Các ủy viên của Ủy ban Y tế Toàn cầu Lancet về Chăm sóc lấy con người làm trung tâm hướng tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân (Ảnh: Đại học Y Harvard).
Ủy ban này bao gồm các chuyên gia hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý y tế, hoạch định chính sách, học giả, nhà nghiên cứu, đại diện tổ chức xã hội hay đối tác tư nhân.
Mục tiêu nhằm thúc đẩy dịch vụ chăm sóc lấy con người làm trung tâm trên toàn cầu, đảm bảo rằng các hệ thống y tế được thiết kế và cung cấp dịch vụ hướng đến và vì con người.
Trong số 34 ủy viên của ủy ban, có 2 đại diện từ Hội Thầy thuốc Trẻ Việt Nam là Tiến sĩ - Bác sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Chủ tịch Hội và Giáo sư - Tiến sĩ Trần Xuân Bách, Phó Chủ tịch Hội.
Tiến sĩ - Bác sĩ Hà Anh Đức và Giáo sư - Tiến sĩ Trần Xuân Bách (từ trái sang) là 2 đại diện của Việt Nam trong danh sách các ủy viên và cố vấn của Ủy ban Y tế Toàn cầu Lancet (Ảnh: NVCC).
Ủy ban Y tế Toàn cầu Lancet đặt mục tiêu giải quyết các khoảng trống trong hướng dẫn dựa trên bằng chứng và xác định các thông lệ tốt nhất và các phương pháp tiếp cận mới để cho phép chăm sóc lấy con người làm trung tâm.
Các ủy viên sẽ cùng nhau chịu trách nhiệm hoàn thành công việc của ủy ban trong khoảng 2,5 năm, bắt đầu từ nửa cuối năm nay. Các nhiệm vụ bao gồm xây dựng các câu hỏi nghiên cứu, tổng hợp các bằng chứng hiện có và thiết kế cũng như tiến hành nghiên cứu mới để thúc đẩy dịch vụ chăm sóc lấy con người làm trung tâm.
Nhóm sẽ áp dụng cơ sở bằng chứng này để xây dựng các khuyến nghị về chính sách và thực hành nhằm đưa dịch vụ chăm sóc lấy con người làm trung tâm vào các bối cảnh khác nhau.
Hội Thầy thuốc Trẻ Việt Nam là một trong những tổ chức xã hội nghề nghiệp có quy mô và số lượng hội viên lớn nhất, phát triển nhanh nhất cả nước trong ngành y tế. Với số lượng hơn 90.000 hội viên trên cả nước, Hội Thầy thuốc Trẻ Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Những năm qua, các cấp Hội Thầy thuốc Trẻ Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động tình nguyện vì sức khỏe toàn dân, phát huy được cả thế mạnh của thầy thuốc trẻ trong cộng đồng cũng như vai trò "người bạn đồng hành" của tổ chức hội đối với thầy thuốc trẻ cả nước.
Nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã được hội triển khai như khám sàng lọc miễn phí cho người dân ở các tỉnh, thành phố và đẩy mạnh truyền thông phòng, chống các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường… và tầm soát các bệnh này.
" alt=""/>2 lãnh đạo Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tham gia Ủy ban Y tế Toàn cầuGan là cơ quan chính giúp cơ thể xử lý và đào thải các độc tố từ rượu bia. Tuy nhiên, khi lượng cồn hấp thụ vượt ngưỡng, gan dễ bị tổn thương, dẫn đến viêm gan, gan nhiễm mỡ, hoặc thậm chí là xơ gan.
Rượu bia gây gánh nặng lớn lên nhiều cơ quan (Ảnh: Minh Nhật).
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cà chua chứa lượng lớn lycopene - một chất chống oxy hóa mạnh - giúp bảo vệ gan và giảm thiểu tổn thương do rượu gây ra.
Một nghiên cứu trên tạp chí Food and Function của các nhà khoa học Nhật Bản chỉ ra rằng, lycopene trong cà chua có thể giảm mức độ viêm gan do rượu lên đến 35%.
Thí nghiệm trên chuột cho thấy, nhóm chuột được bổ sung chiết xuất cà chua sau khi tiêu thụ rượu có chỉ số tổn thương gan thấp hơn đáng kể so với nhóm không được bổ sung.
Đồng thời, cà chua còn chứa glutathione - một chất hỗ trợ gan thải độc hiệu quả.
Tác giả nghiên cứu TS Hiroyuki Sugiura cho biết: "Cà chua không chỉ giúp gan giảm áp lực xử lý cồn mà còn hỗ trợ phục hồi chức năng gan nhanh chóng hơn sau những tổn thương do rượu".
Lời khuyên sử dụng:
- Uống nước ép cà chua tươi trước và sau khi uống rượu bia sẽ giảm gánh nặng lên gan.
- Ăn cà chua sống hoặc các món chế biến từ cà chua cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Giải độc acetaldehyde giúp giảm say
Acetaldehyde là chất độc hại hình thành trong quá trình cơ thể chuyển hóa rượu, gây nên các triệu chứng quen thuộc như: đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi. Chất này thậm chí còn được xếp vào danh sách các hợp chất có nguy cơ gây ung thư nếu tích tụ lâu dài.
Cà chua là "bạn tốt" của gan và dạ dày (Ảnh: Getty).
Một nghiên cứu của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản), công bố trên Journal of Nutritional Biochemistrycho thấy, lycopene trong cà chua có khả năng kích thích enzym ALDH (aldehyde dehydrogenase).
Đây là enzym chịu trách nhiệm phân giải acetaldehyde thành dạng ít độc hại hơn. Kết quả, những người thường xuyên tiêu thụ cà chua có nồng độ acetaldehyde trong máu thấp hơn tới 40% so với những người không ăn loại quả này.
Ngoài ra, cà chua còn chứa vitamin C và các hợp chất polyphenol giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, từ đó giảm tác động tiêu cực của rượu lên hệ thần kinh và hệ miễn dịch.
Lời khuyên sử dụng:
- Sau khi uống rượu bia, hãy ăn một bát salad cà chua để cơ thể nhanh chóng đào thải acetaldehyde.
- Nếu cảm thấy buồn nôn, nước ép cà chua pha với chút muối sẽ giúp làm dịu dạ dày hiệu quả.
Giảm kích ứng dạ dày do rượu
Rượu bia có tính axit cao, làm tổn thương lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó gây viêm loét hoặc kích ứng dạ dày. Đây là lý do sau những bữa nhậu, bạn thường cảm thấy đầy hơi, đau tức vùng thượng vị hoặc thậm chí buồn nôn.
Một nghiên cứu công bố trên Journal of Clinical Gastroenterology chỉ ra rằng, cà chua chứa lượng lớn chất xơ hòa tan và các hợp chất chống viêm tự nhiên như beta-carotene, vitamin C và lycopene.
Những chất này không chỉ giúp làm dịu niêm mạc dạ dày bị kích ứng mà còn thúc đẩy tái tạo các tế bào bị tổn thương, giảm nguy cơ hình thành vết loét.
Ngoài ra, axit tự nhiên trong cà chua (axit citric và axit malic) được cân bằng bởi các chất kiềm hóa tự nhiên, giúp giảm tình trạng acid dư thừa trong dạ dày do rượu gây ra.
" alt=""/>Cuối tuần nhậu nhẹt: Vì sao nên ăn nhiều cà chua?Người nhà tổ chức lễ tang cho chị K'Hiền (Ảnh: Minh Hậu).
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Lâm Đồng xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân nếu phát hiện có sai sót về chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp theo quy định;
Sở Y tế cần tiếp tục chỉ đạo, chấn chỉnh các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sản phụ khoa trên địa bàn theo Chỉ thị 06/CT-BYT ngày 11/8/2017 của Bộ Y tế về tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ sơ sinh.
Một góc Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng (Ảnh: Mai Hương).
Trước đó, như Dân tríphản ánh, sản phụ K'Hiền nhập viện ngày 15/9 trong tình trạng vỡ ối. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân và thai nhi có dấu hiệu bất thường nên quyết định mổ lấy thai.
Ngày 19/9, chị K'Hiền và bé gái sơ sinh nặng 2,4kg được xuất viện, về nhà.
Đến ngày 21/9, chị K'Hiền nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cấp cứu trong tình trạng khó thở, phù chi dưới, huyết áp khó đo. Bệnh nhân sau đó rơi vào trạng thái hôn mê, bụng chướng, bầm tím vùng hạ vị, vết mổ dọc giữa bụng căng, tím.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội chẩn toàn viện, mổ cấp cứu. Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi tại Khoa hồi sức tích cực chống độc.
Đến 18h ngày 26/9, chị K'Hiền hôn mê sâu.
Theo Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, trong ngày 26/9, bệnh viện giải thích tình trạng bệnh nặng của chị K'Hiền cho người thân và hoàn tất thủ tục để người thân đưa bệnh nhân về nhà theo nguyện vọng.
Trong ngày 26/9, chị K'Hiền tử vong.
Người nhà sau đó gửi đơn khiếu nại đến Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, yêu cầu làm rõ việc chị K'Hiền tử vong.
" alt=""/>Bộ Y tế đề nghị làm rõ vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ ở Lâm Đồng