Về thành phần phân bổ đại biểu Quốc Hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số (Khoảng 2, Điều 8).
Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.
![]() |
Cùng với đó, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong đó bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; số người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương.
Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá ba đại biểu. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá năm đại biểu.Thời gian công bố danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử Luật bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân tăng hơn 10 ngày được công bố chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử ( so với luật bầu cử đại biểu Quốc Hội 1997 sửa đổi bổ sung 2001 sửa đổi bổ sung 2010 là bảy mươi ngày trước ngày bầu cử.).
Về danh sách cử tri.Luật bầu cử đại biểu quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2016 mở rộng đối tượng được tham gia bầu cử. Theo quy định tại điều 29 Luật này thì mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
Những người bị tam giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Về tuyên truyền, vận động bầu cử.
Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân quy định Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. Hai hình thức vận động bầu cử là Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật này; Thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật này. Luật quy định rõ hơn về hội nghị tiếp xúc cử tri và vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
Về Tổng kết bầu cử.
Chương VIII từ Điều 73 đến Điều 88 quy định về kết quả bầu cử, gồm 4 mục: việc kiểm phiếu; kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử; bầu cử thêm, bầu cử lại; và tổng kết cuộc bầu cử.
Theo quy định tại Điều 78 Luật này, nguyên tắc xác định người trúng cử như sau:
1. Kết quả bầu cử được tính, trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi đã có quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 80 của Luật này.
2. Người trúng cử phải là người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ.
3. Trường hợp số người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ nhiều hơn số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu bầu cao hơn.
4. Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội được lập thành năm bản, có chữ ký của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Biên bản được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và trình Quốc hội khóa mới. Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được lập thành sáu bản, có chữ ký của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử. Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã được gửi đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cấp trên trực tiếp. Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Về công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử
Ủy ban bầu cử căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình chậm nhất là 10 ngày sau ngày bầu cử. Trước đây, Luật bầu cử hội đồng nhân dân công bố kết quả chậm nhất 5 ngày, 7 ngày và 10 ngày, 15 ngày. Theo luật sửa đổi, Hội đồng bầu cử quốc gia căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày sau ngày bầu cử.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021 được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước, là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Bầu cử là quyền và cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân, nhằm lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An.
Israel tấn công các mục tiêu Hamas ở Gaza. Video: IDF
Các đường hầm này là mục tiêu quan trọng đối với Israel khi nước này mở rộng chiến dịch trên bộ ở trong Gaza nhằm tiêu diệt Hamas để trả đũa cuộc tấn công bất ngờ ngày 7/10.
Hãng Reuters dẫn thông báo của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) viết: "Trong 24h qua, lực lượng chiến đấu của IDF đã tấn công xấp xỉ 300 mục tiêu của Hamas, gồm cả các bệ phóng tên lửa chống tăng và rocket được phóng từ dưới hầm, cũng như các khu quân sự bên trong các đường hầm dưới lòng đất. Các binh sĩ đã tiêu diệt chiến binh Hamas và không quân đã tấn công vào các mục tiêu của nhóm quân Palestine theo thời gian thực".
Video bộ binh Israel hành quân ở Gaza. Video: IDF
IDF cho biết thêm, chiến binh Hamas đã đáp trả bằng tên lửa chống tăng và súng máy.
Các nhân chứng nói, lực lượng Israel tấn công con đường chính bắc-nam của Gaza và Gaza City từ hai hướng. Một nhà báo ở Gaza, anh Yusuf al Saifi cho hay, Dải Gaza đang bị chia làm đôi. Phía nam và phía bắc Dải Gaza được nối với nhau bằng hai con đường, một là đường chính và một là đường ven biển nhỏ hơn. Tuy nhiên, cả hai con đường này đều không còn an toàn để có thể di chuyển.
Theo nhận định của Sky News, khi triển khai chiến dịch trên bộ, ý định cắt Dải Gaza làm đôi của quân đội Israel đã trở nên rõ ràng. Israel muốn tập trung vào thành trì ở phía bắc của Hamas, trước hết là phá hủy mạng lưới đường hầm và sau đó là chính tổ chức này. Thủ tướng Israel cũng nói rõ sẽ không có lệnh ngừng bắn và nước này sẽ tiếp tục kế hoạch tiêu diệt Hamas.
Trong bản tin cập nhật sáng nay, IDF cho biết đã tiêu diệt Naseem Abu Ajina, chỉ huy tiểu đoàn Beit Lahia thuộc sư đoàn phía bắc của Hamas. Chỉ huy này là người tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào Erez và Netiv Ha'asra của Israel trong vụ việc ngày 7/10.