Đây là số liệu được đại diện Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT đưa ra tại một sự kiện về An toàn thông tin vừa tổ chức tại Hà Nội.
Theo số liệu thống kê được đại diện Cục ATTT đưa ra tại sự kiện, đến tháng 10/2017, có hơn 8 triệu lượt IP việt Nam (trong đó có tới 1,5 triệu IP khác nhau) nằm trong các mạng botnet.
Ngoài ra, đại diện Cục ATTT cho hay trong tổng số 307.000 IP camera có hơn 100.000 IP camera còn tồn tại những lỗ hổng bảo mật và có thể dễ dàng trở thành 1 trong những botnet trong các cuộc tấn công Ddos.
Một số mạng botnet vẫn rình rập và hoạt động khá mạnh tại Việt Nam trong thời gian qua. Cụ thể, trong báo cáo tóm tắt của Cục ATTT, từ 4 - 10/12 vừa qua, hệ thống kỹ thuật của Cục ATTT đã rà quét và cho thấy hoạt động của mạng botnet Mirai. Mạng botnet này được phát hiện từ tháng 8/2016. Mã độc được thiết kế nhằm vào thiết bị IoT chứa lỗ hổng hoặc bảo mật kém vẫn đang sử dụng các mật khẩu mặc định. Khi mã độc Mirai xâm nhập thành công vào một thiết bị IoT thì thiết bị này tham gia vào mạng botnet Mirai và có thể bị điều khiển để thực hiện các cuộc tấn công mạng, chẳng hạn như tấn công từ chối dịch vụ.
Trước đó hồi tháng 9, Cục ATTT cũng đưa ra những cảnh báo cụ thể là hai mạng botnet Ramnit và mạng botnet Sality (hay còn gọi là Kuku).
" alt=""/>1,5 triệu IP Việt Nam nằm trong các mạng botnetNgày 20/12/2017, Cốc Cốc đã tổ chức Ngày thứ Tư Công nghệ (Cốc Cốc's Hitech-Wednesday), một chương trình đặc biệt được thiết kế dành cho các bạn trẻ đam mê Khoa học máy tính (Computer Science).
Tại sự kiện này, các chuyên gia của Cốc Cốc và các vị khách mời đã chia sẻ quan điểm, dự báo về những xu hướng công nghệ nổi bật của thế giới trong 2-5 năm tới. Các diễn giả đồng thời cũng thảo luận về hướng tiếp cận, học tập và sử dụng các công nghệ mới này.
Trong bài trình bày về Xu hướng công nghệ tương lai và việc ứng dụng ở Việt Nam, ông Victor Lavrenko, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Cốc Cốc chia sẻ nhận định về báo cáo của Gartner, hãng nghiên cứu thị trường nổi tiếng của Mỹ về các xu hướng công nghệ mới. Theo đó 3 xu hướng mới được dự báo sẽ làm thay đổi giới công nghệ thời gian tới là Trí thông minh nhân tạo (AI), Minh bạch hóa (Transparently Immersive Experiences) và Nền tảng số (Digital Platform).
Dẫn báo cáo của Gartner, CEO của Cốc Cốc nhấn mạnh trong một tương lai rất ngắn, thế giới sẽ chứng kiến một giai đoạn có nhiều ứng dụng của trí thông minh nhân tạo nhiều nhất trong lịch sử loài người. Điện thoại, thiết bị điện tử, hệ thống thông tin sẽ trở nên linh hoạt và thông minh hơn bao giờ hết. Công nghệ cũng cho phép việc chia sẻ thông tin mạnh mẽ hơn. Không chỉ hình ảnh, chữ viết mà cả khối lượng, kích thước, tính chất của vật thể cũng có thể được chia sẻ. Việc phát triển các ứng dụng cũng sẽ thuận lợi hơn khi khả năng tính toán, lưu trữ dữ liệu hay khả năng cập nhật máy móc thiết bị không còn là vấn đề lớn. Tất cả sẽ được chuyển lên các đám mây (cloud) và các nhà phát triển chỉ việc phát triển ứng dụng, tất cả hạ tầng đều sẵn có trên cloud.
" alt=""/>CEO Cốc Cốc: “Trí tuệ nhân tạo, minh bạch hóa và nền tảng số sẽ làm thay đổi giới công nghệ”