Câu chuyện "có nên cho mượn xe ô tô" là chủ đề vô tận với độc giả VietNamNet. Và hơn ai hết, chính người trong cuộc sẽ hiểu rõ nhất giá trị chiếc ô tô của mình cũng như sự cần thiết của việc cho một ai đó mượn xe mình hay không.
Dưới đây là câu chuyện của độc giả Vũ Việt Hùng (36 tuổi, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ về vấn đề này:
Đọc bài "Cho mượn xe ô tô tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn chúng ta tưởng" vừa đăng trên VietNamNet, tôi thấy thực sự bất ngờ về những hệ luỵ và rắc rối có thể đến đối với chủ xe mà lâu nay mình chưa biết rõ. Thế nên, tôi càng thấy nguyên tắc của mình đặt ra bấy lâu nay là đúng, đó là nhất định không cho ai mượn xe.
Thực ra, nói là nguyên tắc nhưng tôi mới chỉ áp dụng cách đây hơn 1 năm, từ khi "dính" vào việc chẳng muốn nhắc lại liên quan đến một cậu đồng nghiệp tôi từng chơi khá thân ở cơ quan.
Chả là cậu này kém tôi vài tuổi và thời điểm đó mới lấy vợ. Hai vợ chồng cùng quê ở xa, cách Hà Nội gần 200km. Biết tôi có xe ô tô nhưng ít sử dụng, cậu này lân la rồi hỏi mượn để đưa vợ về quê thăm hai bên gia đình dịp cuối tuần.
Với tôi, chiếc "xế hộp" vừa là phương tiện nhưng cũng là tài sản lớn trong gia đình có được sau nhiều năm tích cóp. Hàng ngày nâng niu, chăm sóc, lau chùi, thế nên cho người khác sử dụng tôi cũng xót ruột lắm.
Tuy nhiên, đây là cậu em cùng cơ quan, không cho mượn lại mang tiếng ki bo, và thực ra cũng chẳng mấy khi người ta mượn, chắc phải cần lắm mới nhờ đến mình. Thế nên tôi gật đầu ngay.
Lần đầu mượn xe kết thúc khá suôn sẻ, cậu em lúc trả xe tôi tỏ ra mừng vui ra mặt, liên tục cảm ơn và còn biếu vợ chồng tôi chút quà quê. Thấy vậy, tôi cũng vui vì giúp đỡ được cho đồng nghiệp.
Thế nhưng, mọi việc sau đó lại có phần hơi "quá lố" khi liên tiếp những tuần kế tiếp, câu này liên tục hỏi mượn xe tôi để về quê hoặc đưa vợ đi chơi. Và sau tất cả 4 lần mượn xe, tôi cảm thấy như mình đang bị lợi dụng vì thói khôn lỏi đến mức khó chịu của cậu em đồng nghiệp. Lần mượn xe thứ 5 đã không diễn ra vì tôi quyết định từ chối.
Lý do một phần vì bà xã sau nhiều lần thấy tôi cho mượn xe quá dễ dàng đã không vui và có ý kiến, nhưng phần khác là tôi cảm thấy cậu em kia đang "được đằng chân, lân đằng đầu". Nhiều hôm cuối tuần muốn đưa các con đi chơi đổi gió nhưng xe đã cho mượn nên đành chịu.
Thực tế, xâu chuối những lần mượn xe, cậu này thường tính toán để không đổ dư xăng, tức là mức xăng lúc nhận xe thế nào thì lúc trả xe sẽ cũng chỉ ở khoảng như vậy hoặc ít hơn. Xe đi đường dài cũng thường xuyên trong tình trạng bụi bẩn mà không được rửa sạch.
Và một điểm nữa tôi rất không hài lòng đó là chưa lần nào cậu này nạp tiền vào tài khoản ETC, mặc dù mỗi lần mượn xe như vậy, tôi bị trừ đến cả trăm nghìn đồng. Tất cả những điều trên dồn lại khiến tôi cảm thấy ức chế, dẫn tới quyết định thẳng thừng từ chối.
Những tưởng không cho mượn là xong, thế nhưng "sóng gió" lại ập đến khi tôi đi đăng kiểm xe. Là người lái xe rất cẩn thận nên tôi khẳng định mình chưa bao giờ vượt đèn đỏ hay chạy quá tốc độ. Thế nhưng khi đưa xe đến trạm đăng kiểm, tôi tá hoả khi bị nhân viên ở đây thông báo có một lỗi phạt nguội cần giải quyết ngay.
Tra cứu ra, xe của tôi đã bị lỗi "vượt đèn đỏ" tại TP. Thanh Hoá, sự việc xảy ra vào đúng ngày tôi cho cậu đồng nghiệp mượn xe. Sau khi thông báo toàn bộ sự việc, cậu này chỉ ậm ừ và nói "để em xem thế nào đã", rồi sau đấy cố tình tránh mặt khi ở cơ quan, gọi điện thì lờ đi, thậm chí không nghe máy. Cậu này đã không có ý định giải quyết hậu quả do mình gây ra.
Việc quá gấp vì hạn đăng kiểm đã hết, tôi đành "cắn răng" nộp phạt 5 triệu đồng vì lỗi của người khác, ngoài ra còn bị tước GPLX 2 tháng. Đúng là làm phước phải tội!
Phải sau đó khoảng 3 tháng, cậu đồng nghiệp kia mới khiên cưỡng thanh toán số tiền tôi đã nộp giúp sau hàng chục lần đòi "mỏi mồm". Và tất nhiên, tôi cũng cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với con người này.
"Ám ảnh" với kiểu mượn xe như trên, cũng là để bảo vệ mình và tài sản của mình nên sau đó, tôi đã không bao giờ cho ai mượn ô tô nữa dù là thân thiết đến đâu. Đối với tôi, việc từ chối mượn xe như vậy thà mất lòng trước được lòng sau.
Độc giả Vũ Việt Hùng
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn dưới phần bình luận hoặc gửi bài viết về Ban Ô tô Xe máy - Báo VietNamNet theo địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Di sản của Atlantis được tìm thấy trong rất nhiều nền văn minh cổ đại, từ Pharaon Ai Cập, thời kỳ Đồ đồng châu Âu, đến Maya Mexico và Inca Peru. Qua đó, độc giả sẽ thấy đế chế Atlantis tưởng như biến mất nhưng đã quay trở lại sống động thông qua những tái hiện của nó trong các nền văn minh rực rỡ và đế quốc hùng mạnh.
Cuốn sách gồm 15 chương, đi sâu khai thác những bí mật thời cổ đại, giúp người đọc hình dung về đế chế Atlantis và cả Lemuria thông qua các khái cạnh như tôn giáo, các sản phẩm pha lê, khuôn mặt của hộp sọ pha lê, nền văn minh cổ đại, di sản Atlantis. Đặc biệt, ở những chương cuối, bạn đọc còn khám phá ra nguyên nhân, quá trình Atlantis bị phá hủy.
Qua các trang sách, bạn đọc sẽ tìm được những câu trả lời cho các câu hỏi như: Vị trí của Atlantis có thể là nơi đâu? Atlantis đã bị phá hủy khi nào và cuộc phá hủy diễn ra như thế nào? Các nhà địa chất học hàng đầu Nhật Bản là những người đã tìm ra Đế chế bị chìm Lemuria? Các nhà đại dương học người Nga đã tìm thấy các tàn tích của Atlantis hay chưa? Mối liên hệ giữa Atlantis và thực tại là gì?
Trên tất cả, Atlantis và những vương quốc biến mấtsẽ giúp độc giả mở ra cánh cửa quá khứ, cung cấp tri thức và những góc nhìn về Atlantis cùng các nền văn minh chưa từng thấy trước đây.
" alt=""/>Bằng chứng mới về thành phố mất tích thời cổ đạiQuay trở lại thời điểm vợ ông còn sống.
11 năm trước, vợ ông Hà chưa qua đời, gia đình luôn đầy ắp tiếng cười nói. Gia đình sống hòa thuận, yêu thương lẫn nhau, hàng xóm cũng phải ghen tị. Thế nhưng, từ khi vợ ông bị bệnh, mọi chuyện bắt đầu thay đổi.
Khi đó, bà Hà cần khoảng 500.000 tệ (khoảng 1,7 tỷ đồng) để chữa trị. Nhưng ông Hà mới nghỉ hưu, trong tay chỉ có hơn 100.000 tệ (khoảng 340 triệu đồng) tiền tiết kiệm.
Số tiền còn thiếu là 400.000 tệ. Lúc này ông ngỏ ý muốn xin tiền các con nhưng không đứa con nào đứng ra lo liệu cho mẹ. Tất cả đều tìm lý do để thoái thác. Chúng chỉ góp cho ông 10.000-20.000 tệ.
Đứa con gái nói vừa mua nhà và đã tiêu toàn bộ số tiền tiết kiệm. Hơn nữa, bỏ ra số tiền lớn như vậy thì gia đình chồng cô sẽ không đồng ý. Bởi tiền bạc trong nhà là do chồng cô quản lý. Người con trai thì nói đã cho người khác vay tiền nhưng chưa đòi lại được. Dù các con đã lấy lý do này lý do nọ để thoái thác việc đưa tiền chữa bệnh cho mẹ nhưng ông Hà vẫn không tin.
Con trai còn khuyên ông bán đi một căn nhà để chữa bệnh cho mẹ. Ông cũng từng nghĩ đến điều đó. Nhưng dù muốn bán cũng không thể nhanh như vậy và cũng không thể lấy đủ số tiền ngay lập tức. Sau đó, các con cũng gom góp được một khoản nhỏ dưới sự thúc ép của ông Hà.
Tuy nhiên, thời gian gom tiền quá lâu khiến bệnh tình của bà Hà qua mất "giai đoạn vàng" chữa trị. 3 tháng sau đó, bà Hà qua đời. Nghĩ đến sự ra đi bất ngờ của vợ, ông Hà vô cùng đau buồn. Ông càng rơi nước mắt khi nghĩ đến việc bà Hà từng yêu thương các con đến nhường nào, hi sinh vì các con ra sao nhưng lúc bà đau ốm, các con lại khước từ giúp mẹ.
Cũng vì chuyện đó, tình cảm gia đình rạn nứt. Ông Hà cảm thấy vô cùng thất vọng về các con mình đã nuôi lớn.
Cũng kể từ đó, ông Hà nhận ra rằng, mình không nên bao bọc, yêu chiều các con quá nhiều. Trước đây, vợ chồng ông, nhất là vợ ông quá yêu chiều các con, che chở cho các con nên chúng chưa học được bài học sẻ chia và giúp đỡ người khác. Chúng chỉ biết nhận và không biết cho đi.
Từ đó, ông bắt đầu đặt mục tiêu sống cho mình, tiết kiệm tiền lương hưu. Năm thứ 4 sau khi vợ mất, ở quê bất ngờ có chính sách thu hồi đất đai. Ông Hà được bồi thường hơn 1 triệu tệ. Tuy nhiên ông không chia số tiền này cho bất cứ người con nào.
Khi biết tin bố có tiền bồi thường, các con tìm đến ông. Đứa thì nói cần tiền xây nhà cho con nên nhờ ông hỗ trợ. Đứa lại nói cần tiền để làm ăn kinh doanh. Dù vậy ông Hà kiên quyết từ chối.
Ông nghĩ rằng con cháu có những phúc phần riêng thì sẽ có những gánh nặng, khó khăn riêng mà chúng phải gánh vác. Hơn nữa chuyện mua nhà, khởi nghiệp là việc của người trẻ, sao phải nhờ đến một ông già như ông giúp đỡ?
Có lẽ vì không lấy được tiền của bố nên các con ít về thăm ông hơn. Cháu trai cũng vì vậy mà trách cứ ông.
Nhiều người không hiểu nói ông ích kỉ. Nhưng ông Hà luôn cho rằng mình không làm gì sai. Đó là tiền của ông và ông có quyền quyết định sử dụng số tiền đó thế nào.
Cũng vì việc này, tình cảm cha con rạn nứt. Tết năm đó, các con không về quê thăm bố. Ông Hà rất buồn nhưng bản thân nghĩ rằng, với số tiền đó, ông có thể an nhàn tuổi hưu, không cần nhờ vả đến các con. Sau này, khi không còn tự chăm sóc được mình, ông sẽ vào viện dưỡng lão bằng số tiền đó.
Nhưng không ngờ, một tai nạn xảy ra khiến ông phải ân hận. Khi đang đi xe máy, ông bị tông và ngã xuống đường. Dù đã tận tình chữa trị nhưng bác sĩ kết luận ông bị liệt hoàn toàn phần thân dưới. Người giúp ông nhập viện đã gọi điện cho các con của ông. Con trai nghĩ đó là cuộc gọi lừa đảo nên đã cúp máy. Chỉ có con gái tin và đến viện chăm sóc bố. Sau đó con trai cũng đến.
Những tưởng các con sẽ chăm sóc ông suốt thời gian đó trong viện nhưng sau khi giúp bố làm các thủ tục nhập viện, thuê y tá, họ đã trở về nhà. Con gái nói phải đưa con đi học, không thể chăm sóc ông lâu. Con trai thì bận công việc và nói ông nên thuê người chăm sóc mình.
Khi ông Hà ra viện, con trai thuê một bảo mẫu chăm sóc ông tại quê. Nhưng người bảo mẫu này chỉ nhận tiền, thiếu trách nhiệm, thường xuyên buôn điện thoại đến mức ông gọi cũng không nghe thấy. Ông phàn nàn với con trai thì con khuyên ông chấp nhận bởi bảo mẫu cũng chỉ làm hết trách nhiệm của họ và nhận lương.
Sau đó, ông chủ động xin vào viện dưỡng lão. Tuy ở viện dưỡng lão có người chăm sóc tận tình hơn, dịch vụ tốt hơn nhưng đổi lại, ông vẫn không có được niềm vui, hạnh phúc. Khi chứng kiến những người già bên cạnh được con cái đến thăm, cuối tuần được đón về nhà các con chơi, ông lại chạnh lòng rơi nước mắt.
Các con ông chưa từng đến chơi với ông, cũng không mua cho ông bất cứ thứ gì. Nhìn những người xung quanh kể về con họ, tự hào về lòng hiếu thảo của các con, ông cảm thấy vô cùng buồn. Ở tuổi hưu, tiền có trong tay vài tỷ nhưng đổi lại ông Hà chỉ thấy trống trải và cô đơn. Điều khiến ông thấy thiếu thốn hơn cả chính là tình cảm gia đình, tình thân.
Khi đó, ông ngỏ ý muốn cho tiền các con nhưng họ đều không cần nữa. Sau nhiều năm khó khăn, sự nghiệp của các con ông cũng phất lên, mua được nhiều nhà cửa ở thành phố, cuộc sống giàu sang. Tiền bạc với họ cũng không còn quá quan trọng nữa và họ cũng không hỏi đến tiền tiết kiệm của ông.
Không biết vợ ông sai hay ông sai từ khi giáo dục các con? Hoặc vì ông quá cố chấp cho rằng các con thực sự không muốn giúp mẹ lúc lâm bệnh nên mới có suy nghĩ ích kỉ với các con của mình? Trong lòng ông Hà luôn dằn vặt vì chuyện đó nhưng vẫn không thay đổi được mọi chuyện.
Ở viện dưỡng lão, nước mắt ông lăn dài. Ông nhận ra, dù nghèo khó, khốn khổ đến đâu cũng không thể đánh mất đi thứ tình cảm quý giá nhất, đó là tình cảm gia đình.