6. RDI Halcyon
Ra mắt cách đây hơn 2 thập kỷ nhưng chiếc máy chơi game này có giá lên tới 2.500 USD. Quả là một giá quá xa xỉ cho một cỗ máy chơi game thông thường. nếu tính theo giá trị đồng tiền của năm 1985 khi RDI Halcyon ra mắt so với năm 2009 thì giá máy sẽ khoảng 4.954 USD. Chưa nói đến tính năng máy, với giá bán như vậy chắc chắn RDI Halcyon khó có thể trở thành một cỗ máy chơi game phổ cập trên thị trường cho người dùng. Đổi lại cho cái giá “cắt cổ” này là người dùng có thể chơi video game trên các đĩa laser và tính năng nhận diện giọng nói. Khi sử dụng người dùng sẽ “đào tạo” máy bằng các từ “Có” và “Không” trong bộ nhớ. Nhà sản xuất RDI ví Halcyon với bộ não nhân tạo trong bộ phim giả tưởng nổi tiếng năm 2001 mang tên “A Space Odyssey” những các phản ứng của khách hàng không như mong muốn. Chỉ có 2 tựa game “Thayer's Quest” và “Raiders vs. Chargers” ,được tung ra cho hệ thống máy chơi game này trước khi hãng RDI bị phá sản mặc dù trước đó hãng đã cho ra mắt nhiều phiên bản chơi thử các game mới cho máy.
7. Philips CD-i
Chơi điện tử trên đĩa CD-ROM là một ý tưởng thú vị của hãng Philips nên máy chơi điện tử Philips CD-i đã được ra mắt công chúng năm 1991.
Hãng Philips đã sáng tạo ra một chuẩn đĩa CD mới để ghi nội dung chơi game của hãng và đã cấp bằng sáng chế nền tảng này cho các hãng sản xuất khác. Hậu quả là một vài năm sau, có quá nhiều các hãng sản xuất điện tử tiêu dùng sản xuất các máy chơi game CD-i tạo nên sự hỗn loạn giả thật.
Thiết kế cồng kềnh, phần mềm hỗ trợ kém, chất lượng hình ảnh không hấp dẫn và tay cầm điều khiển không thuận tiện đã khiến Philips CD-I không thể tiến xa hơn.
" alt=""/>Những máy video game tệ nhất mọi thời đại (II)Theo phản ánh của một số phụ huynh có con học lớp 12 Trường THPT Phan Văn Trị (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), vào ngày 27/11, các em học sinh lớp 12 bị nhà trường bắt buộc phải mua sim điện thoại của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) với giá 35.000 nghìn đồng mới được thi kiểm tra 15 phút môn Anh văn. Nếu không mua sim các em sẽ bị 0 điểm môn học này.
![]() |
Trường THPT Phan Văn Trị (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) |
Phụ huynh cho biết họ rất hoan nghênh việc thay đổi trong giáo dục, nhưng việc ép học sinh mua sim mới được thi là điều bất hợp lý. Phụ huynh còn cho rằng học sinh đã phản ánh không đồng ý mua sim nhưng vẫn bị phía nhà trường phớt lờ.
Còn học sinh thì nói phải mua sim mới kiểm tra 15 phút môn Anh văn vì phải thực hành trên máy. Điểm kiểm tra này sẽ được cộng trực tiếp vào cột kiểm tra 15 phút.
Trao đổi với VietNamNet, thầy Nguyễn Hoàng Minh – Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Văn Trị - xác nhận học sinh khối 12 của trường có mua sim của Viettel với giá 35.000 nghìn đồng. Tuy nhiên, theo thầy Minh, việc làm này là tuyên truyền chứ không bắt buộc mua.
“Đây là ký kết của Bộ GD-ĐT với Viettel. Theo đó, Viettel sẽ tài trợ trang thiết bị cho trường là cáp quang và phần mềm SMAS (sổ điểm điện tử). Ngược lại phía trường sẽ dùng phần mềm SMAS để tính điểm cho học sinh và thực hiện các báo cáo về Sở GD-ĐT. Trong phần mềm này có tích hợp phần thi trực tuyến môn Anh văn là Study. Trong phần mềm thi trực tuyến này có nhiều trải nghiệm cho học sinh” – ông Minh cho biết.
Cũng theo thầy Minh, trước khi thực hiện, Ban giám hiệu nhà trường đã họp hội đồng và được các thầy cô đã thống nhất thực hiện khối ở 12.
“Trường chỉ tuyên truyền chứ không bắt buộc. Khi mua sim thì hàng tháng các em sẽ nhận được khuyến mãi là 30.000 nghìn tiền gọi nội mạng, hỗ trợ truy cập internet trong 3 tháng đầu. Khi thực hiện cũng có vướng mắc là học sinh nói không có điện thoại. Lúc đó, tôi đã liên hệ với Viettel để mua điện thoại giá rẻ cho các em, và Viettel đồng ý bán điện thoại cho học sinh với giá 100.000 nghìn đồng/chiếc, giảm 50%. Tuy nhiên, chỉ có 1 học sinh đăng ký mua điện thoại. Các em còn lại thì phụ huynh đã mua máy, điều này thể hiện phụ huynh đã đồng ý cho con mình mua sim” – ông Minh giải thích.
Ông Minh nói thêm rằng chương trình này Sở GD-ĐT đã thực hiện từ năm 2015 ở các quận, huyện. Sở khuyến khích các trường cho học sinh đăng ký học. Tại Trường THPT Phan Văn Trị có 317 học sinh mua sim trên tổng số 356 em.
“Nếu nhà trường ép buộc thì tất cả 356 em học sinh của khối 12 đã mua. Trường hợp ép học sinh mua sim, nếu không mua cho 0 điểm, là sai. Việc này trường làm đúng nên học sinh mới không phản ánh. Đây là lần đầu tiên thử nghiệm nên nhà trường cố gắng không để sai sót. Trường làm, học sinh lớp 12 thấy thích thì tự động các em nói với nhau, lúc đó trường mới vận động được khối 10 và 11 mua sim”.
“Kì thi vừa qua diễn ra an toàn, không có trục trặc về mạng. Học sinh tham gia kì thi này nếu đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được điểm cộng vào cột kiểm tra trên lớp. Còn dưới 5 điểm thì không lấy” - ông Minh nói và cũng cho biết nhà trường đang hướng đến thực hiện ở khối 11 vì một số lớp đang học theo đề án ngoại ngữ mới, phải thi trực tuyến.
Ông Minh khẳng định khi thực hiện chương trình này nhà trường không nhận bất cứ quà cáp nào từ phía Viettel.
Đặng Thanh
" alt=""/>Không mua sim điện thoại học sinh bị 0 điểm bài kiểm tra?Lá đơn vị phụ huynh gửi Phòng GD-ĐT huyện Tam Đường (Lai Châu) đề nghị xử lý vụ việc cũng được đăng tải trên mạng xã hội cùng với đoạn clip ghi lại cảnh con trai chị là em Nguyễn Văn H. (học lớp 8A3 Trường THCS thị trấn Tam Đường) bị bạn đánh hội đồng dã man ở ngay trong trường.