Sản xuất thuốc từ dược liệu theo công nghệ cao là khâu quan trọng quyết định cho sự phát triển ngành dược liệu Việt Nam, là tiêu chí để phát triển loại hình doanh nghiệp sản xuất thuốc, cùng với nuôi trồng, và phân phối theo chuỗi.Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị toàn quốc của Chính phủ về phát triển dược liệu Việt Nam, ngày 12/04/2017.
Tiềm năng phát triển to lớn
Hội nghị được truyền hình trực tuyến từ Lào Cai dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành và đại diện lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Điều này cho thấy sự quan tâm có hệ thống từ trung ương tới địa phương đối với y học cổ truyền nói chung và phát triển dược liệu nói riêng.
 |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì thảo luận để có chính sách thu hút phát triển ngành dược liệu Việt Nam |
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Việt Nam sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như sâm Ngọc Linh, ba kích, châu thụ, ngân đằng… Quá trình điều tra về tri thức bản địa đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân.
Báo cáo của Bộ Y tế cũng chỉ ra rằng tính đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong số đó, có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm như diếp cá (5.000 tấn), cẩu tích (1.500 tấn), lạc tiên (1.500 tấn), rau đắng đất (1.500 tấn)...
Đi cùng với đó, giá trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Thí dụ, trồng đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm; cây atiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm, trong khi cây lúa chỉ từ 20 đến 40 triệu đồng/ha/năm.
Theo Thủ tướng, với trên 5.000 cây thuốc quý, đi liền với đó là 5.000 loại dược liệu và các sinh vật biển khác nhau, có thể làm sản phẩm từ những dược liệu này để có những bài thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Đây là một thế mạnh của các địa phương trong cả nước, kể cả Hà Nội, Hưng Yên, TP.HCM, An Giang. Đặc biệt, đất nước ta có 3/4 là núi rừng, thì cây dược liệu còn có điều kiện phát triển ở mọi miền của Tổ quốc.
Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ dược liệu thế giới?
Tiềm năng to lớn như vậy nhưng nghịch lý là ngay cả đối với ngành y học cổ truyền, trong 20 loại dược phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay chỉ có số ít được trồng và chế biến trong nước. Điều này dẫn tới tình trạng thua ngay trên sân nhà của dược liệu Việt.
 |
Hiện nay, số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít, nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. |
Tại Hội nghị, ông Phùng Minh Dũng- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex - một trong những đơn vị đi đầu trong ngành sản xuất dược liệu tại Việt Nam cũng chỉ ra những tồn tại của doanh nghiệp dược. Ông cho biết, trong 300 loại dược liệu mà mỗi năm công ty sử dụng để điều chế thuốc, có tới gần 250 loại dược liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Không chỉ khó khăn tại thị trường trong nước, ông Dũng cũng chia sẻ: “Chúng tôi cũng xuất khẩu Artemisinin, Artesunate, được sản xuất từ Thanh hao hoa vàng sang Ấn Độ, Hàn Quốc; tinh dầu quế, bạc hà, sả, cỏ ngọt sang Mỹ, Nhật, nhưng tính cạnh tranh rất yếu do giống dược liệu trong nước có hàm lượng hoạt chất tương đối thấp so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Indonesia.”
Với hơn 50 năm kinh nghiệm, đại diện của Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex, nhận định Việt Nam đang không tận dụng được nguồn dược liệu quý tại chính đất nước mình. Đơn cử như hoạt chất taxon từ cây thông đỏ đã được Pháp và Mỹ đã chiết xuất để sản xuất thuốc ung thư và đưa ra thị trường từ năm 1994, đem lại doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm. Trong khi đó, cây thông đỏ tại Lâm Đồng (Đà Lạt) là loại cây đặc biệt quý hiếm với hàm lượng hoạt chất chữa ung thư cao bậc nhất thế giới hiện vẫn chưa thể đưa vào sản xuất.
Sản xuất công nghiệp phải đóng vai trò then chốt
Kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan điểm cần phải tổ chức lại ngành dược liệu trong tất cả các khâu trong đó đặc biệt chú ý tới khâu sản xuất, chế biến, sử dụng, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại. Thủ tướng nhấn mạnh rằng phát triển ngành dược liệu trong nước phải được coi là chiến lược của ngành y tế.
Để thực hiện mục tiêu đó, trong thời gian tới chính phủ, các ban ngành và địa phương sẽ tập trung đầu tư phát triển cây dược liệu gắn với nguồn hỗ trợ từ chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tập trung đầu tư công nghệ cho các doanh nghiệp có nguồn liên kết với nông dân trồng dược liệu từ các thế mạnh của từng tỉnh.
 |
Thủ tướng tham quan gian trưng bày dược liệu của Công ty CP Dược Trung ương Mediplantex |
Về vấn đề này, đại diện phía doanh nghiệp đang áp dụng dây chuyền sản xuất dược liệu đạt chuẩn quốc tế GMP - WHO, ông Phùng Minh Dũng đã đề xuất Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tiêu thụ dược liệu trong nước, như miễn giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho những sản phẩm sản xuất 100% từ dược liệu trong nước.
Thùy Linh
" alt=""/>Bàn cách phát triển dược liệu Việt Nam quy mô toàn quốc
.</p><p>Nguyên lý hoạt động của Bluezone dựa trên việc xác định tiếp xúc gần thông qua công nghệ Bluetooth. Sở dĩ Bluetooth được lựa chọn bởi công nghệ này có độ chính xác cao và ít sai số nhất so với các giải pháp hiện có. Việc sử dụng Bluetooth để xác định tiếp xúc cũng sẽ bảo mật được vị trí người dùng. </p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Ứng dụng Bluezone được phát triển bởi Cục Tin học hóa và được bảo trợ trực tiếp bởi Bộ TT&TT. Do vậy người dân hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề bảo mật. |
Tuy vậy, vẫn còn nhiều lo ngại về khả năng bảo mật của Bluezone. Theo phản ánh của người dùng, ứng dụng vẫn yêu cầu được cấp quyền truy cập định vị GPS sau khi cài đặt.
Trước những băn khoăn này, đại diện đơn vị phát triển Bluezone cho biết, việc xin cấp quyền vị trí là chính sách chung của hệ điều hành Android khi sử dụng Bluetooth BLE. Yêu cầu mặc định của Google đòi hỏi app phải xin cấp quyền đó kể cả khi không sử dụng.
Thực tế cho thấy, nhiều chuyên gia cũng đã đồng tình với cách giải thích của đơn vị phát triển Bluezone. Theo đó, việc xin cấp quyền vị trí khi sử dụng Bluetooth BLE trên Android là một yêu cầu bắt buộc.
“Bluezone không ghi nhận cũng như sử dụng vị trí của người dùng. Dù được cấp quyền truy cập GPS, ứng dụng Bluezone không sử dụng tới quyền đó.”, ông Đào Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) khẳng định,
 |
Việc cấp quyền truy cập vào tệp, phương tiện, vị trí và bật Bluetooth là những yêu cầu bắt buộc khi sử dụng Bluezone. Tuy nhiên ứng dụng Bluezone không sử dụng tới quyền truy cập vị trí mà người dùng đã cấp. Ảnh: Trọng Đạt |
Ứng dụng này chỉ ghi nhận 2 người đã từng gặp nhau và trong bao lâu, chứ không biết vị trí chính xác. Người dùng Bluezone sẽ ẩn danh do sử dụng ID mà hệ thống tự sinh ra. Để tăng tính bảo mật, mã ID này sẽ được thay đổi liên tục sau mỗi 15 phút.
Bluezone cũng không tải dữ liệu người dùng lên server. Lịch sử tiếp xúc của người dùng Bluezone sẽ được lưu trữ trực tiếp trên điện thoại.
Chỉ khi người dùng bị xác định là F0, F1, dữ liệu trên thiết bị của họ mới được nhập lên hệ thống rồi đưa xuống dưới. Lúc này, ứng dụng sẽ tự tải về và so sánh dữ liệu, sau đó đưa ra cảnh báo nếu người dùng Bluezone từng tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.
Để tăng tính minh bạch, đơn vị phát triển Bluezone đã công khai mã nguồn của ứng dụng này lên website GitHub.com và Bluezone.gov.vn. Do đó, những người hiểu biết về lập trình có thể tự kiểm tra bằng việc truy cập các website này. Nhìn chung, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm bởi Bluezone sẽ không động chạm tới quyền riêng tư của bạn.
Bạn đọc cũng có thể truy cập vào đây để biết tỉnh, thành phố nào có nhiều người tải và sử dụng Bluezone nhất.
Trọng Đạt
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng." alt=""/>Vì sao Bluezone đòi quyền truy nhập vị trí GPS của smartphone?