Liên thông thủ tục hành chính nhiều sở, ngành trên địa bàn thành phố. Ảnh minh họa: Internet
Công bố kèm theo Quyết định này là danh mục 198 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực LĐTB&XH. Trong đó: 11 thủ tục liên thông với cấp Trung ương; 135 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở LĐTB&XH, Sở Nội Vụ, các Sở chủ quản; 32 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; 20 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bãi bỏ 190 TTHC lĩnh vực LĐTB&XH, trong đó: 71 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở LĐTB&XH, 67 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; 52 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết UBND cấp xã thuộc thành phố Hà Nội.
Trong đó, có các TTHC thuộc lĩnh vực Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, An toàn lao động, Người có công, Lao động - Việc làm, Bảo trợ xã hội, Việc làm, Dạy nghề, Bảo trợ xã hội…
Theo đánh giá, Hà Nội có rất nhiều đột phá, sáng tạo trong cải cách hành chính, ứng dụng mạnh mẽ CNTT, xây dựng thành phố thông minh, tăng cường công khai, minh bạch.
Cụ thể, trong thời gian qua công tác cải cách TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá của Thành phố. Thành phố đã tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đối với các nhóm TTHC trọng tâm. Năm 2017, Thành phố thông qua phương án đơn giản hóa TTHC năm 2016 đối với 183 TTHC, tiết kiệm chi phí tuân thủ TTHC trên 34 tỷ đồng/năm.
Sang năm 2018, Hà Nội thông qua phương án đơn giản hóa TTHC năm 2017 đối với 61 TTHC, tỷ lệ đơn giản hóa đạt trên 23,3% (dự kiến chi phí tiết giảm cho tổ chức, cá nhân khoảng 43 tỷ đồng/năm).
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ, Thành phố đã xây dựng Kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; ban hành quy định liên thông trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình điện trung áp; cấp Phiếu lý lịch tư pháp-Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài... Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đã tiết giảm chi phí thực hiện TTHC cho doanh nghiệp và người dân, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn Thành phố.
" alt=""/>Hà Nội công bố thêm nhiều TTHC liên thông với cấp Trung ươngCon số này được ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường chia sẻ trong hội thảo "Sở hữu trí tuệ và các vấn đề trong việc thực thi quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”. Đây là lần thứ 13 hội thảo này được tổ chức bởi Hiệp Hội các nhà sản xuất xe máy Châu Á (FAMI), Hiệp hội các nhà xe máy Việt Nam (VAMM) tổ chức.
Nội dung hội thảo xoay quanh các vấn đề về tình hình xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực xe máy. Theo đó, thực trạng cho thấy, nhiều kiểu dáng xe máy có xuất xứ Trung Quốc và xe máy điện được lắp ráp tại Việt Nam, Trung Quốc đang xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và hiện tượng sản xuất, buôn bán phụ tùng xe máy, mũ bảo hiểm, dầu nhớt giả mạo nhãn hiệu đang ngày càng gia tăng.
Cụ thể thì theo chia sẻ từ ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường (Bộ Công thương), năm 2016, Cục quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý tổng số 2.530 vụ việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT (bao gồm hàng giả, hàng nhái) và tịch thu gần 97.200 sản phẩm vi phạm.
Đến hết tháng 6/ 2017, số vụ vi phạm trong lĩnh vực này đã lên đến 2.721 vụ với trị giá hàng hóa vi phạm vào khoảng gần 21,9 tỷ đồng. Đáng kể là theo chia sẻ từ ông Tín, số lượng phụ tùng xe máy giả bị xử lý là 9.730 phụ tùng các loại. Trong đó, phần lớn là phụ tùng nhập lậu với tổng số lên tới 9.192 phụ tùng. Số còn lại là phụ tùng nhãn hiệu giả sản xuất trong nước.
Đối với mặt hàng xe máy và xe chạy điện thì trong 6 tháng đầu năm qua, tổng số vụ việc phát hiện và xử lý đã lên tới 733 với tổng giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 2 tỷ đồng với số tiền xử phạt là 1,2 tỷ đồng. Đáng chú ý là theo chia sẻ từ các ý kiến trong hội thảo cho thấy, lượng linh kiện giả, linh kiện nhập lậu từ Trung Quốc về rất lớn và trong đó mức tiêu thụ tại các thành phố lớn và vùng lân cận là chủ yếu.
" alt=""/>Đau đầu vì phụ tùng xe máy giả và phụ tùng nhập lậuĐại Hội Võ Lâm là giải đấu liên server theo cụm. Các game thủ có Lực Chiến thuộc Top 200 ở mỗi máy chủ có thể tham gia tranh tài với nhau để giành lấy vinh quang về cho tổ đội, Bang hội cũng như máy chủ của mình.
Đại Hội Võ Lâm có 4 hạng giải với hình thức thi đấu khác nhau là Song Đấu, Tam Đấu, Tam Quyết Đấu và Tứ Đấu. Mỗi hạng giải đều chọn ra Võ Lâm Chí Tôn và phần thưởng riêng. Tuỳ theo từng hạng giải mà người chơi có thể mang theo Đồng Hành trợ chiến hoặc không.
Đại Hội Võ Lâm mùa đầu tiên sẽ mở báo danh từ ngày 28/09 đến 30/09. Trong thời gian báo danh, game thủ cần đạt được cấp 60 trở lên và nâng cao lực chiến để lọt vào Top 200 Lực Chiến tại máy chủ của mình. Mỗi hạng giải sẽ trải qua Vòng Loại và Vòng Chung Kết. Đặc biệt, trong trận Chung Kết, tất cả người chơi liên server (dù không tham gia thi đấu) đều có thể tham gia Quan Chiến và dự đoán quán quân để nhận thưởng.
Mỗi thể thức thi đấu sẽ chọn ra chiến đội Võ Lâm Chí Tôn, Á Quân và các thứ hạng khác nhau. Ngoài các phần thưởng như điểm kinh nghiệm, quà Đại Hội Võ Lâm, lì xì toàn máy chủ…, Quán quân từng hạng giải còn nhận được danh hiệu Võ Lâm Chí Tôn và những gia cụ đặc biệt để nâng cấp Gia Viên của mình.
Ai sẽ trở thành Võ Lâm Chí Tôn đầu tiên của Võ Lâm Truyền Kỳ Mobile? Hãy cùng theo dõi tại trang chủ VLTK Mobile: http://vltkm.zing.vn/
Trải nghiệm VLTK Mobile: Kiếm Ca Giang Hồ tại http://m.onelink.me/1aece126
Tham gia cộng đồng VLTK Mobile: https://www.facebook.com/vltkm.zing.vn/
" alt=""/>VLTK Mobile chính thức khởi động Đại Hội Võ Lâm