Sự việc bắt đầu từ đám tang của một nhà lãnh đạo tôn giáo tại tỉnh Sinoe, Liberia vào ngày 22/4 vừa qua.
Ngay ngày hôm sau, một trẻ 11 tuổi nhập viện với biểu hiện tiêu chảy, nôn và rối loạn tâm thần. 1 giờ sau đó, cháu bé tử vong.
Liên tiếp vài ngày sau, có thêm nhiều trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân. Đến ngày 4/5, cơ quan y tế Liberia đã ghi nhận 12 trường hợp tử vong trên tổng số 28 trường hợp có những triệu chứng tương tự trường hợp đầu tiên.
![]() |
12 người tại Liberia đã đột ngột tử vong không rõ nguyên nhân |
Trong đó 10/12 ca tử sống tại Sinoe, 2 trường hợp còn lại sống tại Monrovia, tỉnh Montserrado.
Trường hợp đầu tiên ở Monrovia tham dự tang lễ tại tỉnh Sinoe, đến ngày 27/4 có biểu hiện sốt, nhức đầu, nôn và tử vong tại một bệnh viện ở Monrovia. Ngày 29/4, bạn gái của bệnh nhân - người không tham dự đám tang cũng mắc bệnh và qua đời cùng ngày.
Cơ quan y tế nước này đã phối hợp với WHO, UNICEF, USCDC... thành lập đội đáp ứng nhanh để tìm hiểu nguyên nhân nhưng chưa có kết quả.
Bước đầu, 21 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đều âm tính với virus Ebola và sốt Lassa. Các mẫu máu đã được gửi đến Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ để xét nghiệm.
Riêng mẫu nước tại khu vực bị ảnh hưởng, cơ quan giám sát đã kiểm tra, không phát hiện nhiễm khuẩn. Các chỉ số kim loại nặng và hoá chất và các mẫu thực phẩm, đồ uống đang được xét nghiệm thêm.
Hiện các trường hợp bệnh từ tỉnh Sinoe đang được quản lý tại bệnh viện địa phương. Những người từng tiếp xúc với các ca tử vong cũng được theo dõi, giám sát đặc biệt.
Trong khi chưa xác định được nguyên nhân, WHO khuyến cáo Liberia tăng cường biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm tại khu vực bị ảnh hưởng và chưa có khuyến cáo hạn chế du lịch và thương mại đến nước này.
Bộ Y tế Việt Nam cũng sẽ tiếp tục phối hợp với WHO theo dõi chặt chẽ diễn biến tại Liberia để kịp thời thông báo cho người dân.
Theo các chuyên gia, việc nhân viên y tế ở Cần Thơ tự cắt chân khi mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam.
" alt=""/>12 người đột ngột tử vong sau đám tangCó điều thực tế thì ước mơ vẫn luôn chỉ là mơ ước. Chẳng ở đâu cho phép bạn làm ít hưởng lương nhiều, trừ phi bạn là con của đại gia, hoặc là chủ tịch của một tập đoàn nào đó đang tự thưởng cho mình vài chuyến nghỉ ngơi dài ngày và yên tâm nhân viên vẫn đang "cày" để xây dựng công ty.
Nhưng bạn biết không, Nhật Bản đang dần trở thành nơi đưa ước mơ ấy thành hiện thực. Hiện tại, một số công ty của Nhật đang cho phép nhân viên chỉ cần làm 4 ngày trong tuần, tận hưởng kỳ nghỉ cuối tuần dài 3 ngày mà vẫn được hưởng trọn vẹn 5 ngày công.
Chuyện gì đang xảy ra? Tại sao ở đất nước nổi tiếng về áp lực công việc khủng khiếp đến mức khiến con người ta phải tự tử, lại có một chính sách tuyệt vời đến như thế?
Chính sách "xuất sắc" từ đất nước nổi tiếng khắt khe
Môi trường công việc tại Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng là khắc nghiệt. Nhưng theo Japan Times đưa tin, mọi thứ đang dần thay đổi. Một số công ty của Nhật Bản đã được chọn để thực hiện theo chính sách giờ làm mới, trong đó cho phép nhân viên làm việc 4 ngày trong tuần và tận hưởng kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài 3 ngày.
Tất nhiên họ vẫn sẽ nhận đủ lương, bởi trong tuần họ sẽ phải làm 10h/ngày, thay thì 8h như trước. Hay nói cách khác, các công ty chẳng thiệt chút nào về giờ lao động, trong khi chính sách lại được đánh giá là cực kỳ xuất sắc. Và đó không phải lời khen suông.
Lý do đưa ra chính sách này là để công nhân viên có thời gian linh hoạt hơn. Họ sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi nhờ những kỳ nghỉ cuối tuần dài, giúp tinh thần phấn chấn hơn. Khoa học chứng minh, tinh thần sảng khoái sẽ giúp năng suất lao động tăng nhanh, và hạn chế được những vấn đề gây tổn thất cho công ty.
Tuần làm việc rút ngắn lại cũng giúp người lao động dành được nhiều thời gian hơn cho gia đình. Đây là điều cực kỳ có ý nghĩa với người Nhật, khi xã hội của họ đang quá già, với số lượng người cao tuổi đứng đầu thế giới. Chính sách mới sẽ cho phép con cháu dành nhiều thời gian chăm sóc cho ông bà, cha mẹ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống lên rất nhiều.
Vẫn là sự đánh đổi
Nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng thực ra chính sách còn tồn tại nhiều điểm hạn chế. Với 10h làm việc mỗi ngày, nhân viên sẽ có ít thời gian quan tâm đến việc nhà, gần như không có thời gian rảnh rỗi trong tuần.
Nói cách khác, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ sẽ phải dành cho công việc lau dọn nhà cửa, từ đó tạo ra một áp lực khác cho người lao động.
Ở thời điểm hiện tại, còn một con đường rất xa để Nhật Bản áp dụng chính sách này đến mọi công ty. Dù vậy, nhiều ý kiến đánh giá rằng những ngành nghề dịch vụ và y tế có thể cần phải thay đổi chính sách sớm, nhằm giúp người lao động có nhiều năng lượng hơn để phục vụ khách hàng tốt nhất.
Bạn nghĩ sao về chính sách này? Bạn muốn làm thật lực trong 4 ngày rồi nghỉ 3 ngày cuối tuần, hay vẫn thích làm việc như cũ? Hãy để lại bình luận nhé.
Theo GenK
" alt=""/>Các công ty Nhật Bản đang cho nhân viên làm 4 ngày/tuần nhưng vẫn hưởng 5 ngày công