Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ (NEA) Becky Pringle cho biết, với việc các vụ xả súng ở trường học ngày càng gia tăng và việc học tập bị gián đoạn do đại dịch gây ra đã khiến giáo viên ngày càng cảm thấy kiệt sức. Các trường công đang gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân đội ngũ nhân viên giáo dục có trình độ.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu EdWeek và Đại học Merrimack, cứ 3 giáo viên có 1 người cho biết họ có khả năng nghỉ việc và tìm một công việc khác trong hai 2 năm tới.
“Tình trạng hiện tại giống như một vụ cháy cấp 5. Điều này không mới, nhưng giống như mọi vấn đề khác, đại dịch đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.” ông Pringle nhận định.
Nỗi ám ảnh kéo dài sau mỗi vụ xả súng
Kể từ vụ xả súng ở trường Uvalde (5/2022), đã có 66 vụ xả súng tại các trường học trên khắp nước Mỹ, bao gồm 25 vụ tại trường đại học, và 41 vụ tại các trường cấp dưới, theo dữ liệu được hãng tin CNN thu thập đến ngày 25/5/2023.
Theo ông Pringle, nhà trường và thầy cô cảm thấy ám ảnh và nặng nền sau mỗi vụ xả súng. Theo một cuộc khảo sát năm 2018 do NEA thực hiện, hơn 60% giáo viên cho biết họ lo lắng về một vụ xả súng hàng loạt thường trực xảy ra tại trường học của họ.
“Nỗi sợ hãi và đau buồn này như có tính chu kỳ, thỉnh thoảng lại trỗi dậy trong mỗi giáo viên.”
Cô giáo Briana Takhtani đã từ bỏ công việc mà cô “mơ ước” là giảng dạy ở trường trung học ở ngoại ô thành phố New York vào năm 2021, sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi các vụ xả súng ở trường học gia tăng.
“Chúng tôi không chỉ là giáo viên, chúng tôi còn giống như những người tư vấn hoặc người trông trẻ một chút. Đôi khi chúng tôi đóng vai trò như những người mẹ”, cô Takhtani nói với CNN.
“Với Covid-19 và những cuộc khủng hoảng hàng ngày khác, mọi việc trở nên quá sức và tôi không thể giải quyết.”
Theo một cuộc khảo sát năm 2022 do NEA thực hiện, hơn một nửa số giáo viên Mỹ cho biết họ có nhiều khả năng nghỉ hưu sớm như “dư chấn” sau đại dịch Covid-19. Tỷ lệ đó cao hơn đối với giáo viên gốc Tây Ban Nha, Mỹ Latinh và da đen.
“Lương giáo viên nổi tiếng là thấp”
Bên cạnh đó, ông Pringle cho biết, sự thiếu hụt giáo viên một phần cũng là “do lương giáo viên nổi tiếng là thấp”. Theo BLS, việc lương thưởng cho các nhà giáo dục đã không thay đổi trong hai thập kỷ qua và cũng không được điều chỉnh theo lạm phát.
Khoản tiền nhận được mờ nhạt hơn nhiều so với các công việc đòi hỏi trình độ học vấn và chuyên môn tương tự.
“Chúng ta tuyển dụng giáo viên nhưng họ rời đi rất nhanh vì vấn đề “cơm áo gạo tiền”. Theo khảo sát của EdWeek/Merrimack College, gần một nửa, 45%, giáo viên nói rằng họ không cảm thấy được công chúng tôn trọng hoặc coi là người có trình độ chuyên môn.”
Ngày càng nhiều tiếng nói kêu gọi hành động để giải quyết vấn đề trên, với các giải pháp như tăng lương giáo viên, thuê thêm nhân lực, phân bổ thời khóa biểu để tránh giáo viên và học sinh kiệt sức hay cung cấp thêm hỗ trợ sức khỏe tâm thần và hành vi cho học sinh.
Tử Huy
Có nghĩa, xét về năng lực các cầu thủ Việt Nam được đánh giá không thấp và cũng từng được nhiều đội bóng trong khu vực từ Thái Lan, Indo, Malaysia mời gọi… Thế nhưng rốt cuộc đến lúc này chỉ còn duy nhất Công Phượng đang tìm kiếm cơ hội tại Nhật Bản càng đáng buồn.
Vì lý do gì cầu thủ Việt ngại xuất ngoại thì đã từng được chỉ ra như sợ thất bại, chưa ổn về ngoại ngữ, văn hoá, năng lực và chế độ đãi ngộ… điều này khiến bóng đá hay đội tuyển Việt Nam cũng vì thế tiến chậm, thành tích thiếu sự ổn định so với Thái Lan, đặc biệt ở thời điểm hiện tại.
Đến lúc VFF cần hành động
Về cơ bản, VFF không thể can thiệp vào chuyện cầu thủ ra nước ngoài thi đấu bởi đây là việc cá nhân hay quyền lợi từ CLB chủ quản với đội bóng muốn chuyển nhượng.
Nếu vậy VFF có thể làm được gì nhằm đưa tuyển Việt Nam trở lại vinh quang, chiến thắng trong bối cảnh mà các đội bóng cùng khu vực nhập tịch ồ ạt hay tiến bộ lên từng ngày nhờ vào nhóm các cầu thủ ra nước ngoài thi đấu?
Không dễ, nhưng chẳng phải bế tắc nếu VFF xây dựng được một chiến lược, kế hoạch đưa các cầu thủ trẻ đi “du học” bóng đá hoặc kết hợp đào tạo với các quốc gia phát triển hơn.
Thực tế, thời gian qua các lứa U của bóng đá Việt Nam cũng từng được VFF cho xuất ngoại theo cách nói trên như U17 sang Đức du đấu chẳng hạn, tuy nhiên muốn tốt thêm xem chừng vẫn cần một kế hoạch dài hơi, thường xuyên hơn thay vì chờ lời mời từ đối tác.
Cơ chế chưa cho sử dụng cầu thủ nhập tịch, lứa cầu thủ tài năng trụ cột ở tuyển Việt Nam vẫn ngại hay sợ xuất ngoại nên bắt buộc VFF phải tính xa, nếu không muốn tụt lại thời điểm Indonesia, Thái Lan… đang rất thành công bằng chính sách nhập tịch hay xuất ngoại.