Một mục tiêu cụ thể của bộ chỉ số DTI cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT là giúp các cơ quan, đơn vị biết được hiện trạng chuyển đổi số, những điểm mạnh cần phát huy, các điểm yếu cần khắc phục. Cùng với đó, cung cấp thông tin hỗ trợ cho cơ quan, đơn vị thực hiện các giải pháp phù hợp để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra tại Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ giai đoạn 2021 - 2025 cũng như Kế hoạch chuyển đổi số hằng năm của Bộ.
Bên cạnh việc bám sát nội dung các Chương trình, Chiến lược về chuyển đổi số, bộ chỉ số DTI cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT cũng được xây dựng theo các nguyên tắc bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của Bộ; có tính nhất quán về chu kỳ đánh giá và dữ liệu, số liệu để phục vụ đánh giá; tăng cường thu thập dữ liệu sẵn có để phục vụ đánh giá; có tính mở và được cập nhật, phát triển phù hợp với thực tiễn…
Được áp dụng với 35 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT (không bao gồm doanh nghiệp), bộ chỉ số DTI mới được Bộ ban hành gồm 8 chỉ số đánh giá chính: Nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, hoạt động chuyển đổi số, dữ liệu số và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Mỗi chỉ số chính có các chỉ số thành phần khác nhau.
Trong đó, chỉ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến chỉ áp dụng với 12 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ với đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bao gồm 2 vụ, 8 cục và 2 trung tâm.
Bộ TT&TT cũng xác định cụ thể thang điểm, phương pháp đánh giá cho từng chỉ số chính, chỉ số thành phần để từ đó xác định được giá trị DTI của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Cụ thể, tổng điểm của 8 chỉ số chính với 58 chỉ số thành phần là 700 điểm.
Bộ TT&TT sẽ định kỳ hằng năm tổ chức xác định, công bố kết quả đánh giá DTI của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, gắn với thi đua - khen thưởng. Việc đánh giá, xếp hạng các đơn vị sẽ dựa trên 3 nhóm chỉ số: Nhóm chỉ số chung với 7 chỉ số chính là nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, hoạt động chuyển đổi số và dữ liệu số; nhóm cung cấp dịch vụ công trực tuyến gồm các chỉ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến; nhóm dữ liệu số gồm các chỉ số dữ liệu số.
Bộ TT&TT cũng dự kiến sẽ xây dựng và vận hành hệ thống cho phép thu thập, đánh giá và xếp hạng theo công thức tương ứng; cho phép tra cứu trực tuyến kết quả đánh giá DTI của cơ quan, đơn vị.
Trung tâm Thông tin là đơn vị được Bộ TT&TT giao trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện bộ chỉ số DTI cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin tham mưu, đề xuất hình thức khen thưởng, đánh giá, xếp loại phù hợp với các đơn vị thực hiện tốt việc chuyển đổi số; đồng thời lồng ghép các tiêu chí đánh giá về chuyển đổi số vào bộ chỉ số cải cách hành chính của Bộ.
Trong 3 năm gần đây, với vai trò là cơ quan dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT đã tổ chức đánh giá, xếp hạng chỉ số chuyển đổi số - DTI của các bộ, ngành, địa phương. Kết quả đánh giá cho thấy, điểm số của Bộ TT&TT đã liên tục được cải thiện và luôn có tên trong Top 7 các bộ có cung cấp dịch vụ công.
Kế hoạch chuyển đổi số Bộ TT&TT giai đoạn đến năm 2025 đã nêu rõ, công tác triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của Bộ tập trung giải quyết 3 vấn đề căn bản, bao gồm: Kiểm soát việc liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các tài nguyên CNTT trên cơ sở sử dụng các nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan; Dữ liệu số được liên tục cập nhật, nâng cao chất lượng khi triển khai các hệ thống thông tin, chia sẻ phục vụ ra quyết định chỉ đạo, điều hành và tạo ra các thông tin tham chiếu gốc, cung cấp cho nhiều nhóm đối tượng sử dụng thuộc lĩnh vực quản lý; Hình thành một không gian ứng dụng CNTT có tính cộng tác, đơn giản, lấy người sử dụng làm trung tâm, phục vụ đầy đủ nhu cầu quản lý, thực hiện hành chính công vụ và chuyên môn, nghiệp vụ trên môi trường mạng. |
Theo cáo trạng, bị cáo Sang làm nghề mua bán cây kiểng, do cần tiền tiêu xài nên nảy sinh ý định đi trộm cây mai có giá trị cao để bán. Từ tháng 5-9/2023, Sang cầm đầu thực hiện 2 vụ trộm cây mai ở huyện Cái Bè (Tiền Giang).
Trong một vụ việc, Sang rủ đồng bọn đến nhà ông N.V.H. (66 tuổi, ngụ xã Hậu Mỹ Phú, huyện Cái Bè) trộm cây mai vàng thân xù, dáng long, chiều cao khoảng 4m, bề hoành 100cm, trị giá 2,5 tỷ đồng.
Ban đầu, Sang chạy ô tô chở đồng bọn đi 'thám thính' địa bàn. Khi đến trước nhà ông H., các bị cáo Sang, Thành, Rô xuống xe, giả vờ đi vệ sinh để quan sát cây mai.
Sau đó, cả nhóm lái xe về TP Cần Thơ để bàn bạc cách thức trộm, cất giấu cây mai. Sang hướng dẫn đồng bọn cắt cành, ngọn cây mai từ gốc lên cao khoảng 1,5m để dễ vận chuyển. Gã còn chỉ đạo đồng bọn cây mai trộm được thì đem đến đặt tại đường dân sinh cặp cao tốc…
Tối 4/6/2023, Thanh, Thành, Rô, Châu đi xe tới nhà ông Hồng. Tới nơi, cả nhóm thấy nhà ông Hồng đóng cửa, đường vắng không người qua lại. Thanh và Thành cảnh giới; Rô, Châu cầm dụng cụ vào trong đào trộm cây mai, rồi chở đến đặt vị trí đúng như Sang đã hướng dẫn trước đó.
Sang lái ô tô chở Lam chạy đến lấy cây mai đem về, cất giấu tại tỉnh Sóc Trăng. Sau đó, Thành, Rô và Châu gặp Sang nhận 90 triệu đồng tiền công lấy trộm cây.
Tháng 9/2023, Sang điện thoại rủ Rô đi trộm cây mai, bán lấy tiền tiêu xài. Hai đối tượng chạy xe đến vườn mai của ông N.V.N. (55 tuổi, ở xã Hậu Mỹ Bắc A). Tại đây, Sang chỉ tay và nói với Rô "đếm hàng đầu từ ngoài hướng QL1 đi vào cây mai thứ 3 thì trộm”. Tối đến, Rô chạy xe máy một mình đi trộm mai của ông N.
Khi Rô chuyển cây mai được khoảng 600m thì bị người dân phát hiện truy hô, rượt đuổi nên gã bỏ xe gắn máy và cây lại…
Theo cơ quan điều tra, trong vụ án này, bị cáo Sang giữ vai trò chủ mưu; các bị cáo Rô, Thành, Châu và Thanh trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội; bị cáo Lam giữ vai trò giúp sức.
HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Sang 19 năm tù; Lam 12 năm tù; Thành 14 năm tù; Rô 15 năm tù; Thanh 13 năm tù và Châu 14 năm tù.
Tại Hà Nội, nhu cầu nhà ở của người dân là rất lớn. Loại nhà được gọi là “chung cư mini” đã tạo nơi ở cho nhiều người… nhưng vì quản lý không tốt nên mới xảy ra việc cháy vừa qua. Vì thế, việc quản lý nhà ở riêng lẻ, chung cư cần phải làm tốt.
Ông Chính cho rằng, những người đưa ra ý kiến nhìn vấn đề đô thị sạch đẹp, văn minh, hiện đại mà không nhìn thấy các vấn đề hiện thực của xã hội, hiện thực của nền kinh tế và quá trình đô thị hóa.
Vấn đề ở đây chúng ta cần quan tâm đến công tác quản lý. Làm sao để những khu vực thấp tầng đó có quản lý tốt về giao thông, hạ tầng, kiến trúc, xây dựng thế nào để phù hợp với yêu cầu của phát triển đô thị.
“Đề xuất đó không phù hợp, thiếu thực tiễn và không hiểu được hết quá trình đô thị hóa. Nói thì ai cũng nói được, vấn đề thực hiện không đơn giản thế. Nên có quản lý tốt, hạ tầng tốt, có thêm tiết chế về văn hóa, xã hội để phục vụ tốt nhất cho người dân là hạnh phúc nhất.
Làm sao mà bỏ đi được, nhà đó là diện dân cư rất lớn; còn việc xây dựng nhà cao tầng ở Hà Nội cũng chỉ phục vụ được một số người dân chứ không phải tất cả”, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nói.
Ở góc độ là chuyên gia kiến trúc đô thị, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói thẳng: “Việc này không làm được”.
Bởi theo ông, đô thị nào cũng có những kiến trúc truyền thống, hiện hữu như nhà lô phố… tồn tại đến hàng triệu căn nhà chứ không thể xóa đi để xây cao tầng được. Đây là vấn đề không tưởng.
“Nên học quy hoạch của người Pháp, họ làm quy hoạch ô bàn cờ để chia các khu vực thành từng ô, có giao thông thuận tiện, xe cứu hỏa, cứu thương đi vào được… Từ đó mới chỉnh trang kiến trúc đô thị ở khu vực đó.
Đặc trưng của đô thị Việt Nam là từ làng lên phố. Ở đó có hàng triệu người dân ở, nên không phải bảo bỏ đi rồi xây chung cư vào đó được”, ông Tùng nhấn mạnh.
Cũng cho rằng, đề xuất bỏ nhà thấp tầng là “không phù hợp thực tiễn, không phù hợp với lịch sử phát triển các đô thị Việt Nam”, vị chuyên gia kiến trúc đô thị cho hay, muốn chỉnh trang phải có quy hoạch chi tiết, từ đó mới quy hoạch được mạng lưới hạ tầng.
“Những ngôi nhà đó đang tham gia vào phát triển nhà ở, trong khi nhiều người dân thiếu chỗ ở. Thế nhưng phải có định hướng, kiểm soát từ cấp phép xây dựng. Chỗ nào cho xây 3 tầng, 5 tầng… còn cấp phép 6 tầng lên 9 tầng là tùy tiện, gây phản cảm trong xã hội.
Không phải đơn thuần nói xóa là xóa; cũng không hạn chế được, người dân đang có nhu cầu ở nhưng không phải ai cũng có tiền ở chung cư thương mại, đến nhà ở xã hội cũng 20 triệu đồng/m2, người nghèo đô thị làm sao có tiền”, ông Tùng nói thêm.