Soi kèo góc Bilbao vs Las Palmas, 0h00 ngày 24/4
Số 10 huyền thoại của Barca, là tâm điểm sau trận thắng 2-1 của PSG trước Lyon, dù không có tác động nào đến kết quả trận đấu. |
Đây là lý do thực sự khiến HLV Pochettino quyết định rút Messi ra |
Lý do là bởi Messi đã tỏ ra tức giận khi HLV Pochettino thay anh ra ở phút 76.
Messi đã có 3 lần ra sân cho PSG, trong đó có 2 trận đá chính từ đầu, sau khi đặt bút ký hợp đồng 2 năm cùng tùy chọn thêm 12 tháng, cách đây hơn 1 tháng.
Tuy nhiên, siêu tiền đạo vẫn chưa thể có bàn thắng đầu tiên cho đội bóng nhà giàu nước Pháp. Đó là lý do anh được báo chí nước này đem ra so với những màn ra mắt ấn tượng khác, như Ronaldo trở lại MU với 4 bàn sau 3 trận, hay Lukaku cho Chelsea cũng nổ súng đều đặn, thậm chí cả Memphis Depay ở Barca,…
Điều khiến PSG sốt vó là tin xấu từ Messi với nguy cơ dính chấn thương đầu gối. Messi cảm thấy khó chịu từ trong hiệp 1 PSG với Lyon và đã nói với HLV Pochettino khi giải lao nhưng anh khẳng định có thể tiếp tục thi đấu.
 |
Vết đau nơi đầu gối xảy ra từ lúc Messi làm nhiệm vụ cho tuyển Argentina hồi đầu tháng sau pha vào bóng thô bạo của cầu thủ Venezuela |
Theo tờ L’Equipe, sau trận đấu với Lyon, Messi đã tập tễnh đến sân tập của PSG, dành cả ngày trong phòng trị liệu. Các bác sĩ CLB sẽ tiến hành kiểm tra để có kết luận chính xác về tình trạng của chân sút 34 tuổi.
Messi được cho gặp vấn đề ở đầu gối trái – cùng vị trí mà số 10 đã bị đau sau pha bóng thô bạo của cầu thủ Venezuela (phải nhận thẻ đỏ), trong lúc làm nhiệm vụ cho tuyển Argentina hồi đầu tháng.
Cùng với đó, tờ L’Equipe cũng có những chê bai Messi, không còn tạo được tác động như lúc chơi cho Barca, đồng thời cho rằng chân sút này sẽ gặp khó khăn ở PSG.
“Với phong độ như thế này, khoảng thời gian thi đấu của Messi ở PSG sẽ phức tạp hơn dự kiến. Messi đang héo hon. Đầu anh ấy ngày càng cúi xuống, những bước chân mệt mỏi và không còn tác động đến trận đấu nữa…”.
L.H

Messi tức giận Pochettino: Những hoài nghi PSG
Trong lần đầu tiên đá chính trên sân Công viên các Hoàng tử, Lionel Messi bị thay ra và tức giận với HLV Pochettino, đặt ra hoài nghi về dự án của PSG.
" alt=""/>PSG choáng váng, Messi dính chấn thương đầu gối
Hơn 1 tuần kể từ ngày việc đánh học sinh của mình bị đưa ra dư luận, cô H. Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (Tân Phú, TP.HCM) rất mệt mỏi.45 ngày bị đình giảng dạy, chính quyền thành phố yêu cầu xử lý nghiêm, lãnh đạo ngành giáo dục nói "cô không phù hợp môi trường sư phạm"…và hơn hết là sự căm phẫn của phụ huynh, học sinh… là cái giá ban đầu cho cô.
Cô H. thừa nhận đã sai và xin chịu mọi hình thức kỷ luật nhưng cũng cho rằng "Sự việc không đến mức như vậy. Sự cắt ghép làm nhanh chậm đã khiến việc cô gây ra trở nên trầm trọng, nhiều người phẫn nộ".
 |
Cô H. đánh học sinh bị camera ghi lại |
'Tôi không chối tội. Tôi đã đánh, mắng học sinh nhưng chỉ xảy ra ở tuần đầu tiên của năm học. Sau 3 tháng hè các em chưa đi vào nền nếp, đến lớp ham chơi, gây mất trật tự. Các em không chú ý nghe và dù tôi đã gọi tên để nhắc nhở nhưng cũng không biết gọi tên mình.
Khi cho học sinh đọc bài, tôi yêu cầu các em phải dò theo bạn để biết chỗ còn đọc tiếp nhưng hơn nửa lớp lơ là, không tập trung. Thậm chí, làm bài tới trang nào, các em cũng không biết. Thường xuyên đi lên đi xuống để quan sát, thấy một số em vẫn không chú ý dò bài nên tôi có vỗ vào vai. Thỉnh thoảng, khi đi ngang tôi có cầm thước kẻ nhựa meka mỏng, dài 20 cm phẩy vào tay để tạo sự chú ý.
Việc học sinh mất trật tự: Đúng là tôi có la và lấy hình ảnh các bé mồ côi không được đi học, phải đi bán vé số ngoài đường để so sánh với hoàn cảnh các em, để các em thấy mình may mắn hơn. Tôi nói với các em rằng, nếu các bạn không chịu học thì uổng công cha mẹ cực khổ và cuối cùng không làm được gì thì phải đi bán vé số.
Có lẽ chưa hiểu rõ những vấn đề cuộc sống, lại không tập trung nghe cô nói nên về nhà các em không đầu không cuối, ráp chuyện nọ xen lẫn chuyện kia làm phụ huynh hiểu lầm.
Ngay cả việc tôi hướng dẫn các em về nhà chuẩn bị bài nhưng nếu dặn miệng mà không ghi vào vở thì các em cũng quên. Có những em không nói với phụ huynh hoặc nói không đầy đủ làm phụ huynh không hiểu hoặc hiểu sai. Trong khi đó, phụ huynh lại không trao đổi với tôi để nghe từ hai phía, để biết tôi dặn gì, học sinh nói vậy có đúng không…
Tôi đã dặn học sinh về nói với ba mẹ mình không dùng zalo nên đừng kết bạn mà hãy liên lạc qua viber; nhưng có em nói với phụ huynh rằng "Cô không cho về nhà méc mẹ là bị đánh vì có méc thì cô cũng không xài zalo mà méc". Dù chỉ là lời kể của trẻ con, nhưng phụ huynh không trao đổi với tôi để hỏi rõ.
Hay trường hợp 1 học sinh ngày nào cũng ngủ gục trên lớp. Khi đánh thức em dậy, tôi nói đùa rằng hôm qua em thức canh trộm hay sao? Cả lớp nghe vậy cùng ồ và ý tôi là vui chứ không phải xúc phạm; nhưng có thể phụ huynh khi nghe lại thấy nghiêm trọng.
Tôi cũng nói với cả lớp là các em về nói với bố mẹ rằng cô dữ thì có dám nói sự thật với ba mẹ lỗi sai của mình là không.
Tôi đã sai khi đánh các em và nếu có yêu cầu công khai xin lỗi phụ huynh thì cũng sẽ làm. Nhưng cũng mong hãy nhìn sự việc ở nhiều chiều. Tôi không nói để biện hộ cho cái sai của mình. Nhưng có giáo viên nào có thể thờ ơ mặc kệ học sinh muốn học sao cũng được, hoặc có giáo viên nào dám nói mình hoàn hảo không bao giờ phết hoặc vỗ vai học sinh?.
Lê Huyền (Ghi theo lời cô H.)

"Cứ lắp camera rồi riết chẳng còn ai dám đứng lớp nữa”
- Mấy ngày hôm nay, câu chuyện chiếc camera giám sát lớp học khiến nhiều đồng nghiệp của tôi cảm thấy rất buồn và tổn thương. Chúng tôi thường nói đùa với nhau rằng: “Cứ lắp camera rồi riết chẳng còn ai dám đứng lớp nữa”.
" alt=""/>Cô giáo đánh học sinh 'có giáo viên nào dám nói mình hoàn hảo'
Trước đó, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 13 quy định tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ GD-ĐT, ban hành đã bỏ đi tiêu chuẩn "yêu cầu sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và công nghệ thông tin trong công việc" .Không chỉ chức danh giám đốc, phó giám đốc mà trưởng phòng, phó phòng giáo dục cũng không yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ theo Thông tư số 10 năm 2019 của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên theo chuẩn hiệu trưởng và giáo viên THPT bắt buộc phải có ngoại ngữ, điều này được cho là bất hợp lý.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho rằng, giám đốc sở giáo dục đào tạo trước hết là một công chức.
Theo ông Minh, tiêu chuẩn của cán bộ công chức được quy định Luật cán bộ, công chức. Đặc biệt, đã được cụ thể hóa trong thông tư 11/2014/TT-BNV qui định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính. Trong đó đã có qui định cụ thể về ngoại ngữ, tin học.
 |
Ảnh minh họa (Nguồn: internet) |
"Bộ trưởng GD-ĐT ký ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BGDĐT ngày 30/8/2019 quy định tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đây là những qui định riêng mang tính đặc thù của ngành giáo dục. Theo đó, những nội dung yêu cầu đối với công chức lãnh đạo cấp sở đã được quy định ở các văn bản khác sẽ không nhắc lại ở Thông tư này"- ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, khung tiêu chuẩn chung đã được quy định bởi Quyết định số 82/2004/QĐ-BNV ngày 17/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn Giám đốc Sở và các chức vụ tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước và các quy định của địa phương về quy chế bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử. Thông tư này chỉ quy định các tiêu chuẩn riêng mà GĐ, PGĐ sở giáo dục và đào tạo cần đáp ứng để lãnh đạo, quản lý ngành GD tại địa phương.
"Như vậy, quy định tiêu chuẩn chung đối với giám đốc, phó giám đốc sở GD-ĐT chỉ còn 1 điều (Điều 3) và tiêu chuẩn chung khác đã được quy định tại Khoản 2 Điều 2: "Cán bộ, công chức, viên chức khi được xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Giám đốc Sở, Phó giám đốc Sở phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định chung của Đảng, Nhà nước, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.
Chẳng hạn, quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học: Quyết định số 82/2004/QĐ-BNV ngày 17/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ về việc ban hành tiêu chuẩn Giám đốc Sở và các chức vụ tương đương thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quy định, trong đó có một trong các tiêu chuẩn cần đạt là: đạt trình độ/bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính.
Trình độ/ngạch chuyên viên chính đã có các tiêu chuẩn cụ thể về ngoại ngữ, tin học, vì vậy, không quy định lại ở thông tư này"- Cục trưởng, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) khẳng định.
Lê Huyền

Không yêu cầu ngoại ngữ với lãnh đạo, sao bắt buộc với giáo viên?
- Không yêu cầu ngoại ngữ với giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng GD-ĐT nhưng bắt buộc với giáo viên, hiệu trưởng liệu có thỏa đáng?
" alt=""/>Giám đốc sở không cần ngoại ngữ vì trước hết là công chức