Với sự gia tăng không ngừng của các dữ liệu nhạy cảm, gần 80% lãnh đạo các doanh nghiệp trên thế giới xếp hạng tấn công mạng là một trong những rủi ro quản lý hàng đầu và nếu phải chịu bất kỳ một cuộc tấn công mạng nhắm vào dữ liệu nào, 69% người đứng đầu đơn vị cảm thấy thiếu tự tin về khả năng phục hồi của doanh nghiệp, theo khảo sát trên trang chủ của Dell Technologies.
Các chuyên gia bảo mật nhận định ngoài mối lo rò rỉ dữ liệu nhạy cảm, có một thực tế rằng ngày càng nhiều cuộc tấn công mạng được thiết kế nhằm hủy hoại những dữ liệu quan trọng hoặc mã hóa để tống tiền. Những chiến dịch này có khả năng vượt qua lớp bảo mật truyền thống, cho phép kẻ tấn công ẩn mình trong hệ thống mạng của nạn nhân nhiều tháng, thậm chí hàng năm mà không bị phát hiện.
Tin tặc nhận ra chúng dễ đạt được mục tiêu tống tiền hay tiêu hủy dữ liệu nếu nạn nhân không còn bản sao lưu dữ liệu khả dụng. Điều này khiến các bản sao lưu hệ thống, dữ liệu thành mục tiêu hàng đầu để tấn công. Đáng tiếc là sao lưu thường được thiết kế dễ tiếp cận và kém bảo mật, do đó dữ liệu và hệ thống ứng dụng sao lưu được tin tặc “ưu ái” nhắm tới.
Các chuyên gia an ninh mạng từ Dell Technologies cho hay vẫn có những giải pháp giúp doanh nghiệp, tổ chức yên tâm với dữ liệu của họ trước các cuộc tấn công, cũng như tự tin vào khả năng phục hồi với chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc phải chi trả cho tin tặc để chuộc lại dữ liệu hay tái xây dựng hệ thống.
Giải pháp PowerProtect Cyber Recovery (PPCR) của Dell Technologies là một điểm sáng trong bối cảnh an ninh mạng đang là vấn đề nóng như hiện nay. PPCR ra đời với nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ, biệt lập các dữ liệu quan trọng khỏi nguy cơ nhiễm mã độc tống tiền hay nguy cơ từ các cuộc tấn công mạng tinh vi. Hệ thống máy học sẽ xác định hành vi đáng ngờ trên hệ thống để cảnh báo và tiến hành ngăn chặn, đồng thời cho phép doanh nghiệp chủ động phục hồi dữ liệu để tiếp tục hoạt động bình thường, tránh gián đoạn và giảm thiểu tối đa thiệt hại kinh tế, uy tín.
![]() |
Cụ thể, quy trình bảo vệ, dự phòng của PPCR gồm 5 hành vi chính: tiến hành đồng bộ và khu biệt dữ liệu tại các “két an toàn”, sử dụng các lớp bảo mật và kiểm soát để đảm bảo sự an toàn của dữ liệu, tránh những mối đe dọa từ bên ngoài cũng như bên trong. Suốt quá trình bảo vệ, hệ thống sẽ tự sao chép dữ liệu dự phòng theo chu kỳ được cài đặt nhằm đảm bảo cơ hội phục hồi nếu xảy ra rủi ro. Ngoài ra, dữ liệu sẽ được khóa để ngăn các hành vi xóa có chủ đích hay vô tình thao tác.
Tiếp đó, tính năng CyberSense thực thi lập chỉ mục nội dung đầy đủ của các dữ liệu được bảo vệ tại két, tiến hành cảnh báo khi phát hiện khả năng hư hỏng tiềm ẩn. Đáng chú ý hơn cả, hệ thống máy học sẽ giúp đảm bảo khả năng phục hồi của các dữ liệu đó trong trường hợp rủi ro xảy ra.
Nhờ quy trình đa lớp của PowerProtect Cyber Recover, doanh nghiệp có thể tự tin về khả năng phục hồi dữ liệu cũng như đảm bảo hoạt động dù trở thành mục tiêu của tin tặc. Hiệu quả của giải pháp được thể hiện không chỉ qua các số liệu mà còn qua niềm tin của đối tác khi thống kê mới đây cho thấy Dell Technologies đang bảo vệ hơn 2,7 tỉ GB dữ liệu quan trọng từ khách hàng.
Bên cạnh đó, giải pháp bảo vệ dữ liệu cho đa đám mây (multi-cloud) giúp giải quyết hàng loạt thách thức mà doanh nghiệp gặp phải. Các giải pháp được cung cấp toàn diện trên mọi môi trường từ đám mây, hệ thống lõi tới các thiết bị ngoại vi. Dell Technologies cũng đơn giản hóa quản lý với một hệ thống tập trung, đồng nhất, góp phần giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí triển khai.
Tại Việt Nam, các giải pháp bảo vệ dữ liệu trên môi trường điện toán đám mây của Dell Technologies được tư vấn và cung cấp bởi NT&T Co., Ltd (http://nttsolution.com/).
G.Minh
" alt=""/>Doanh nghiệp tiết kiệm triệu USD từ giải pháp Cyber Recovery của Dell TechnologiesStarlink được ra mắt tại ba trung tâm y tế Indonesia vào ngày 19/5, bao gồm hai ở Bali và một ở hòn đảo xa xôi Aru ở Maluku. Theo video được chiếu tại lễ khai trương, Internet tốc độ cao cho phép nhập dữ liệu đầu vào thời gian thực để giải quyết tốt hơn các thách thức y tế như thấp còi, suy dinh dưỡng.
Khi được hỏi về kế hoạch đầu tư vào ngành công nghiệp xe điện của Indonesia, Musk cho biết ông tập trung vào Starlink và mang kết nối đến cho các hòn đảo trước tiên.
Nhiều năm qua, chính phủ Indonesia cố gắng thu hút hãng xe điện Tesla của Musk để xây dựng các nhà máy sản xuất liên quan đến xe điện. Indonesia muốn phát triển lĩnh vực xe điện tận dụng nguồn tài nguyên niken phong phú.
Musk dự kiến gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo vào ngày 20/5. Tỷ phú cũng sẽ phát biểu tại Diễn đàn Nước Thế giới diễn ra trên hòn đảo.
Theo Bộ trưởng Truyền thông Budi Arie Setiadi, người cũng tham dự buổi ra mắt tại Bali, chính phủ sẽ ưu tiên tập trung dịch vụ Starlink cho các khu vực xa trung tâm, kém phát triển.
Trước buổi phóng, Starlink đã nhận được giấy phép hoạt động như một nhà cung cấp dịch vụ Internet cho khách hàng nhỏ lẻ và được cấp phép cung cấp mạng, sau khi nhận được giấy phép thiết bị đầu cuối cỡ nhỏ (VSAT). Starlink của Musk sở hữu khoảng 60% trong số khoảng 7.500 vệ tinh quay quanh trái đất, dẫn đầu lĩnh vực Internet vệ tinh.
Indonesia là quốc gia thứ ba ở Đông Nam Á mà Starlink hoạt động. Malaysia cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Internet cho SpaceX vào năm ngoái và một công ty có trụ sở tại Philippines đã ký thỏa thuận với SpaceX vào năm 2022.
Starlink cũng được sử dụng rộng rãi ở Ukraine bởi quân đội, bệnh viện, doanh nghiệp và các tổ chức viện trợ.
(Theo Reuters)
" alt=""/>Elon Musk phóng vệ tinh Starlink tại Indonesia