Xuất hiện những đốm đỏ trên da là dấu hiệu cảnh báo ung thư máu (Ảnh: Internet).
Theo Bệnh viện K, khi mắc ung thư máu bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng sau:
Xuất hiện những đốm đỏ trên da: Đây là hệ quả của việc sụt giảm nhanh tiểu cầu.
Nhức đầu dữ dội: Nguyên nhân bắt nguồn từ lượng hồng cầu giảm, khiến cho không cung cấp đủ oxy lên não. Cơn đau đầu có thể còn kèm theo da xanh xao, đổ nhiều mồ hôi.
Đau xương: Đây là một trong những dấu hiệu chính của bệnh. Những cơn đau có thể nhẹ/nặng tùy vào mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh. Cơn đau xuất hiện nhiều ở các vùng khớp đầu gối, cánh tay, lưng…
Dưới da sung nổi các hạch bạch huyết nhưng không gây đau.
Mệt mỏi và xanh xao: Sự thiếu hụt hồng cầu trong máu đột ngột, hay đơn giản hơn là thiếu máu sẽ khiến cho cơ thể người bệnh luôn xanh xao, mệt mỏi.
Thường xuyên bị sốt cao: Ung thư máu làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Bởi vậy những biểu hiện như nhiễm trùng và sốt có thể xảy ra rất thường xuyên.
Liên tục chảy máu cam: Khi bị ung thư máu, lượng tiểu cầu giảm nhanh làm giảm khả năng cầm máu. Bởi vậy, bệnh nhân dễ bị chảy máu cam.
Đau bụng: Ở giai đoạn nghiêm trọng, gan và lá lách có thể sưng tấy lên, gây cảm giác đầy hơi, đau tức bụng, ăn không ngon, buồn nôn hoặc ói mửa.
Điều trị ung thư máu như thế nào?
Đối với bệnh ung thư máu có các phương pháp điều trị phổ biến sau:
Hóa trị: Phương pháp này là việc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư bạch cầu bằng cách uống, tiêm, truyền các loại thuốc hóa học vào cơ thể.
Điều trị sinh học: Đây là liệu trình có tác dụng tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và cải thiện sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, bằng cách truyền vào người chất kháng thể đơn dòng.
Xạ trị: Là cách sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
Thay tủy: Đây là phương pháp vô cùng phức tạp. Tủy sống sẽ được lấy từ bất cứ người nào tương thích với người bệnh và cấy vào thay thế cho tủy cũ.
" alt=""/>Trẻ xuất hiện triệu chứng này cần nghĩ ngay đến ung thư máuGS.TS Nguyễn Duy Ánh phát biểu tại hội nghị (Ảnh: N.D).
GS Ánh đánh giá, dù đã cố gắng để kiểm soát tỷ lệ mổ đẻ, nhưng thực sự tỷ lệ mổ đẻ đang tăng lên trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Trần Danh Cường, chuyên gia sản khoa cho rằng, tỷ lệ mổ đẻ theo yêu cầu từ sản phụ ngày càng tăng cao, không phải từ chỉ định của bác sĩ.
Thậm chí, chuyên gia này còn đánh giá, có những đơn vị, tỷ lệ mổ đẻ con đầu có thể lên đến 50%, do yêu cầu của người bệnh vì tâm lý sợ đau, rồi chọn giờ đẹp sinh con.
"Nếu không mổ đẻ, sản phụ có thể lột ngay áo viện sang viện khác. Nếu không làm thì mất khách, đó là một phần thực trạng khiến tình trạng mổ đẻ tại Việt Nam gia tăng", PGS Cường nói.
Theo GS Ánh, mổ đẻ kéo theo nhiều hệ lụy. Như trong nghiên cứu về bệnh lý rau cài răng lược được GS Ánh trình bày tại hội nghị, tỷ lệ mổ đẻ tăng, kéo theo các ca rau cài răng lược tăng.
Rau cài răng lược là tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây nguy hiểm cho cuộc sinh mà còn đe dọa tính mạng mẹ bầu.
Bên cạnh đó, mổ đẻ làm tăng nguy cơ sẹo không liền (sản phụ đối mặt với biến chứng nguy hiểm trong lần sinh nở sau), các nguy cơ cắt tử cung do băng huyết, biến chứng gây mê, ngừng tim, suy thận cấp, thuyên tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng hậu sản, rau tiền đạo, vỡ tử cung, vô sinh...
Với em bé sinh mổ, sức khỏe hô hấp cũng bị ảnh hưởng hơn em bé sinh thường. Em bé sinh thường phải trải qua một thời gian dài trong quá trình chuyển dạ nên phổi hoạt động tốt, hệ hô hấp tốt hơn trẻ sinh mổ.
"Đặc biệt với bệnh lý rau cài răng lược, nguyên nhân do mổ đẻ là một phần, tôi cho rằng còn bắt nguồn từ nguyên nhân các bà mẹ dùng quá nhiều thuốc bổ, thực phẩm chức năng trong thai kỳ với mong muốn thai nhi thông minh... trong khi đó, những thực phẩm này, thuốc có thể tác động đến nội tiết người phụ nữ", PGS Cường nói.
GS Ánh cho biết, tại hội nghị sản khoa, thực trạng này được đưa ra, thảo luận, để các bác sĩ cân nhắc chỉ định, thuyết phục các sản phụ hạn chế mổ theo yêu cầu.
Theo các chuyên gia, khi tư vấn cho một sản phụ muốn mổ đẻ theo yêu cầu, bác sĩ cần thông báo cho bệnh nhân rằng nguy cơ rau tiền đạo, rau cài răng lược và cắt bỏ tử cung khi có thai tăng lên sau mỗi lần sinh mổ tiếp theo. Tư vấn kỹ về các nguy cơ, để thai phụ sinh nở theo chỉ định y khoa đúng nhất, không cần chỉ định mổ thì không nên mổ.
Theo GS Ánh, hội nghị có sự tham gia của 2.000 chuyên gia sản phụ khoa trong nước và quốc tế tham gia trực tiếp và trực tuyến, cùng chia sẻ, trao đổi nhằm đưa ra những giải pháp, phương pháp mới trong điều trị, chăm sóc sức khỏe, bà mẹ và trẻ em.
Tại hội nghị, các báo cáo viên trình bày các vấn đề về sức khỏe sinh sản như: Thách thức trong tuân thủ điều trị các bệnh lý trong thai kỳ - cập nhật chứng cứ hưởng đến kết cục lâm sàng lâu dài; Chủ động tư vấn dự phòng HPV - góc nhìn từ sản phụ khoa; An toàn khi sinh - tối ưu hóa phòng ngừa băng huyết sau sinh; Sơ sinh - thành quả của ứng dụng kỹ thuật mới trong quản lý thai kỳ...
" alt=""/>Sợ đau đẻ, chọn giờ đẹp, tỉ lệ mổ đẻ tăng caoĐồng thời, Sở Y tế TPHCM kiến nghị chính quyền địa phương quan tâm và tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý các cá nhân lợi dụng hoàn cảnh người bệnh để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực xung quanh bệnh viện.
" alt=""/>Bệnh nhân tử vong trong nhà trọ gần viện, vẫn đang gắn monitor, truyền dịch