Một nhóm các nghị sỹ Mỹ có kế hoạch cải tổ các nền tảng của nhiều công ty công nghệ hàng đầu, như Amazon và Alphabet. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một nhóm các nghị sỹ lưỡng đảng, đứng đầu là Thượng nghị sỹ Amy Klobuchar của đảng Dân chủ và Chuck Grassley của đảng Cộng hòa, có kế hoạch đưa ra dự luật cấm các nền tảng của các công ty công nghệ hàng đầu (Big Tech) như Amazon và Google thiên vị các sản phẩm và dịch vụ của họ.
Amazon đã bị cáo buộc sử dụng dữ liệu từ người bán bên thứ ba để xác định những sản phẩm họ sẽ tạo ra. Sau khi xem xét hàng nghìn tài liệu nội bộ của Amazon, hãng tin Reuters cho biết chi nhánh của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ này tại Ấn Độ đã thực hiện một chiến dịch có hệ thống nhằm thao túng kết quả tìm kiếm và tạo ra các kết quả sai lệch để thúc đẩy các thương hiệu của riêng họ tại Ấn Độ, một trong những thị trường tăng trưởng lớn nhất của Amazon.
Dự luật mới nhất là một trong những dự luật được đưa ra tại Quốc hội Mỹ nhằm cải tổ các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty hàng đầu trong ngành này như Facebook và Apple.
Cho đến nay, chưa có dự luật nào trở thành luật mặc dù một biện pháp mạnh mẽ hơn để tăng nguồn lực cho những cơ quan thực thi chống độc quyền, đã được Thượng viện thông qua.
Dự luật mới dự kiến được giới thiệu vào đầu tuần tới, sẽ đồng hành với một biện pháp đã được Ủy ban Tư pháp Hạ viện thông qua, và nó phải được cả hai viện trong Quốc hội thông qua để trở thành luật./.
(Theo Vietnam+)
Các công ty công nghệ lớn đang nuốt chửng các đối thủ nhỏ hơn với tốc độ kỷ lục.
" alt=""/>Mỹ sắp công bố dự luật cấm Big Tech thiên vị sản phẩm, dịch vụ![]() |
Chia sẻ tại Hội nghị phổ biến Quyết định 888/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn VNPT chiều 17/6, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, nguyên tắc hoạt động của VNPT sẽ dựa trên việc cân đối hài hòa 3 yếu tố khách hàng - người lao động với hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, VNPT là thương hiệu quốc gia, đã được khẳng định và có sức lan tỏa lớn không chỉ trong nước mà còn cả với quốc tế, nên dù mảng bưu chính đã tách ra nhưng Chính phủ vẫn quyết định giữ nguyên tên gọi Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT.
Sau khi tổ chức, sắp xếp, cơ cấu lại, VNPT cần hướng đến mục tiêu tổng quát là cung cấp đa dạng, đồng bộ các dịch vụ CNTT - TT với chất lượng cao, giá thành hợp lý, trên cơ sở cạnh tranh theo đúng yêu cầu của thị trường và của người dùng. 5 nhóm dịch vụ mà VNPT sẽ đẩy mạnh kinh doanh là dịch vụ di động, băng rộng, dịch vụ giá trị gia tăng CNTT, dịch vụ truyền thông, công nghiệp viễn thông - CNTT....
"VNPT cần giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực viễn thông VN, góp phần hình thành thị trường viễn thông bền vững, cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh", Bộ trưởng chỉ đạo.
Bộ trưởng khẳng định Chính phủ đã xem xét, nghiên cứu rất thận trọng trước khi đưa ra phương án tái cơ cấu VNPT cuối cùng, và Quyết định 888 sẽ "quyết định rất nhiều đến sự phát triển của cả thị trường viễn thông chứ không riêng gì Tập đoàn".
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ nay đến năm 2015, Bộ TT&TT và VNPT sẽ phải hoàn thành xong tất cả các nội dung tái cơ cấu, song mục tiêu phấn đấu của Bộ sẽ là hoàn thành xong các nội dung ngay trong năm 2014, để bắt đầu từ thời điểm ngày 1/1/2015, VNPT có thể chính thức hoạt động theo mô hình mới và đến hết năm 2015 thì hoàn thành xong nhiệm vụ tái cơ cấu.
Bộ TT&TT và Bộ Tài chính sẽ tiến hành thẩm định vốn điều lệ của Tập đoàn, cũng như cơ cấu lại Tập đoàn trên tình thần tinh gọn, giảm đầu mối, tăng cường quyền tự chủ cho các công ty con, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh cho Tập đoàn.
Đặc biệt, Bộ trưởng chỉ đạo VNPT cần đặc biệt quan tâm tới việc phát triển công nghiệp CNTT, công nghiệp điện tử thông qua việc xây dựng Công ty TNHH MTV VNPT - Technology thành một thương hiệu Việt hàng đầu về công nghệ. "Tập đoàn cần đầu tư tích cực cho VNPT-Technology để tăng tỷ lệ nội địa hóa các thiết bị viễn thông, điện tử, thay thế dần thiết bị ngoại nhập, tiến tới một nền công nghiệp CNTT tự chủ. Bản thân VNPT cần phải trở thành khách hàng đầu tiên đặt hàng VNPT - Technology để ủng hộ sản phẩm do đơn vị thành viên sản xuất ra, từ đó giúp thương hiệu lan tỏa ra trong nước và quốc tế".
Ba đơn vị được điều chuyển nguyên trạng từ VNPT về Bộ TT&TT gồm Công ty VMS (MobiFone), Bưu điện Trung ương, Học viện Bưu chính - Viễn thông sẽ được chính thức bàn giao từ ngày 1/7/2014.
Trọng Cầm
" alt=""/>VNPT sẽ hoàn thành tái cơ cấu vào cuối 2015Theo báo cáo từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia, trong ngày 19/3, có thêm 3.425 người được tiêm chủng vắc xin Covid-19, nâng tổng số liều vắc xin đã tiêm trong cả nước lên 30.971.
Nhóm được tiêm đều là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
Những cơ sở y tế gồm Bệnh viện Việt Tiệp cơ sở 2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Dã chiến Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp Mười, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã kết thúc tiêm vắc xin trong đợt này.
Từ nay đến cuối tháng 3/2021, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng sẽ tổ chức các khóa tập chuyên môn cho 44 tỉnh còn lại để sẵn sàng cho triển khai khi đợt vắc xin Covid-19 tiếp theo về đến nước ta.
Nguyễn Liên
Những người trên 65 tuổi có nguy cơ tái nhiễm Covid-19 cao hơn so với các nhóm tuổi khác.
" alt=""/>Sáng nay không có ca mới, cả nước đã có trên 30.000 người được tiêm vắc xin Covid