Sau đó, bà M. có triệu chứng lơ mơ, hỏi không trả lời và được cho nhập viện gần nhà, chỉ số đường máu là 1,1 mmol/l (mức an toàn 4,0 - 7,2 mmol/ l). Sau nửa ngày điều trị, bệnh nhân không cải thiện nên chuyển đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Khi nhập viện, đường máu của bệnh nhân là 1,3 mmol/l. Các bác sĩ Khoa Cấp cứu đã truyền glucose tĩnh mạch 30% và 5% theo phác đồ. Trong ngày đầu, đường máu vẫn ở mức thấp, xấp xỉ 2 mmol/l. Sau điều trị tích cực, đường máu đã về mức ổn định, bệnh nhân tỉnh táo, nói chuyện rõ ràng.
Các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương khuyến cáo, người bình thường uống thuốc trị đái tháo đường sẽ gây hạ đường huyết kéo dài. Trường hợp nặng bị biến chứng suy gan, suy thận cấp, thậm chí suy đa cơ quan, tử vong hoặc di chứng về sau. Vì vậy, người bệnh cần kiểm tra kỹ thuốc trước khi sử dụng.
Theo các bác sĩ, loại dị dạng mạch não này gặp nhiều ở nữ hơn nam, hiếm khi gặp ở trẻ em. Bệnh phần lớn không cần điều trị vì nhỏ, không có triệu chứng và không được chẩn đoán.
Nguyên nhân bệnh phình động mạch não chưa rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị phình động mạch não được ghi nhận như: chấn thương, nhiễm trùng, huyết áp cao, hút thuốc, bệnh thận. Một số ít trường hợp phình động mạch não có yếu tố gia đình.
Bỏ thuốc lá để ngừa nguy cơ vỡ túi phình mạch não
Theo PGS Hệ, phình động mạch não nguy hiểm nếu vỡ hoặc chèn ép các tổ chức xung quanh.
Khi bị vỡ phình mạch, máu chảy tràn trong não và người bệnh có nhiều biểu hiện như đau đầu dữ dội (chưa từng đau như vậy), nôn, buồn nôn, liệt, lơ mơ và hôn mê nếu chảy máu nhiều. Khối phình động mạch não lớn dù không vỡ có thể chèn ép gây một số triệu chứng như đau đầu, chèn ép dây thần kinh số III gây sụp mi mắt, chèn ép dây thần kinh số II gây mờ mắt hoặc mù…
PGS Hệ cho biết để chẩn đoán xác định phình động mạch não, bác sỹ sẽ cho người bệnh chụp cắt lớp vi tính sọ não, cắt lớp vi tính mạch, cộng hưởng từ não, cộng hưởng từ mạch, chụp mạch máu não.
"Không phải tất cả người bệnh phình động mạch não cần thiết phải điều trị", vị chuyên gia cho biết. Bác sĩ sẽ điều trị phình mạch não nếu phình động mạch não bị vỡ, khối phình to chèn ép các tổ chức xung quanh, hoặc túi phình động mạch não lớn. Điều trị phình động mạch não có nhiều phương pháp, mổ kẹp túi phình hoặc can thiệp nút mạch.
PGS Đồng Văn Hệ khuyến cáo người bệnh cần thay đổi để có lối sống lành mạnh hơn, không hút thuốc, không uống rượu, không để bị tăng huyết áp, mỡ máu cao, béo phì, không tránh thai bằng thuốc ngừa thai… vì sẽ làm tăng nguy cơ vỡ khối phình mạch.
Người bệnh cũng cần theo dõi định kỳ 6 tháng một lần trong những năm đầu tiên, và khám định kỳ 12 tháng một lần trong những năm tiếp theo. Khi khối phình mạch to lên thì cần phải can thiệp. Nếu sau 10-20 năm, khối phình không phát triển to lên thì bệnh nhân có thể “sống chung” với bệnh một cách hòa bình và lành mạnh. Do đó, khi đã được các bác sĩ giải thích, tư vấn thì người bệnh không nên hoang mang lo lắng, có tinh thần lạc quan để giảm áp lực tâm lý.
Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não do hút thuốc lá. Nguyên nhân được xác định là các chất độc trong khói thuốc lá (nicotine) ban đầu sẽ kích hoạt các chất truyền dẫn thần kinh trung gian gây tỉnh táo, thư giãn nhưng nếu hút thuốc thường xuyên thì các thành mạch máu bị tổn thương.
Đây là mầm mống gây ra chứng xơ vữa thành mạch máu làm nguy cơ tai biến mạch máu não tăng lên gấp đôi. Nguy cơ tai biến mạch máu não càng tăng cao đối với những người từng có tiền sử mắc bệnh về huyết áp hoặc hút thuốc trong thời gian dài.
" alt=""/>Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh phình động mạch nãoCác bệnh nhân nhanh chóng được xử trí đảm bảo tuần hoàn, hô hấp, thở oxy, truyền máu, dùng thuốc đối kháng. Sau 5 ngày điều trị, sức khỏe của bệnh nhân ổn định, các chỉ số xét nghiệm trở lại bình thường, được xuất viện.
"Loại cây cỏ tạo màu tím ngâm gạo nếp để đồ xôi của gia đình không được xác định được nguồn gốc", bác sĩ Đô chia sẻ ngày 8/8.
Ngoài 2 mẹ con nam thanh niên trên, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng tiếp nhận ca bệnh tan máu sau ăn nấm.
Theo bác sĩ Đô, tan máu là sự phá hủy các tế bào hồng cầu do nhiều nguyên nhân gây ra. Các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các mô khắp cơ thể và mang CO2 từ các mô trở lại phổi để thải ra bên ngoài.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tan máu như khiếm khuyết hệ thống miễn dịch, bệnh lý tự miễn, do thuốc, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm, hóa chất. Việc phát hiện sớm, chính xác tan máu giúp điều trị hiệu quả, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra như xuất huyết não, nội tạng nguy hiểm đến tính mạng.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên dùng các loại cây, cỏ không rõ nguồn gốc hay các hóa phụ gia thực phẩm là hóa chất nhân tạo, chỉ nên dùng nguyên liệu tự nhiên từ các loại thực vật đã biết rõ là an toàn như gấc, cà chua, nghệ... để chế biến thực phẩm.
Để phòng ngừa ngộ độc và các bệnh liên quan đến thực phẩm, người dân không ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc, có màu sắc lòe loẹt.