, vắc xin phế cầu mỗi 5 năm 1 lần. Thuốc giãn phế quản được coi là nền tảng trong điều trị COPD.
" alt=""/>Người hút thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc phổi tắc nghẽn mãn tính cao nhấtVietNamNet xin trích đăng lại cách dạy con ở trời Tây của một bà mẹ Việt đáng suy ngẫm.
"Hạ cánh lúc 8 giờ tối. Về đến nhà đã hơn 10 giờ đêm. Chợt nhận được tin nhắn của con gái: “Mẹ ơi, gọi cho con”. Tôi lập tức gọi skype, nhưng con đã để máy ở chế độ im lặng. Một lúc sau, con nhắn lại: “Con vào học rồi, 3 tiếng nữa mẹ nhé”. Tôi liếc đồng hồ, 3 tiếng nữa thì gần 2 giờ sáng ở đây. Bèn nhắn lại: “Em bé này cần phải đi ngủ” (mẹ con tôi hay gọi nhau là em bé).
Sáng hôm sau, tôi canh để gọi nói chuyện bằng được với con, vì biết là phải có chuyện gì đó cần tâm sự, thì con mới nhắn một cách khẩn thiết vậy.
![]() |
Ảnh minh họa |
Câu đầu tiên con nói: “Mẹ ơi, con sợ lắm. Ở đây học khó lắm, con sợ con không học giỏi được mẹ ạ”. Đã trải qua tình huống này vài lần, tôi nói với con bằng giọng vui vẻ, pha chút hài hước: “Ơ, sao con phải học giỏi? Mẹ có bao giờ bắt là con phải học thật giỏi đâu?”.
Con nói tiếp bằng giọng đã bớt đi chút sự căng thẳng: “Nhưng nếu học không giỏi thì sau này khó tìm việc lắm mẹ ạ”. Tôi cười cười nói với con: “Hình như trên thế giới có hơn 200 nước, không tìm được ở nước này, thì tìm nơi khác. Mẹ cũng thích sau này con làm việc ở những nước “khỉ ho cò gáy”, để mẹ có cơ hội đi theo. Nhưng ở trường đó, ai cũng học “như điên” vậy hả con?”. “Mẹ ơi, ai cũng thức đến 1 -2 giờ đêm để học. Có 1 môn con học, mỗi tuần phải đọc một quyển sách dày cộp, rồi viết”.
Tôi bèn bỏ bớt cái giọng đùa cợt, nói với con một cách nhẹ nhàng: “Mẹ chỉ cần con luôn khỏe mạnh, vui vẻ. Sức khỏe là quan trọng nhất với con người. Con cứ bình tĩnh mà làm quen với môi trường mới, và bình tĩnh mà học. Đó là trường Brown cơ mà (Đại học Brown là trường tư thục thuộc hệ thống các trường Ivy League, nằm ở Providence, Rhode Island, và mình không thể nghĩ là vào đó học lại dễ được). Con cứ cố gắng một cách hợp lý, nếu kết quả là trung bình cũng đâu có sao? Còn nếu sau vài tháng hoặc một năm, con thấy quả thật học ở đó là quá sức, thì mẹ con mình lại cùng nhau bàn về việc con tìm trường khác để chuyển”.
Con hỏi hơi ngạc nhiên: “Thế mẹ sẽ không thất vọng về con à?”. Tôi cười: “Mẹ chưa và sẽ không bao giờ thất vọng về con. Con luôn cố gắng hết sức, kết quả thế nào không phải là điều quá quan trọng với mẹ. Nhưng con luôn phải ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, và phải khỏe mạnh”. Rồi tôi chuyển giọng tinh nghịch: “Cuối tuần có party không đấy? Không được ngồi lì trong thư viện hoặc trong phòng để học suốt ngày đâu nhé, phải cafe cà pháo với bạn bè đấy”. Con ngơ ngác hỏi: “Cà pháo là gì hả mẹ?” Thế là tôi phá lên cười, cố giải thích cách nói của giới cafe Việt nam, sau cùng có vẻ con hiểu.
Vậy đấy các bạn ạ. Mỗi khi bước vào môi trường mới, ai chẳng có những giây phút chán chường, thất vọng, cảm thấy mình không thể vượt qua. Nếu không có chỗ dựa về mặt tâm lý, những suy nghĩ tiêu cực có thể lớn dần. Cái các con cần là sự chia sẻ và ủng hộ hết mình của bố mẹ, chứ không phải là những lời khuyên theo kiểu chung chung, hoặc lên gân không cần thiết.
Cũng như bao lần trước, tôi biết con gái sẽ vượt qua mọi khó khăn ban đầu. Nhưng quả thật tôi không bao giờ gây sức ép với những yêu cầu về kết quả học của con. Nếu chỉ một vài lần con tâm sự, thấy bạn không thông cảm được với tâm trạng của con, con cái sẽ im lặng không nói với bạn nữa. Và điều đó nguy hiểm vô cùng.
Con gái ơi, con cứ cố gắng nhé, mẹ luôn ở bên con trong mọi tình huống xảy ra, luôn nâng đỡ và ủng hộ khi con gặp khó khăn. Hãy luôn sống thật với cảm xúc của bản thân, đừng phải lên gân để chứng tỏ mình là người hoàn hảo, đừng phải cố lung linh khi mình chán chường hoặc mệt mỏi, và hãy cứ nói ra cho nhẹ nỗi lòng. Hãy luôn là con, cô gái giản dị, chân thành với bạn bè. Hãy luôn là con, với đôi mắt sáng và nụ cười tươi rói. Hãy luôn là con - cô bé sống có nguyên tắc và hoài bão, cô bé con của mẹ.
Con lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc, hài lòng với bản thân và yêu thích những việc con làm, đó là niềm vui và thành công lớn của cuộc đời mẹ rồi. Mẹ tự hào vì chính bản thân con, chứ không vì những điểm số hoặc thành tích con đạt được".
Bích Hà
" alt=""/>Bố mẹ có nên ép con học giỏiMC Quỳnh Chi chia sẻ hình ảnh sau phẫu thuật
Ung thư tuyến giáp là gì
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở cổ có 2 thùy nối với nhau trông tựa như hình bướm. Tuyến giáp sản xuất hormone điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt và cân nặng.
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi tế bào ở đây phát triển bất thường. Ban đầu, ung thư tuyến giáp thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh phát triển, người mắc có thể đau và sưng cổ.
Có một số loại ung thư tuyến giáp khác nhau như ung thư tuyến giáp thể nhú, thể tủy, thể không biệt hóa. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp có khả năng chữa khỏi khi điều trị.
Tỷ lệ ung thư tuyến giáp dường như đang gia tăng. Một số bác sĩ cho rằng điều này do công nghệ mới cho phép phát hiện những khối u nhỏ mà trước đây khó tìm thấy.
Triệu chứng
Ung thư tuyến giáp thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào ở giai đoạn đầu. Khi ung thư tuyến giáp phát triển, bệnh nhân có các biểu hiện sau:
- Một khối u (nốt sần) có thể sờ thấy trên cổ
- Giọng nói thay đổi (khàn giọng)
- Khó nuốt
- Đau cổ và họng
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
Nguyên nhân
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp. Bệnh xảy ra khi các tế bào trong tuyến giáp trải qua những thay đổi. Các đột biến khiến tế bào phát triển và nhân lên nhanh chóng.
Các tế bào tuyến giáp bất thường tích tụ tạo thành một khối u. Chúng có thể xâm lấn mô lân cận và lây lan đến những bộ phận khác của cơ thể.
Vị trí tuyến giáp ở cổ
Các yếu tố nguy cơ
- Giới tính nữ: Ung thư tuyến giáp xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.
- Tiếp xúc với mức độ bức xạ cao: Các phương pháp điều trị bằng tia phóng xạ lên đầu và cổ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.
- Một số hội chứng di truyền: Ung thư tuyến giáp thể tủy có tính chất gia đình, đa u tuyến nội tiết, hội chứng Cowden và bệnh đa polyp tuyến gia đình. Khoảng 70% bệnh nhân có người nhà từng mắc bệnh.
Khả năng tái phát
Mặc dù được điều trị, ung thư tuyến giáp vẫn có thể quay trở lại, ngay cả khi bạn đã cắt bỏ tuyến giáp. Điều này xảy ra nếu các tế bào ung thư lan ra ngoài tuyến giáp trước khi bị loại bỏ.
Ung thư tuyến giáp có thể tái phát:
- Nổi hạch ở cổ
- Các mảnh mô tuyến giáp nhỏ bị sót lại trong quá trình phẫu thuật
- Các vùng khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi và xương
Ung thư tuyến giáp tái phát có thể điều trị được. Bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm máu định kỳ hoặc quét tuyến giáp để kiểm tra các dấu hiệu tái phát ung thư.
Ngăn ngừa
Các bác sĩ không chắc chắn nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp mắc bệnh. Vì vậy, chỉ có cách phòng ngừa bệnh bằng việc giảm các yếu tố nguy cơ cao.
Người lớn và trẻ em có đột biến gen di truyền làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thể tủy xem xét phẫu thuật tuyến giáp để ngăn ngừa.
Những người tiếp xúc nhiều với bức xạ cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, sử dụng thuốc ngăn chặn ảnh hưởng của bức xạ với sự tư vấn của bác sĩ.
Chẩn đoán và chữa trị
Để phát hiện một người có bị bệnh không, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, thử máu, siêu âm, chọc hút tế bào kim nhỏ và các chẩn đoán hình ảnh khác (nếu cần).
Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, uống Iod phóng xạ, điều trị hormone, xạ trị, dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.
Ở Việt Nam
Trên thế giới, ung thư tuyến giáp đứng thứ 11 trong tổng số các ca ung thư ở cả hai giới với khoảng 567.000 ca mới mắc hàng năm, đứng thứ 5 trong số các loại ung thư ở nữ giới và đứng thứ 15 trong số các loại ung thư ở nam giới (số liệu năm 2018).
Theo thông tin từ Bệnh viện K (Hà Nội), ung thư tuyến giáp chiếm hơn 90% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết. Hiện tại, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới mỗi năm.
An Yên(Theo Mayoclinic)
Nếu cảm thấy khó nuốt khi ăn uống, bạn nên đi kiểm tra tuyến giáp để tránh các biến chứng như đau cơ khớp, giảm ham muốn, vô sinh...
" alt=""/>Căn bệnh ung thư tuyến giáp nữ MC Quỳnh Chi mắc phải phát triển âm thầm