Ngày 31/5, nam sinh cùng bạn gái đi xe máy từ Long An về TP Cần Thơ, trên tuyến N2 qua tỉnh Đồng Tháp, đến phà Phong Hòa và vào địa bàn phường Thới An, quận Ô Môn.
Sau đó, nam sinh đến khai báo tại phường Thới An. Đến 16h30 cùng ngày, ngành chức năng vận động đưa nam sinh đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm lần 1 cho kết quả âm tính.
Ngày 14/6, kết quả xét nghiệm lần 2 vẫn âm tính. Tuy nhiên, đến ngày 20/6 (gần ngày kết thúc cách ly tập trung), ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm lần 3 thì nam sinh nói trên dương tính với SARS-Cov-2.
“Nam sinh đã được cách ly tập trung 20 ngày, khi lấy mẫu xét nghiệm chuẩn bị hoàn thành cách ly thì phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. Đối với ca này, mọi chuyện đều được ngành y tế kiểm soát chặt chẽ”, ông Tồn nói.
Hiện, nam sinh trên đã được đưa đến cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ.
H.Thanh
Tối 15/6, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế TP Cần Thơ Nguyễn Phước Tồn cho biết, nam tài xế về từ Tiền Giang đã có kết quả âm tính SARS-CoV-2.
" alt=""/>Nam sinh từ TP.HCM về Cần Thơ, dương tính CovidTheo đại diện VAMA, doanh số tăng trong tháng 10/2021 nhờ vào 2 yếu tố chính: Hoạt động trở lại của tất cả các đại lý ô tô trên toàn quốc, cũng như sự phục hồi nhanh chóng của các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc, tăng 132% so với tháng trước; và mới đây là thông tin từ Chính phủ về việc áp dụng mức giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ được áp dụng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, doanh số tháng 10/2021 vẫn giảm 10,4% so với tháng 10/2020. Doanh số bán ra của thị trường lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10/2021 vẫn thấp hơn so với cùng kỳ trong thời điểm trước đại dịch (mười tháng của năm 2021 so với mười tháng đầu 2019 giảm 16%).
Theo giới kinh doanh, sự phục hồi của thị trường ô tô trong tháng 10/2021 là một tin vui và mở ra kỳ vọng cho mùa bán hàng cuối năm đang đến gần. Đây không phải là tháng đầu tiên doanh số thị trường ô tô tăng trưởng sau dịch, tuy nhiên, để giữ được đà tăng trưởng tốt thì các hãng, đại lý xe cũng cần phải có những chính sách bán hàng phù hợp.
Anh Nguyên Văn Đạt - chủ một showroom xe tại Hà Nội cho biết, thị trường ô tô đang có nhiều dấu hiệu tích cực để các hãng có thể bứt phá về doanh số trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, để có được những con số tốt trong các tháng vừa qua sau đại dịch cũng là nhờ việc nhiều mẫu xe được các hãng giảm giá, tặng phí trước bạ... Nhưng, nếu các hãng, đại lý không duy trì được thời gian tới thì dù có giảm phí trước bạ 50% cũng sẽ khó có thể kích cầu mạnh mẽ được tiêu dùng do nền kinh tế chung vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng, việc mua sắm các tài sản giá trị vẫn không được ưu tiên trong tiêu dùng cá nhân.
"Theo tôi, nếu được áp dụng giảm phí trước bạ 50% và cộng với việc các hãng có những ưu đãi phù hợp, thì thị trường ô tô dịp cuối năm 2021, đầu 2022 sẽ có nhiều "bùng nổ". Những gia đình đang có nhu cầu về xe sẽ không chần chừ để chi tiền cho việc mua đi Tết" - anh Đạt nhấn mạnh.
Người tiêu dùng lo sẽ cắt khuyến mại sau khi giảm phí trước bạ 50%
Mới đây, Văn phòng Chính Phủ đã có văn bản chính truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về việc rà soát giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Văn bản nêu rõ: Đồng ý áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xây dựng, ban hành các Thông tư giảm phí, lệ phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khẩn trương rà soát, đề xuất điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí, lệ phí (bao gồm cả các khoản phí, lệ phí đã giảm trong năm 2021) thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, gửi Bộ Tài chính để xem xét, ban hành theo thẩm quyền và quy định của pháp luật để tiếp tục hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ.
Trước đó, vào ngày 27/10/2021, Bộ Tài Chính đã đề xuất với Chính phủ về việc tiếp tục giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng. Như vậy mức thu lệ phí trước bạ lần đầu bằng 50% mức thu được quy định tại Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP, từ là từ 5 – 6% giá trị xe.
Bộ Tài chính dự kiến thời gian thực hiện chính sách và hiệu lực thi hành của Nghị định từ ngày 15/11/2021 đến hết ngày 15/5/2022. Tuy nhiên, trường hợp Nghị định được Chính phủ ký ban hành sau ngày 15/11/2021, Bộ Tài chính trình Chính phủ thời gian thực hiện và hiệu lực thi hành của Nghị định được quy định từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022. Sau thời gian được giảm mức thu được đề cập ở trên thì mức thu lệ phí trước bạ sẽ thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều này đã mở ra nhiều hy vọng đối với các hãng xe vì là cơ hội để thúc đầy doanh số thời gian tới. Đồng thời cũng là tin vui đối với những người tiêu dùng đang có nhu cầu mua xe.
Anh Nguyễn Văn Cường - Mỹ Đình, Hà Nội cho biết, gia đình anh cũng đang có dự định mua một chiếc xe để đi lại và nếu được giảm phí trước bạ 50% thì thật là mừng vì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền khi nộp phí. Tuy nhiên, không biết đến tháng 12 tới có áp dụng chưa?
Chị Nguyễn Thị Hằng - Cầu Giấy, Hà Nội cũng giống với anh Cường, chị cũng đang chờ phí trước bạ giảm để mua xe.
"Tôi đã định mua xe từ tháng 9/2021, nhưng khi nghe có tin giảm phí thì cũng tạm dừng để chờ. Vì nếu áp dụng mức giảm phí trước bạ thì tôi tiết kiệm được với vài chục triệu tiền phí, nên tội gì không đợi" - chị Hằng chia sẻ.
Tuy nhiên, theo khảo sát của PV, hiện tại các đại lý xe ở Hà Nội, các nhân viên tư vấn kinh doanh đều khuyên mọi người nên ký hợp đồng mua xe ngay từ bây giờ để hưởng các chính sách ưu đãi tốt rồi đợi phí trước bạ giảm thì đi đăng ký; chứ không sang tháng các ưu đãi đối với xe lắp ráp trong nước cũng sẽ điều chỉnh.
Theo anh Nguyễn Tuấn Nam - Mễ Trì, Hà Nội cho biết, anh đang có nhu cầu mua một chiếc Mazda CX-5 hiện giá sau giảm chỉ còn hơn 800 triệu đồng. Nhưng theo nhân viên nói thì số lượng xe cũng không còn nhiều và nếu mua giá bây giờ sẽ tốt hơn, chứ để sang tháng 12/2021 mức giá chắc sẽ lại có điều chỉnh. Nên anh cũng băn khoăn không biết có nên mua ngay hay đợi phí giảm mới mua?
Theo tìm hiểu của PV, một số mẫu xe lắp ráp trong nước của các hãng Hyundai, Kia, Mazda... cũng đang có những điều chỉnh về chương trình ưu đãi một số dòng xe có doanh số tốt. Có thể, trong thời gian tới nhiều mẫu xe này sẽ không còn ưu đãi như bây giờ và mức giá có thể không còn giảm, thậm chí là tăng hơn./.
Theo vov
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trong danh sách top 10 xe bán chạy nhất thị trường tháng 10 vừa được công bố, có đến 7/10 mẫu xe lắp ráp trong nước. Vậy khi được giảm phí trước bạ 50%, những xe này sẽ có giá bao nhiêu là điều khiến nhiều người quan tâm.
" alt=""/>Giảm 50% lệ phí trước bạ, người tiêu dùng lo cắt ưu đãi, giảm giáĐặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng nòng cốt hay còn gọi là Tổ công nghệ cộng đồng đối với phát triển kinh tế số của tỉnh, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cho biết, ngay từ cấp cơ sở, mỗi xã, thôn sẽ có quyết định thành lập các Tổ công nghệ cộng đồng với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Lực lượng này được Sở TT&TT cùng với Bưu điện và Viettel Post Lạng Sơn tập trung đào tạo, tập huấn, hướng dẫn để sau đó sẽ triển khai đi hướng dẫn, phát triển các cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử cho các hộ gia đình tại địa bàn thôn, bản, xã.
“Lạng Sơn dựa trên kinh nghiệm rất thành công trong phòng chống dịch là Tổ Covid cộng đồng, chúng tôi đưa ra mô hình Tổ công nghệ cộng đồng. Đến nay, trên toàn tỉnh đã có 1.702 Tổ công nghệ cộng đồng gồm tổng số 6.275 người tham gia, với lực lượng Tổ trưởng là các Trưởng thôn, Trưởng bản, cộng với tối thiểu 2 người trong thôn, bản đó biết công nghệ và say mê cái mới”, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cho hay.
Với mong muốn nhân rộng những sáng kiến, cách làm hay của địa phương mà cụ thể là sáng kiến hình thành các Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số tại cơ sở, Bộ TT&TT mới đây đã có hướng dẫn thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương. Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham khảo hướng dẫn và tìm hiểu, thí điểm triển khai sáng kiến “Tổ công nghệ số cộng đồng” tại địa phương ngay trong năm 2022.
Theo đó, Bộ TT&TT khuyến nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thành phố, thị xã giao Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn ban hành Quyết định thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng. Trong đó, mỗi thôn, bản, tổ dân phố có thể thành lập 1 Tổ công nghệ số cộng đồng; mỗi Tổ công nghệ số cộng đồng có thể gồm Trưởng thôn/bản, Tổ trưởng tổ dân phố và 2 nhân sự muốn thử nghiệm cái mới, có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ số, có khả năng tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số.
Cả nước đã có 3 tỉnh, thành phố thành lập các Tổ công nghệ số cộng
Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.
![]() |
Tỉnh Quảng Nam đã thành lập 376 Tổ công nghệ cộng đồng tại các huyện, xã, thôn/ khối phố, với 1.500 tham gia. |
Thực hiện nhiệm vụ này, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ cộng đồng thôn, khối phố. UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Quảng Nam được giao chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT và cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan lựa chọn thí điểm một số xã để thành lập Tổ công nghệ cộng đồng cấp thôn, khối phố hỗ trợ cộng đồng dân cư triển khai ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, phục vụ đảm bảo an ninh trật tự và công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thống kê của Sở TT&TT Quảng Nam cho hay, đến nay, đã có 18 huyện tham gia triển khai, đã thành lập 354 tổ công nghệ cộng đồng thôn khối phố, 20 tổ công nghệ cộng đồng cấp xã và 2 tổ công nghệ cộng đồng cấp huyện, với tổng số 1.500 tham gia.
Cùng với Lạng Sơn và Quảng Nam, việc thí điểm thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng cũng đã được UBND tỉnh Yên Bái triển khai. Cụ thể đã 1/9 huyện, thành phố (huyện Văn Yên); 25/25 xã, thị trấn và 172 thôn thành lập các Tổ công nghệ cộng đồng, với số người tham gia là 1.287.
Ngoài ra, nhiệm vụ thiết lập lực lượng nòng cốt tại địa phương để hỗ trợ triển khai Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội cũng đang được nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước chuẩn bị triển khai. Đơn cử như, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã giao Giám đốc Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thí điểm Tổ công nghệ số cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ TT&TT.
Vân Anh
Sau gần 2 tháng ra quân phát triển kinh tế số, số hộ gia đình tại Lạng Sơn có cửa hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử đã tăng lần lượt 48 và 82 lần. Doanh thu của các hộ cũng tăng 145 lần.
" alt=""/>3 địa phương thành lập gần 2.300 Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ chuyển đổi số