Người nhà bệnh nhân S. cho biết, bệnh nhân bắt đầu liệu trình uống nước ion kiềm từ ngày 28/8 đến 17/9 tại nhà của một thầy lang.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chỉ còn da bọc xương (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Thầy lang khuyên uống 10 lít nước ion kiềm pha muối mỗi ngày và không ăn uống gì thêm để "thanh lọc cơ thể". Trong quá trình điều trị tại nhà thầy lang, ông ở cùng 40-50 người khác và tất cả đều áp dụng cùng một phương pháp.
Mỗi ngày một bệnh nhân uống nước chia thành các ca lớn với tổng lượng lên đến 10 lít, không ăn bất cứ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, sau 18 ngày, người nhà lên thăm phát hiện bệnh nhân suy kiệt nghiêm trọng, sụt gần 10kg và quyết định đưa về nhà chăm sóc.
Vào ngày 20/9, bệnh nhân bắt đầu sốt cao 39,8 độ, kèm ho, đờm nhiều và mệt mỏi. Mặc dù đã được điều trị tại 2 cơ sở y tế nhưng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không cải thiện sau 5 ngày điều trị.
Ngày 25/9, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy kiệt nghiêm trọng, viêm phổi trên nền bệnh viêm phế quản mãn tính.
Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được tiếp nhận trong trạng thái suy kiệt với chỉ số dinh dưỡng rất thấp. Xét nghiệm cho thấy mức protein trong máu xuống thấp. Bệnh nhân bị teo cơ và mất lớp mỡ dưới da, sức cơ yếu đi đáng kể.
Ngoài ra, chỉ số men gan của bệnh nhân đã tăng gần 5 lần so với bình thường. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue, viêm phổi và suy kiệt trên nền viêm phế quản mãn tính.
Hiện tại, bệnh nhân được chỉ định đặt sonde nuôi dưỡng vì khả năng nhai nuốt kém và nguy cơ cao mắc hội chứng hít sặc khi ăn uống.
ThS.BS Hoàng Thị Thơm, khoa Dinh dưỡng chia sẻ: "Bệnh nhân hiện đối mặt với nhiều nguy cơ nghiêm trọng, trong đó có khả năng mắc hội chứng nuôi ăn lại. Đây là tình trạng mà cơ thể có phản ứng bất thường khi nhận lại dinh dưỡng sau một thời gian dài nhịn ăn, dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.
Vì vậy, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ và có một kế hoạch can thiệp dinh dưỡng tỉ mỉ nhằm phục hồi thể trạng".
Bác sĩ Võ Đức Linh, khoa Hồi sức tích cực cho biết: "Việc uống nước ion kiềm chưa có cơ sở khoa học và không giúp thay thế thuốc chữa bệnh. Việc uống nước kiềm số lượng lớn trong một thời gian dài có thể gây thay đổi mức pH bình thường của cơ thể, gây nên kiềm chuyển hóa có thể dẫn tới các biểu hiện buồn nôn, nôn, co giật cơ, run tay chân…
Khi kết hợp uống nước kiềm với nhịn ăn đã khiến cơ thể bệnh nhân rơi vào tình trạng suy kiệt trầm trọng".
Theo bác sĩ Linh, chính vấn đề suy kiệt kết hợp với nhiễm trùng làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng nề hơn gây khó khăn trong quá trình điều trị và phục hồi cho bệnh nhân.
"Bệnh nhân may mắn khi được đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu tiếp tục uống nước ion kiềm mà không ăn thêm trong liệu trình kéo dài 26 ngày như đã được chỉ dẫn, không ai có thể đảm bảo bệnh nhân sẽ sống sót", bác sĩ Linh nói.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi có bệnh, người dân không nên nghe theo các phương pháp điều trị thiếu cơ sở khoa học mà phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
" alt=""/>18 ngày nhịn ăn chỉ uống nước kiềm, người đàn ông suýt tử vongRau sống là thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt (Ảnh minh họa: N.Phương).
Việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh vì không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần.
Ngoài ra, trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước rửa rau quả, máy sục được quảng cáo có thể loại bỏ nhanh được các hóa chất độc hại trên bề mặt. Thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu…
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), đây chỉ là các chất hoạt động bề mặt để lôi kéo toàn bộ các chất bẩn bám trên bề mặt rau, củ, quả như bụi bẩn, vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu…
Tuy nhiên, đối với các chất độc như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích… đã bám sâu vào rau quả thì không một loại chất rửa rau quả nào có thể tẩy sạch.
Nếu nước rửa rau quả sử dụng các chất như nước khử ion… thì chỉ có tính chất sát trùng, sát khuẩn, chứ không có khả năng tẩy rửa. Còn nếu sử dụng các chất hóa học để tẩy rửa thì sẽ gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe.
Rửa rau thế nào cho sạch?
Để đảm bảo rau sạch, bạn cần nhặt lấy phần ăn được rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch rồi vớt rau vẩy ráo trước khi ăn. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng khuyên đối với rau củ quả, con đường duy nhất làm sạch là rửa.
Đầu tiên loại bỏ các loại rau dập nát. Với rau bị dập nát nếu còn hóa chất bảo vệ thực vật chúng sẽ ngấm vào các tế bào bị dập nát nhanh hơn rất nhiều so với tế bào nguyên vẹn.
Vì thế, bạn cần cắt bỏ phần dập nát, cắt gốc, cắt rễ sau đó ngâm vào trong nước lạnh một khoảng thời gian nhất định (khoảng 5-10 phút). Nếu còn hóa chất bảo vệ thực vật thì chúng sẽ được tan dần ra.
Sau đó, thay nhiều lần nước, nguyên tắc là phải rửa nhiều nước, rửa lâu, rửa bằng tay, lưu ý những khe cuống lá… để tách chất bẩn (không chỉ đất cát mà còn cả thuốc bảo vệ thuốc trừ sâu nếu có). Rửa vài ba nước, tránh rửa sơ sơ, ào ào nghĩ là sạch. Cuối cùng chúng ta nên rửa dưới vòi nước chảy.
Trong quá trình rửa cần cố gắng tránh làm cho rau bị dập nát tiếp.
Chuyên gia cũng lưu ý, các loại rau dạng củ (củ cải, su hào, cà rốt, khoai tây) bao giờ cũng sạch hơn rau có lá. Trong các loại rau dạng lá, rau trồng ở trên cạn thường sạch hơn rau ở dưới nước (rau cần, rau cải xoong…).