
Dưới đây là 5 cách đơn giản để bạn tiết kiệm tiền mỗi ngày. Kiên trì thực hiện, đến cuối năm bạn sẽ có một khoản 10.000 đô la Mỹ (khoảng 222 triệu đồng).Một khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ chỉ ra rằng 47% người Mỹ không đủ tài chính để chi trả thêm 400 đô tiền năng lượng cho mùa mưa. Điều đó thật sự không ổn. Cần phải giữ quỹ tài chính dành cho năng lượng ổn định để có thể chi trả cho các hóa đơn năng lượng từ 3 đến 6 tháng mùa mưa.
Chuyên gia tài chính cá nhân Dave Ramsey, là tác giả ăn khách, đồng thời là người dẫn chương trình phát thanh với hơn 8 triệu người nghe, đưa ra 5 cách tiết kiệm để có 10.000 đô chỉ trong 1 năm.
Chớp thời cơ: có 500 đô/năm
Đây là cách tự “rút ruột” chiếc ví của chúng ta. Bất cứ khi nào bà Angela O. có tờ 1 đô hoặc 5 đô la thối lại từ các hóa đơn chi tiêu, bà sẽ đút lợn. “Khi tôi tiêu tiền, tôi cũng tiết kiệm tiền”, Angela chia sẻ.
Chelsea T. cũng đồng quan điểm với cách này: “Tự nhiên có thêm một khoản tiền nào đó như bạn cũ trả nợ hay bán đồ cũ trong nhà, hãy cho khoản đó vào tiết kiệm”.
Với cách làm như này, bạn sẽ có 10 đô một tuần và dễ dàng có 520 đô một năm.
 |
Tiết kiệm từ những đồng bạc lẻ, bạn sẽ có khoản lớn. |
Săn bảo hiểm giảm giá: 1.000 đô/năm
Cách tiết kiệm này hơi mất thời gian công sức một chút: bạn hãy hỏi đại lý bảo hiểm độc lập về các cách chính sách bảo hiểm của bạn.
Mua bảo hiểm ở đại lý độc lập sẽ tiết kiệm hơn vì họ không giới hạn nhà cung cấp. Với quyền truy cập vào toàn bộ mạng lưới công ty bảo hiểm, bạn có thể tìm được nhà cung cấp với giá tốt nhất.
Nếu bạn nghĩ rằng mức chênh lệch giữa các nhà cung cấp không đáng là bao thì bạn nên nghĩ lại. Ryan H. đã thử mua bảo hiểm ở một đại lý độc lập và anh đã tiết kiệm được 1 khoản 86 đô mỗi tháng. “Mua cho cả gia đình, tôi tiết kiệm 1.000 đô mỗi năm”, Ryan nói.
Trao đổi đồ: 1.500 đô/năm
Hồi nhỏ bạn đã bao giờ đổi một món đồ chơi lấy một cái bánh? Bạn và tôi từng vui vẻ với những vụ trao đổi như thế. Vậy tại sao không áp dụng phương pháp này vào cuộc sống hằng ngày.
Connie H. tìm thấy rất nhiều cơ hội trao đổi hàng hóa trên facebook. Chỉ cần sớt tên thành phố bạn đang sống và từ khóa: tặng đồ, trao đổi đồ.
Khi các con lớn hơn, bà mẹ Tisha M. thường sắp xếp đồ chơi và quần áo của con rồi trao đổi với các bà mẹ khác.
Còn Lynn S. không mượn sách từ thư viện phải trả phí mà cô tìm kiếm các nguồn tặng sách, trao đổi sách để đọc.
Vậy bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu một năm khi trao đổi đồ? Theo Cục Thống kê lao động, mỗi hộ gia đình ở Mỹ chi hơn 3000 đô/năm cho quần áo, đồ chơi, sách vở, nội thất gia đình và thiết bị gia dụng. Nếu bạn dùng đồ cũ, bạn có thể cắt giảm một nửa chi phí, tiết kiệm được 1500 đô/năm.
 |
Cũ người mới ta, bạn sẽ tiết kiệm được 50% tiền sắm đồ đạc nếu trao đổi đồ và mua đồ cũ. |
Ghi nhật ký chi tiêu: 3.000 đô/năm
Chắc bạn chưa từng tưởng tượng rằng một kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền. Hãy học điều này từ Lisa G. “Trước đây tôi thường đi siêu thị mua sắm mà không có bất cứ ý định chi tiêu gì cả, gặp gì là mua nấy”, Lisa thừa nhận. “Tôi không biết tôi tiêu bao nhiêu mỗi ngày cho đến khi tôi quyết định cần phải có kế hoạch chi rõ ràng. Và tôi đã tiết kiệm được 250 đô mỗi tháng”. Điều đó có nghĩa là Lisa sẽ dành ra được 3.000 đô mỗi năm.
Nếu bạn vẫn chưa rõ nên bắt đầu từ đâu thì lời khuyên của chuyên viên kế toán Kathy W. sẽ có ích. Bà Kathy cho rằng kế hoạch chi tiêu chính là chìa khóa để cắt giảm các khoản chi cho gia đình bạn.
“Tôi luôn cố gắng giữ chi tiêu trong khoảng cố định. Hãy cân nhắc khi mua thứ gì đó, là thứ bạn cần hay có thể cắt giảm. Bạn không thể có tiết tiền kiệm nếu không chấp nhận bỏ một số thứ”, Kathy nói.
 |
Chuyên gia tài chính cá nhân Dave Ramsey. |
Ngày không tiêu dùng: 4.000 đô/năm
Gerald P. thiết lập 3 ngày không tiêu dùng mỗi tuần và tăng ngày làm việc của anh lên 5 ngày. “Ngày không tiêu dùng chính là ngày làm việc”, anh nói.
Jennifer S. thì cố gắng không chi tiêu trong một tuần để thay mái nhà mới. “Đó là một thử thách chứ không phải lựa chọn”, cô nói. Và đến cuối tuần, Jennifer đã tiết kiệm được 250 đô.
Hãy cố gắng tiết kiệm 15 đô tiền dành cho cà phê, ăn trưa và ăn vặt mỗi ngày bằng cách tự pha cà phê ở nhà, mang đồ ăn đi 3 ngày mỗi tuần làm việc và bạn sẽ có 45 đô mỗi tuần, tức 2.300 đô một năm. Thực hiện điều này 5 ngày mỗi tuần và bạn sẽ có một khoản 3.900 đô.
Bạn có thể làm được!
Xây dựng quỹ tài chính cho mùa mưa không phải điều dễ dàng. Nhưng mỗi đô la bạn tiết kiệm sẽ giúp bạn tiến gần hơn tới đích.
Hành động nhỏ tạo nên sự thay đổi lớn. Theo Viện nghiên cứu đô thị, một cái đệm giá 250 – 749 đô có thể giảm chi phí năng lượng sưởi ấm trong mùa đông, bớt âu lo cho người thu nhập thấp, cho phép bạn duy trì đèn chiếu sáng và chi trả khoản thuê nhà. Hãy tưởng tượng với 10.000 đô bạn có thể thay đổi những gì?
Kim Minh(Theo daveramsey.com)
" alt=""/>Bí quyết tiết kiệm 220 triệu chỉ trong vòng 1 năm
ETtoday. |
Trong mối quan hệ sugar dating, người đứng ra môi giới cũng được hưởng lợi. Ảnh: BI. |
Đổi lại, "bà trùm" Ngô Lạp Phượng thu về hàng trăm nghìn USD học phí từ các cô gái nuôi mộng đổi đời.
Khi trào lưu "bố nuôi" ngày càng biến tướng và phổ biến tại nhiều nơi, không chỉ các "cô con gái nuôi" được hưởng lợi tài chính. Những gương mặt đứng đằng sau nhận nhiệm vụ chăn dắt, mai mối cũng kiếm được khoản tiền không nhỏ.
Mở trường, lớp đào tạo sugar baby
Năm 2014, Carla Abonia (Mỹ), cô gái tự nhận là sugar baby chuyên nghiệp và cố vấn kiêm "cha nuôi" Alan Schneider ra thông báo mở trường đại học chuyên dành cho các cô gái muốn tìm đại gia để được bao nuôi.
Abonia thẳng thắn cho biết những chuyến du lịch vòng quanh thế giới, cùng với các món quà đắt tiền mình sở hữu, đều đến từ ví tiền của người "bố nuôi" giàu có. Bản thân Abonia quyết định theo lối sống "con nuôi" sau khi trải qua cảnh làm công việc chân tay, phải ăn đồ ăn thừa.
Nhờ kinh nghiệm nhiều năm, cô tuyên bố mình sẽ giúp được những phụ nữ có mong muốn tương tự.
Cơ sở “giáo dục” đóng tại thành phố New York, với lời quảng cáo tập trung dạy cho các “sinh viên” 5 yếu tố cần có để trở thành “con gái nuôi” hay “cha nuôi” thành công, bao gồm: hoạt động tình dục, sự hiểu biết, độ hào phóng, nét hấp dẫn và tính chất có qua có lại.
 |
Carla Abonia bên "ông bố kẹo ngọt" Alan Schneider. Ảnh: Mirror. |
“Tôi sẽ chỉ cho học viên cách xem xét mối quan hệ để nó có thể phát triển và đem lại lợi ích cho cả hai bên”, Abonia nói về mục tiêu giảng dạy.
Thêm vào đó, trường còn có sự giúp đỡ của một số bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, chuyên gia tài chính làm công việc tư vấn, hướng dẫn cách đầu tư ngoại hình, ứng xử cho các cô gái.
Về phần mình, "bố đường" Schneider bảo vệ chương trình giảng dạy nói trên với lập luận: “Không đơn giản chỉ là tình dục. Chúng tôi giúp họ phát hiện một mối liên kết thật sự và nhiều đôi đã lấy nhau”.
Tài sản hàng triệu USD
Nhắc đến các trang web mai mối sugar dating, Seeking Arrangement, ra đời vào năm 2006, là cái tên lớn và nổi tiếng nhất, mở đường cho hàng loạt bên cung cấp dịch vụ tương tự về sau.
Brandon Wade (49 tuổi) là người đứng sau và làm giàu từ website gây tranh cãi này. Sau vài năm, Seeking Arrangement có gần 3 triệu thành viên trên toàn thế giới và hiện có khoảng 22 triệu tài khoản sử dụng.
Thành viên của nó phần lớn là đàn ông đã kết hôn, tuổi trung bình ở ngưỡng 40 và các nữ sinh còn trẻ, tìm đến vì muốn trang trải học phí đại học đắt đỏ hoặc đơn giản là muốn trải qua cuộc sống sung sướng về vật chất mà không phải vất vả nhiều.
 |
CEO của Seeking Arrangement bị chỉ trích vì "làm giàu bằng cách thúc đẩy mại dâm". Ảnh: Seeking Arrangement. |
Bước tạo tài khoản rất dễ dàng. Các cô gái chỉ cần cung cấp thông tin về độ tuổi, tôn giáo, màu da, cân nặng, màu tóc, màu mắt hay những thói quen như uống rượu, hút thuốc.
Trả lời trên Business Insider, Wade cho biết Seeking Arrangement mang về cho công ty mức doanh thu 10 triệu USD mỗi năm. Còn theo The Richest, khối tài sản Wade nắm giữ trong tay rơi vào khoảng 35 triệu USD.
Đáp trả những chỉ trích như kinh doanh mại dâm trá hình, làm giàu từ môi giới mại dâm kiểu mới, Wade không phủ nhận những lời lẽ phản đối, song công khai bày tỏ quan điểm ủng hộ các mối quan hệ "đổi tình lấy tiền".
Thậm chí, "cha đẻ" của trang web mai mối sugar dating còn gọi thứ mình đang thúc đẩy là "tương lai của hẹn hò hiện đại".
Hồi tháng 1, Seeking Arrangement tiếp tục ra mắt chương trình mới có tên gọi "Đại học Sugar Baby" với đối tượng hướng đến là các người trẻ Mỹ, cả nam và nữ, "muốn thoát khỏi khoản nợ sinh viên".
 |
Dịch vụ “hẹn hò kẹo ngọt” (sugar dating) chuyên kết nối các sugar daddy lớn tuổi, giàu có, chịu chơi với các cô gái có ngoại hình hấp dẫn, muốn trải nghiệm lối sống xa xỉ. Ảnh: Insider. |
Kimberly de la Cruz, người phát ngôn của website này, nói rằng mục đích của chương trình là giúp sinh viên tìm thấy "những lợi ích tài chính tuyệt vời và những mối quan hệ có giá trị giúp họ rời trường đại học mà không phải canh cánh nỗi lo phải trả hàng trăm nghìn USD".
Với tổng số nợ của sinh viên ở Mỹ đạt ngưỡng 1,8 nghìn tỷ USD, ngày càng nhiều người quyết định tham gia vào con đường lấy thân thể để đánh đổi này.
Cáo buộc môi giới mại dâm
Tuy nhiên, không phải "ông mai bà mối" nào cũng làm giàu thành công và phất lên nhanh chóng bất chấp các chỉ trích.
Năm 2019, Sigurd Vedal, CEO website môi giới sugar dating có tên Rich Meet Beautiful, đã bị bắt giữ và truy tố tại Bỉ với cáo buộc kích động hành vi đồi trụy tại nơi công cộng, vi phạm luật chống phân biệt giới tính.
Tháng 2 năm ngoái, cảnh sát bang Selangor (Malaysia) bắt giữ Chan Eu Boon hay Darren Chan (34 tuổi), người sáng lập ứng dụng Sugarbook với cáo buộc môi giới mại dâm.
Trên trang web của mình, Sugarbook tự nhận nền tảng này là nơi “khả năng tài chính đáp ứng sự lãng mạn”. Người đăng ký sẽ lựa chọn mục đích tham gia, bao gồm trở thành sugar daddy, sugar mommy hay sugar baby.
 |
Cảnh sát áp giải nhà sáng lập ứng dụng Sugarbook Chan Eu Boon đến tòa án. Ảnh: AFP. |
Từ 2018 đến 2019, Sugarbook chứng kiến mức tăng 32% số sinh viên đại học đăng ký vào nền tảng. Trong 2 năm dịch bệnh bùng phát, Sugarbook tiếp tục thu hút nhiều người tham gia để giải quyết vấn đề tiền bạc eo hẹp.
Đỉnh điểm là khi Sugarbook công bố số liệu thống kê cho thấy hàng nghìn sinh viên đang dùng app này và nêu tên 10 trường đại học công lập, tư thục của Malaysia có nhiều người muốn làm sugar baby nhất.
Tại một quốc gia với tôn giáo chính là Đạo Hồi, vấn đề này càng khó được chấp nhận.
Sau khi Darren Chan bị bắt giữ, Ủy ban Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia đã chặn truy cập vào website Sugarbook với cáo buộc vi phạm luật sử dụng các cơ sở mạng hoặc dịch vụ mạng.
Tuy nhiên, nhà phát triển Sugarbook đã xây dựng một website thay thế để người dùng của họ truy cập vào website đã bị chặn.
Thực tế là bất chấp các nỗ lực ngăn chặn, người dùng vẫn tìm ra được cách lách luật để đến với những bên dịch vụ mai mối này.
Năm ngoái, các ứng dụng hẹn hò kiểu "đổi tình lấy tiền" không còn xuất hiện trên kho ứng dụng Play Store sau ngày 1/9. Tuy vậy, những người có nhu cầu vẫn có thể truy cập chúng thông qua Internet hay dùng các thủ thuật để vào các website đã chặn.
Dù Seeking Arrangement bị cấm tại Trung Quốc từ lâu, các nhóm kín trên mạng xã hội vẫn đầy rẫy với nguyên tắc hoạt động chỉ người quen của thành viên mới được nhập hội và trả phí ứng với nhu cầu.
Theo Dân trí
" alt=""/>Những kẻ làm giàu nhờ mai mối sugar baby

“Vừa bước chân vào nhà vệ sinh thì cả nhóm người nhìn em la ó, họ chửi em là đồ biến thái là kẻ bệnh hoạn, rồi họ hô hoán đánh chết em …” - L.N một người chuyển giới nữ tâm sự.Dù hiện tại nhận thức của xã hội đã thay đổi tốt hơn, những người thuộc cộng đồng đồng tính, song tính, chuyển giới không còn phải sống trong sợ hãi hay hoang mang vì sự kì thị, phân biệt đối xử gay gắt nhiều như trước. Thế nhưng họ vẫn phải thừa nhận rằng, trên con đường được là chính mình, họ vẫn gặp phải không ít những khó khăn.
 |
Vẫn còn rất nhiều những rào cản khiến những người đồng tính, song tính, chuyển giới cảm thấy khó khăn trên con đường được là chính mình. ẢNh minh họa. Nguồn Internet |
N.H – một người chuyển giới nữ ở Hà Nội đã từng kể câu chuyện đau khổ của chính mình trong những ngày mới chuyển giới.
N.H cho biết, thời gian đó, N.H đi đến đâu cũng có cảm giác những ánh mắt đang hướng về phía mình. Vì thế, N.H luôn cảm thấy không tự nhiên. Tuy nhiên, điều khiến N.H thấy bất tiện nhất là mỗi khi phải dùng nhà vệ sinh công cộng.
“Em nhớ, lần ấy, em cùng bạn trai đi siêu thị. Lúc vào nhà vệ sinh, em đã gặp phải một tình huống rất trớ trêu.
Em vừa bước chân vào nhà vệ sinh nữa thì cả nhóm người nhìn em la ó, họ chửi em là đồ biến thái là kẻ bệnh hoạn, rồi họ đuổi em ra ngoài. Em đã giải thích, em là con gái, nhưng ít ai tin (có lẽ vì thân hình của em vẫn còn vạm vỡ).Một vài người tin thì lườm nguýt.
Họ thở dài bảo em đàn ông không ra đàn ông, đàn bà không ra đàn bà khiến em tự ti lắm. Vì thế, một lần khác, cũng ở nơi công cộng, để không xảy ra chuyện như lần trước, em vào nhà vệ sinh nam với dự định sẽ đi vào phòng kín. Tuy nhiên. khi vừa vào nhà vệ sinh nam thì em bị vài thanh niên dồn em vào góc tường để sàm sỡ và sờ nắn.
Sau đó, em không còn dám đi vệ sinh ở nơi công cộng nữa. Có đi, em cũng phải nhìn trước ngó sau hoặc chờ cho hết người ra vào rồi mới vào.” – N.H kể
Cũng từng gặp ác mộng khi đi vệ sinh ở nơi công cộng, một người chuyển giới nam có tên M.A ở Hà Nội kể:
“Gần nhà em có một trung tâm thương mại. Em thường đến đó để mua sắm đồ đạc cho gia đình. Cũng vì gần nhà nên ở đó nhiều người biết em chuyển giới. Lần đó thấy em vào nhà vệ sinh nam, vài người quen đã đi theo em rồi xô em vào góc tường để kiểm tra xem em có “cái đó” không?
Cũng may em đã chống cự được và chạy ra khỏi phòng. Tuy nhiên vài lần đi vệ sinh ở những nơi công cộng khác, em lại bị những người đàn ông khác trêu đùa. Họ cười hỉ hả khi thấy em bước vào. Rồi họ ngăn cản không cho em đi vào phòng kín” – M.A kể.
“Khi em không đồng tình với họ thì họ chửi em và dồn em vào góc tường và bắt em cởi bỏ quần áo” – M.A nói. Từ đó, M.A bị ám ảnh. Cô không còn dám đi vệ sinh ở nơi công cộng nữa.
 |
Ảnh minh họa |
Là bạn đi cùng của M.A, L.N – một người chuyển giới nữ cũng kể một kỷ niệm nhớ đời khi cô bước chân vào nhà vệ sinh.
L.N nói: “Em vừa bước vào nhà vệ sinh thì một chị tầm 40 tuổi gào lên, bảo em là đồ bệnh hoạn, biến thái, dám giả gái để vào nhà vệ sinh nữ làm chuyện xấu xa. Rồi chị ấy hô hào mọi người túm lấy em.
Thế là cả nhóm xông vào em, cả cô dọn vệ sinh cũng xông vào em. Em chỉ nghe láng máng tiếng người la ó, bảo đánh cho chết những kẻ biến thái để lần sau chúng không làm bậy. Sau đó, tai em ù đi.
May sao, bạn của em đứng chờ bên ngoài đã phát hiện sự việc nên lao vào giải vây cho em và cứu em”.
“Từ đó, em chừa, không dám đi vệ sinh ở những nơi công cộng nữa. Em chỉ mong, ở Việt Nam sẽ có những nhà vệ sinh dành riêng cho những người như em” – L.N nói thêm.
Cùng suy nghĩ như L.N, có rất nhiều bạn chuyển giới mong muốn có được một nhà vệ sinh dành riêng cho những người có tình cảnh giống mình. Bởi tỉ lệ người chuyển giới bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử trong nhà vệ sinh là khá lớn (66,9% người chuyển giới nam và 46,7% người chuyển giới nữ bị phân biệt đối xử ở nhà vệ sinh nữ - kết quả khảo sát của viện nghiên cứu xã hội – kinh tế và môi trường năm 2016).
Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận về vấn đề này, hầu hết đều không tán thành vì lo ngại sự phân việt hơn nữa mà nó có thể tạo ra.
Trên thế giới, hiện đang diễn ra phong trào “trung tính hóa” “phi giới tính hóa” các nhà vệ sinh. Mục đích ban đầu của việc phân nhà vệ sinh theo giới tính là tránh sự quấy rối, giữ riêng tư với nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cũng lên tiếng việc bố trí thiết kế trong nhà vệ sinh nam cũng không đảm bảo sự riêng tư của nam giới dẫn đến nhiều người nam vẫn chọn buồng vệ sinh riêng chứ không dùng thiết bị vệ sinh đứng. Giải pháp đưa ra là cần tạo sự riêng tư mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng. |
Minh Anh
" alt=""/>Nỗi lòng “kẻ biến thái” từng bị hô hoán đánh chết vì “đột nhập” nhà vệ sinh nữ