Bệnh nhân đột quỵ được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu
Tăng huyết là căn nguyên gây ra 80% ca đột quỵ tại Việt Nam. Theo các nghiên cứu, chỉ cần giảm mỗi 2 mmHg huyết áp sẽ giúp giảm 10% tử vong do đột quỵ. Nếu đưa huyết áp về mức tối ưu 120/80 mmHg sẽ phòng ngừa được biến chứng đột quỵ ở hầu hết các trường hợp.
Tăng huyết áp lâu ngày sẽ làm tăng xơ vữa động mạch, hình thành các cục máu đông, dễ gây nhồi máu não. Ngoài ra, tăng huyết áp cũng làm tăng áp lực các động mạch não khiến các mạch máu dễ vỡ, gây đột quỵ chảy máu não.
Trời rét cũng khiến nhiều người dân có xu hướng ăn mặn hơn, ăn nhiều dầu mỡ hơn trong khi giảm vận động…
“Nguy hiểm nhất là khi trời rét, các bệnh nhân tăng huyết áp lười uống thuốc, hết thuốc nhưng ngại đi khám lại khiến huyết áp không thể kiểm soát”, TS Phương nhấn mạnh.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có trên 200.000 ca bị đột quỵ và tiếp tục tăng khoảng 2% sau mỗi năm, tuy nhiên người dân chưa thực sự có kiến thức về đột quỵ và các biện pháp dự phòng, sơ cứu.
“Chúng tôi luôn mơ ước bệnh nhân đến viện trước 3 giờ kể từ khi khởi phát nhưng cực kỳ khó, chỉ có một số ít ca bệnh ở Hà Nội, còn lại hầu hết đều đến muộn. Nhiều trường hợp nhập viện sau 2-3 ngày, khi đó điều trị rất khó khăn, khả năng hồi phục hạn chế”, TS Phương nói.
Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian là não. Nếu bệnh nhân nhồi máu não đến viện trước 4,5 giờ có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết, nếu trước 6 giờ có thể lấy huyết khối. Theo thống kê, nếu dùng tiêu sợi huyết trong 90 phút đầu tiên, cứ 4-5 bệnh nhân sẽ có 1 người hồi phục hoàn toàn.
TS.BS Đào Việt Phương
Với bệnh nhân xuất huyết não, khi đến sớm sẽ được kiểm soát huyết áp, giảm di chứng sau đột quỵ khá nhiều.
Theo TS Phương, có 3 nguyên nhân chính khiến người bệnh đột quỵ đến viện muộn:
Thứ nhất, do bản thân người bệnh, người nhà không nhận thức được những dấu hiệu của đột quỵ, thường nghĩ bị cảm.
Thứ hai, nhiều trường hợp biết bị đột quỵ nhưng cho rằng cần phải nằm một chỗ, không di chuyển nên “cố thủ” ở nhà. Nhiều trường hợp nằm mãi không đỡ mới đến viện, khi đó bác sĩ không thể can thiệp được gì.
Thứ ba, người dân chưa có thói quen gọi 115 để hỗ trợ trước khi đến viện. Nhiều gia đình ở rất xa vẫn đưa tới Hà Nội làm mất thời gian vàng trong khi Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện chương trình tiêu huyết khối tới 27 tỉnh, thành, nhiều bệnh viện tuyến huyện cũng đã làm được.
Việc gọi cấp cứu sẽ giúp gia đình được tư vấn, hỗ trợ giai đoạn đầu, được hướng dẫn vận chuyển bệnh nhân an toàn nếu xe cấp cứu ở xa.
Để phát hiện sớm đột quỵ, TS Phương lưu ý 5 dấu hiệu:
- Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể).
- Đột ngột mất ngôn ngữ, giọng bị méo hoặc nói khó.
- Thị lực một bên đột ngột bị mất.
- Đau đầu dữ dội.
- Cơ thể mất thăng bằng, chóng mặt.
Nếu ai có bất cứ triệu chứng nào như trên, thậm chí không rõ ràng, ngay lập tức gọi cấp cứu 115, vận chuyển người bệnh an toàn tới bệnh viện gần nhất.
Thúy Hạnh
Khi bạn phát hiện người đột quỵ, cần đưa họ đến viện càng sớm càng tốt. Nếu cố trì hoãn giữ tại nhà để điều trị sẽ làm mất cơ hội vàng cứu chữa.
" alt=""/>Tăng bệnh nhân chảy máu não vì trời rét đậmChia sẻ với VietNamNet, chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu cho biết, dự án Chống lừa đảo đã phải trải qua môt hành trình dài thuyết phục Twitter, cả về vấn đề pháp lý, ràng buộc và ký kết giấy tờ; phải nộp hồ sơ giấy phép kinh doanh của mình để đối tác kiểm chứng.
Twitter cũng đưa ra những ràng buộc gắt gao nhằm kiểm soát kỹ càng các link bị chặn lọc, tránh sự nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến uy tín đôi bên.
“Mỗi khi “danh sách đen” của Chống lừa đảo bổ sung liên kết mới, khoảng từ 2 đến 5 ngày sau, đường link này bắt đầu bị chặn trên twitter. Tuy có mối quan hệ hợp tác với nhau, Twitter không phải trả bất kỳ chi phí nào bởi Chống lừa đảo là dự án phi lợi nhuận”, ông Hiếu nói.
Theo ông Ngô Minh Hiếu, thực tế những công cụ tương tự đã có nhiều trên thế giới. Song sản phẩm của dự án Chống lừa đảo được phát triển nhằm hướng sự bảo vệ chính vào nhóm đối tượng người dùng Internet Việt Nam.
Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo trên không gian mạng tại Việt Nam ngày một tinh vi với sự xuất hiện của một số thủ đoạn mới. Ngoài phương thức lập website giả mạo lừa lấy thông tin người dùng như trước kia, đang có nhiều cuộc gọi giả danh cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, các sàn coin lừa đảo trá hình hiện cũng rất phổ biến tại Việt Nam, kế đến là tình trạng lừa đảo giới thiệu việc nhẹ lương cao rồi bán người sang Campuchia. Đây đều là nguồn cơn dẫn đến những vụ việc đau lòng mà dự án Chống lừa đảo muốn góp sức nhằm ngăn chặn.
Sau khi trở thành đối tác với Twitter, dự án Chống lừa đảo đang hướng đến việc đưa sản phẩm lên Facebook và Cloudflare. Ông Ngô Minh Hiếu nhận định, đây sẽ là một hành trình dài bởi việc thuyết phục các nền tảng này không hề đơn giản.
Trọng Đạt
" alt=""/>Sau Twitter, Hiếu PC sẽ đưa công cụ chống lừa đảo Make in Việt Nam lên FacebookKết quả của nghiên cứu sẽ hỗ trợ việc sàng lọc chủ động lao phổi bằng chụp X-quang và dự báo được dịch tễ bệnh lao thông qua các chỉ số thực tiễn.
Theo các chuyên gia tham dự hội nghị, trí tuệ nhân tạo (AI) hiện có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi, có thể giúp cho sàng lọc ung thư phổi sớm, phân tích các dữ liệu gene, gợi ý các chương trình điều trị phù hợp nhất với từng người bệnh và tiên lượng kết quả điều trị. Điều này đem lại hy vọng và có giá trị lớn trong chăm sóc người bệnh.
Cũng theo các chuyên gia, AI sẽ không thay thế các thầy thuốc nhưng "các thầy thuốc ứng dụng AI sẽ thay thế các thầy thuốc không ứng dụng".
Hội nghị lần này cũng giới thiệu về cụm công trình nghiên cứu của chuyên ngành mới được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ năm 2022 làm tiền đề khoa học cho tiến trình chấm dứt bệnh lao.
Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc của Hội Phổi Việt Nam bắt đầu được tổ chức từ năm 2005, diễn ra 2 năm 1 lần. Từ năm 2023, đây sẽ trở thành hội nghị khoa học thường niên.