Với mục tiêu khuyến khích các sinh viên cùng tham gia sáng tạo, tìm ra những giải pháp công nghệ ứng dụng GenAI trong công việc và học tập, Ban tổ chức cuộc thi GenAI Hackathon 2024 đặt ra đề bài:“Ứng dụng GenAI như ChatGPT, Midjourney, Band, Chat Sonic... để xây dựng các giải pháp, sản phẩm nhằm giải quyết các bài toán liên quan đến giáo dục nhằm hỗ trợ học viên trong quá trình học tập hoặc nhà trường, trung tâm thực hiện tốt hơn công tác quản lý và giảng dạy”.
Cuộc thi có 3 vòng gồm sơ loại, bán kết và chung kết. Ở vòng đầu tiên, các đội đăng ký và gửi ý tưởng sản phẩm về cho ban tổ chức. Mười đội được lựa chọn vào bán kết sẽ có một tuần để hoàn thiện sản phẩm, với sự hỗ trợ của chuyên gia công nghệ trong vai trò cố vấn. Ở vòng bán kết diễn ra vào tối ngày 3/7, các đội sẽ thuyết trình về dự án để Ban giám khảo chọn ra 6 đội có màn trình diễn xuất sắc nhất vào chung kết. Tại vòng chung kết dự kiến diễn ra ngày 7/7, các đội sẽ cùng tranh tài, giải quyết các thử thách nâng cao để tìm ra đội vô địch.
Theo Ban tổ chức, GenAI Hackathon 2024 diễn ra dưới hình thức trực tuyến 100%. Một trong những điểm nổi bật và mới mẻ của cuộc thi là toàn bộ sự kiện, thông tin về cuộc thi sẽ được triển khai trên nền tảng công nghệ metaverse (vũ trụ ảo), mang đến trải nghiệm thực tế ảo sống động cho các thí sinh cũng như khán giả quan tâm theo dõi.
Metaverse là thế giới ảo được tạo nên từ mạng Internet và các công cụ hỗ trợ thực tế ảo tăng cường, nhằm giúp người dùng có được những trải nghiệm chân thật nhất. Trong ‘vũ trụ ảo’ này, mỗi người đều có thể hóa thân thành các nhân vật, thể hiện cảm xúc, tham gia các hoạt động như dạo chơi với bạn bè, làm việc, mua hàng hóa dịch vụ và tham gia sự kiện.
Theo ông Trương Gia Bảo, Chủ tịch DTS Group, metaverse đang được triển khai ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giải trí, thương mại điện tử, giao tiếp và học tập. Riêng trong lĩnh vực giáo dục, metaverse được ứng dụng để tạo ra các môi trường học tập ảo, giúp người học tương tác, trải nghiệm và tiếp cận kiến thức một cách sinh động hơn. Các trường học, đơn vị đào tạo đang dần chuyển hướng áp dụng metaverse vào các hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Cuộc thi GenAI Hackathon 2024 triển khai các hoạt động trên nền tảng metaverse được nhận định sẽ tạo cơ hội, khuyến khích các bạn trẻ tham gia tìm hiểu, trải nghiệm công nghệ mới.
“Chúng tôi hy vọng cuộc thi sẽ nhận được sự quan tâm, tham gia của đông đảo sinh viên yêu thích công nghệ, lập trình. Đây cũng là sân chơi giúp các bạn thỏa sức sáng tạo, ứng dụng các công cụ AI để giải quyết các bài toán tồn tại trong môi trường giáo dục, học tập mà chính mình đang trải nghiệm", đại diện Ban tổ chức cho hay.
“Doanh nghiệp Nhật Bản có tác phong làm việc quy củ, giờ giấc rõ ràng, mức đãi ngộ tốt. Vì thế em mong sớm có cơ hội tới đây làm việc”.
Ông Imahashi Tatsunosuke, đại diện Công ty Công nghệ Đông Nhật Bản, giới thiệu công ty của mình thực hiện các dự án liên quan đến hệ thống nhúng, kiểm soát máy móc công trường, hệ thống thông tin. Mục tiêu của ông khi sang Việt Nam lần này là tuyển dụng được những nhân sự Việt tiềm năng, sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty.
Tiêu chí công ty đưa ra là có khả năng lập trình, có khả năng giao tiếp, đọc và viết được tài liệu bằng tiếng Nhật. Mức lương cho người mới tốt nghiệp là 28 - 30 triệu đồng, được hỗ trợ nhà ở, chi phí học tiếng Nhật, làm visa, lưu trú và chi phí đi lại.
Theo ông Imahashi Tatsunosuke, công ty mong tìm kiếm những ứng viên cởi mở, chủ động, sẵn sàng học hỏi, đương đầu với khó khăn.
Ông Taizo Mikazuki, Thống đốc tỉnh Shiga, cho biết mục đích tới Việt Nam lần này là tuyển dụng được các nhân sự ưu tú.
“Shiga là một tỉnh khá trẻ ở Nhật Bản, vốn phát triển mạnh về công nghiệp. Hiện tỉnh có khoảng 6.000 người Việt Nam đang sinh sống ở đây. Gần nhất, chúng tôi đã tuyển được 20 sinh viên Bách khoa Hà Nội sang làm việc tại các doanh nghiệp”.
Ông Taizo Mikazuki đánh giá các kỹ sư Việt ưu tú, mạnh về chuyên môn. Nhiều kỹ sư có tiềm năng trở thành giám đốc một doanh nghiệp của tỉnh Shiga sau này.
“Chúng tôi kỳ vọng tuyển dụng được những kỹ sư Việt phù hợp cho doanh nghiệp Nhật Bản”, ông Taizo Mikazuki nói.
Còn với ông Masaki Seki, Chủ tịch Tập đoàn Sekisho, 9 năm trước từng đến Việt Nam, ông ấn tượng với người trẻ Việt Nam rất tài năng, nỗ lực, thông minh. Thậm chí, có những kỹ sư Việt sang Nhật làm việc, một thời gian sau trở về Hà Nội có thể tự vận hành một công ty riêng.
“Chúng tôi rất muốn các nhân sự tiềm năng đến Nhật làm việc, không chỉ ở các doanh nghiệp tại các thành phố lớn như Tokyo mà còn tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại những tỉnh lân cận”, ông Masaki Seki nói.
Chia sẻ tại sự kiện, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay theo đánh giá của một số chuyên gia và doanh nghiệp, trình độ sinh viên trường sau khi tốt nghiệp có thể tương đương với nguồn nhân lực của Nhật Bản. Tuy nhiên, sinh viên vẫn còn hạn chế về năng lực ngoại ngữ và văn hóa doanh nghiệp.
“Do đó, sinh viên vẫn cần trau dồi thêm tác phong và kỹ năng làm việc trong quá trình thực tập, thực hành tại doanh nghiệp. Ngoài ra, khả năng sử dụng ngoại ngữ tiếng Nhật vẫn cần tiếp tục củng cố để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp Nhật Bản”.
Thúy Nga - Đăng Dũng
![]() |
Vết bỏng trên người nữ sinh trường Phan Đình Phùng. |
Đó là thông tin được gia đình nữ sinh D.A- học sinh bị bỏng nặng sau giờ thực hành thí nghiệm tại trường cho biết sau cuộc họp hội đồng kỷ luật của nhà trường diễn ra chiều 11/2.
Cụ thể, hội đồng kỷ luật cho biết, em Nguyễn Đăng Vũ (lớp 12 A2) sẽ bị kỷ luật ở mức “cảnh cáo” trước toàn trường.
Các em Lê Nguyên Thế, Đỗ Viết Thiện và Đỗ Quốc Huy (cũng là học sinh lớp 12A2) sẽ chịu hình thức kỷ luật "Khiển trách" trước Hội đồng kỷ luật.
Trước đó, Trường THPT Phan Đình Phùng cũng đã tiến hành họp kỷ luật cô Nguyễn Thị Mai Anh - nhân viên phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm bao bao quát lớp học nhưng không có mặt trong giờ thực hành.
Nhà trường đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo cô Mai Anh do “thiếu trách nhiệm, không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn trong khi thực hiện nhiệm vụ gây hậu quả nghiêm trọng”.
Không học sinh nào bị đình chỉ học tập, không thầy cô nào bị đuổi việc, đây cũng là mong muốn lớn nhất của nữ sinh D.A.
Bởi trước đó, nữ sinh này cũng đã bày tỏ ý kiến với cô hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng rằng không muốn các bạn phải bị đình chỉ học hay hạ hạnh kiểm vì sự việc này.
“Nhìn chung sự việc này xảy ra đến đây lỗi lớn nhất là do cách xử lý của người lớn, nhưng bây giờ tớ cũng không nghĩ đến việc lỗi lầm thuộc về ai nữa rồi”, D.A chia sẻ trên trang Facebook của mình.
Chia sẻ với VietNamNet, chị Phạm Huyền, dì của nữ sinh D.A nói: “D.A vẫn luôn nói với tôi, các bạn cùng lớp cũng chỉ là nghịch dại gây ra sự việc, lỗi là tại người lớn không xử lý nghiêm thôi”.
Theo chị Huyền, hiện D.A đang trong quá trình hồi phục lại cả về thể chất và tinh thần.
“Bác sĩ nói rằng sẽ phải mất 1 năm tuyệt đối tránh nắng, kiêng kị trong ăn uống, gìn giữ trong sinh hoạt thì da Huyền mới có thể lành lặn lại, song cũng chỉ được 70% so với ban đầu”, chị Huyền nói.
Trong tiết thực hành môn hóa học, 4 nam học sinh đã nghịch hóa chất và cồn dẫn tới vụ nổ khiến cho 3 trong 4 nam học sinh đó bị bỏng nhẹ, riêng nữ sinh Đinh D.A ở gần đó bị bỏng nặng nhất ở cấp độ 3. Lúc sự việc xảy ra, giáo viên không có mặt trong phòng học.
Đây là bài học về sự cảnh giác, an toàn trong phòng thí nghiệm với các giáo viên và học sinh trong các giờ thực hành tại trường.
Thanh Hùng
" alt=""/>Chốt hình thức kỷ luật vụ nữ sinh bị bỏng nặng tại trường