"Tôi đến đây không phải vì việc của tôi, mà việc của con gái tôi. Cháu sinh năm 1996, đã tốt nghiệp đại học, đi làm cho một Văn phòng đại diện nước ngoài, đã có thai với bạn trai, nhưng tôi rất đắn đo, nếu nó đòi cưới, có nên chấp nhận không?"- bà bắt đầu câu chuyện như vậy.
Tôi động viên bà cứ chia sẻ, càng chi tiết càng tốt, để cả hai bên cùng sáng vấn đề, rồi sau đó cùng nhau bàn bạc, ra quyết định cuối cùng. Bà nhất trí rồi tiếp tục câu chuyện.
"Tôi có 2 cô con gái, gia đình tôi ở tỉnh lẻ, nhưng từ nhỏ chúng tôi được cha mẹ truyền cho cái nghề “buôn đồ xưa”, nên kinh tế rất ổn định. Cách đây 5 năm, mình tôi dắt hai con lên Hà Nội tìm thuê nhà để buôn bán mặt hàng này, còn chồng tôi vẫn ở lại quê, duy trì nghề truyền thống.
Rất may, cả hai nơi đều làm ăn được. Cháu gái đầu của tôi đã tốt nghiệp đại học, giỏi ngoại ngữ, cũng trải qua vài mối tình sinh viên chợt đến rồi chợt đi. Gần đây nhất, cháu lại có tình cảm với một chàng trai hơn mình 2 tuổi, hình thức khá, gia đình cũng ở tỉnh lẻ nhưng còn nhiều khó khăn.
Vừa quen nhau chưa lâu, cậu ấy đưa con gái tôi về quê cậu ấy ra mắt. Ngay lập tức, gia đình cậu ấy đòi đến thăm gia đình tôi ở hai nơi, ở quê cũng như ở Hà Nội. Tôi nhận thấy con gái tôi rất yêu và chiều chuộng cậu ấy, nhưng cậu ấy thì lạnh lùng, cục cằn. Tôi có nhắc con gái, nhưng cháu bảo tính anh ấy thế, không sao".
![]() |
Trong một lần tình cờ, con gái tôi đọc được tin nhắn trên điện thoại của người yêu. Nó sững người khi trước mắt là những dòng tin qua lại của gia đình cậu ấy, đặc biệt người chị gái, một cô gái 30 tuổi, đang sống không hôn thú với người đàn ông Hàn Quốc (đã có vợ) và đang làm việc tại Việt Nam. Con gái tôi chụp màn hình những tin nhắn đó và chia sẻ tâm sự với tôi.
Hàng chục tin nhắn, nhưng tôi chỉ nhớ nội dung một số tin. Đại loại là: “Nhà nó có hai con gái, lại giàu có thế, cậu phải khéo léo thì mình đỡ vất vả. Với nó (con gái tôi), cậu phải lạnh lùng. Mình đẹp trai, mình có quyền. Việc cưới xin, nhà cửa, nhà nó phải có trách nhiệm lo hết”.
Bà mẹ cậu ấy thì nhắn cho con trai rằng: “Mẹ thấy nhà nó giàu, nhưng bố mẹ nó không dễ đâu. Con phải làm cho con gái họ thích mình, bị phụ thuộc vào mình, chính nó sẽ phải gây sức ép với bố mẹ nó thì mình mới có thể có được cái này, cái khác, chứ chỉ lấy vợ thì con lấy đâu chẳng được”.
Quả thực, hai mẹ con tôi quá sốc, nhưng con gái tôi thì đã rất nặng tình, nó buồn, nhưng chỉ im lặng, không dám thể hiện, chỉ sợ cậu kia biết, sẽ bỏ nó.
Tháng trước, con gái báo với tôi là cháu có thai. Tôi gọi hai đứa lại nói chuyện. Cậu bạn cháu bảo sẽ báo gia đình lo đám cưới. Đồng thời cậu ấy cũng xin phép tôi dọn về ở chung với mấy mẹ con tôi để tiện chăm sóc người yêu và đứa con. Tôi đồng ý, thu dọn bớt hàng hóa, dành cho hai đứa một tầng nhà. Nhưng đợi mãi, không thấy gia đình cậu ấy có ý kiến, bản thân cậu ấy với bản tính cục cằn, thô lỗ khi ở chung lại càng thể hiện rõ, luôn gây sự, xích mích với con gái tôi hàng ngày, khiến cháu khóc lóc, bỏ ăn. Có hôm, cậu ấy bỏ đi ngủ ở ngoài, con gái tôi gọi điện cậu ấy không nghe máy.
Những tưởng, con gái tôi sẽ hưởng cuộc sống hạnh phúc khi công ăn việc làm đầy đủ, cha mẹ kinh tế không đến nỗi khó khăn, lại có người chồng tương lai sáng sủa rồi lại sắp được chào đón đứa con chào đời, ấy vậy mà ở cùng với con, tôi thấy con tôi khổ quá.
Tôi hỏi con gái về lý do các cháu cãi nhau, con gái tâm sự rằng cậu kia chưa muốn cưới vì chưa có nhà, chưa có ô tô, kể cả chưa có tiền cưới. Cậu ấy bảo hai đứa có ở đây với mẹ thì cũng chỉ là “ở nhờ”. Cậu ấy xui con gái tôi bảo bố mẹ bán cái nhà và cửa hàng ở quê, ra Hà Nội kinh doanh, số tiền có được, chia đều cho hai con gái, để chúng mua xe, mua nhà sống riêng. Còn nếu không, sẽ không cưới xin gì nữa. Cậu ấy sẽ dọn ra ngoài ở, con gái tôi cứ sinh con, cứ ở với mẹ, mẹ chăm sóc, thỉnh thoảng cậu ấy qua chơi.
Tôi chủ động liên hệ với bố mẹ cậu “con rể hờ”, họ nói đã biết các cháu sắp có con, nhưng cũng chẳng biết giúp gì cho các cháu. Đi xem bói thì thầy nói cuối năm mới cưới được, mà thời gian đó chắc con gái tôi sinh con rồi. Qua cách nói chuyện thì tôi thấy họ không thiết tha chuyện cưới xin gì.
Kể đến đây, người phụ nữ bỗng thở dài rồi tiếp: “Với kinh tế khá giả hiện nay, việc tổ chức một đám cưới hay lấy được chồng không quá khó, nhưng để có một gia đình hạnh phúc, cần người chồng, người đàn ông yêu thương vợ con, có tinh thần trách nhiệm, có ý chí vươn lên, có lòng tự trọng, tự tin trong cuộc sống… Đấy là điều tôi suy nghĩ, đắn đo. Đành rằng, con tôi khát khao có một đám cưới, để sinh con ra có cha có mẹ, nhưng không vì thế mà tôi nhắm mắt thực hiện những điều chàng rể tương lai ngã giá”.
“Tôi cứ nghĩ, thà con tôi làm mẹ đơn thân rồi sau này gặp người tử tế vẫn chưa muộn. Chứ nhìn vào chàng rể hám của hiện nay, tôi biết sẽ có một tương lai mịt mù cho con mình”…
Vâng, người phụ nữ từng trải đã có thể tự đưa ra quyết định. Quan trọng là con gái bà có chấp nhận quyết định đó không?./.
40 tuổi, vợ chồng tôi mới có căn nhà của riêng mình. Nhưng niềm vui tới chưa được bao lâu thì tôi lại đứng trước một quyết định khó khăn.
" alt=""/>Làm mẹ đơn thân hay cung phụng một người tham vật chấtThật tình, lúc đầu, tôi không có ý định bỏ vợ để đến với Kim. Thế nhưng, Kim đã chủ động nhắn tin, gửi ảnh và cả clip nóng cho vợ tôi.
Cả nhà tôi biết chuyện đều bàng hoàng. Vợ tôi suy nghĩ đến trầm cảm. Nhiều lần, cô ấy đòi tự tử. Tôi đã xin lỗi, thậm chí quỳ xuống chân vợ để cầu mong được tha thứ.
Vợ tôi - ngoài việc chưa thể sinh nở, cô ấy hơn Kim về mọi mặt. Tôi cũng không thể chê trách cô ấy điều gì suốt 8 năm hôn nhân.
Tuy nhiên, khi Kim báo có thai thì tôi không thể quay lưng với Kim được nữa. Tôi đồng ý làm theo lời vợ là ra tòa ly hôn để sau đó có thể cưới Kim.
![]() |
Việc tôi chia tay vợ để đến với Kim khiến họ hàng, bạn bè và cả đồng nghiệp bàn ra tán vào. Thêm vào đó, vợ cũ của tôi vì quá đau lòng nên bệnh trầm cảm ngày càng nặng, phải nhập viện tâm thần để điều trị.
Tôi không muốn gây thêm cú sốc cho cô ấy và muốn mọi việc lắng xuống nên chỉ đưa Kim đi đăng ký kết hôn. Hẹn Kim khi nào sinh con xong, chúng tôi mới làm đám cưới.
Nay tôi và Kim đã sống với nhau được 2 năm. Con trai tôi đã hơn 1 tuổi. Kim muốn tổ chức tiệc cưới vì nếu không cô ấy rất thiệt thòi.
Tôi thấy Kim nói cũng đúng. Vả lại, 2 năm trôi qua, vợ cũ của tôi đã điều trị bệnh ổn định. Cô ấy còn chuyển công tác vào miền Nam. Gia đình tôi cũng đã chấp nhận Kim và rất thương con trai tôi.
Tôi bàn với Kim sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6 tới.
Kim có vẻ rất vui. Tuy nhiên, ngay hôm sau, cô ấy lại điện thoại cho vợ cũ của tôi để thông báo và hẹn vợ cũ của tôi phải về ăn cưới chúng tôi.
Sau cuộc điện thoại ấy, vợ cũ của tôi lại khóc nên người nhà cô ấy gọi điện cho tôi trách mắng rất nhiều.
Tôi rất tức giận với hành động của Kim. Tối hôm đó, sau khi uống rượu, tôi đã tát Kim 1 cái khiến cô ấy lu loa om sòm. Hàng xóm tưởng nhà tôi có chuyện lớn còn chạy đến khiến tôi càng xấu hổ. Tôi quyết định ra khỏi nhà lúc nửa đêm và đến ở nhà bố mẹ đẻ mấy ngày.
Thấy tôi không về, Kim đến xin lỗi, hứa sẽ không lặp lại sai lầm đó. Tuy nhiên, những ngày bỏ đi, tôi đã suy ngẫm lại mọi chuyện. Tự nhiên, tôi thấy sợ Kim. Và càng sợ, tôi càng ân hận về những việc tôi đã làm với vợ cũ.
Những suy nghĩ đó khiến đầu óc tôi quay cuồng. Tôi chán nản tới mức không biết phải làm gì để thoát khỏi những day dứt trong lòng. Bây giờ, tôi phải làm sao?
Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Tận tay bắt gặp chồng mình lên giường với người khác, em mất lòng tin quá.
" alt=""/>Vợ hiếm muộn, tôi ngoại tình với cô chủ tiệm tócBằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ trong hành vi của chính mình, bạn có thể tạo ra những tác động tích cực đối với trải nghiệm tại nơi làm việc. Sau đây là 7 hành động nhỏ bạn có thể thực hiện để hòa nhập hơn với đồng nghiệp và giúp thúc đẩy một môi trường làm việc thoải mái, an toàn cho mọi người.