
Nhưng bất ngờ, trong một lần bạn trai Yulia gõ dòng chữ ‘cô gái mất tích trên tàu’ thì phát hiện ra thông tin một cô bé mất tích ở Belarus ngay trước thời điểm Yulia được tìm thấy ở Nga.
Yulia bắt đầu đọc thông tin vụ việc và phát hiện ra nhiều tình tiết trùng khớp với mình. ‘Nước mắt tôi bắt đầu rơi’ - cô nói.
‘Khi tôi được người ta tìm thấy, họ lấy ngày 1/10 là ngày sinh nhật tôi vì đó là ngày tôi mất tích’.
Sau nhiều cố gắng nối lại liên lạc với gia đình, Yulia thử liên lạc với bố đẻ qua mạng xã hội, nhưng không thấy ông trả lời. Cô không biết rằng lý do chỉ đơn giản vì ông không biết cách nhắn tin.
‘Tại sao tôi lại không gọi cho họ? Vì tôi quá lo lắng cho lần trò chuyện đầu tiên. Vì thế, tôi đã nhắn tin cho bố và ngồi đợi ông trả lời. Nhưng vài phút rồi đến vài giờ trôi qua, ông vẫn không hồi âm.
‘Tôi như chết ngất đi khi thấy ông không nhắn lại, nhưng sau đó tôi biết rằng bố không biết nhắn tin’.
Sau đó, một người phụ nữ gọi cho Yulia và nói rằng: ‘Chào em, chị là Nadya. Chị là chị gái của em. Cả nhà rất hạnh phúc khi cuối cùng đã tìm thấy em’.
‘Sau đó, chị đã chuyển máy cho mẹ. Bà đã bật khóc ngay lập tức’ - Yulia kể.
![]() |
Julia tìm thấy gia đình trong sự xúc động. |
‘Bà nhờ tôi nói lời cảm ơn chân thành nhất tới những người đã nuôi dưỡng tôi suốt những năm qua’. Sau đó, Yulia thường xuyên liên lạc với gia đình mình ở Belarus qua người chị gái. Họ nhắn tin và gửi ảnh cho nhau.
‘Tôi cũng là một người mẹ, và tôi có thể cảm nhận được cảm giác đau lòng mà bố mẹ tôi đã trải qua’ - Yulia chia sẻ.
Lý do 2 bên không thể tìm thấy nhau là vì họ không nghĩ rằng người thân của mình lại ở bên kia biên giới - nơi mà cách đây 20 năm không cần phải có hộ chiếu để sang. Cho đến bây giờ, Julia chỉ nhớ được rằng mình đã lên chuyến tàu đó, còn lại tất cả mọi thứ đều mơ hồ.
Về phía gia đình cô, họ đã đi tìm con gái khắp nơi nhưng tất cả đều vô vọng. Quá đau lòng và dằn vặt, 2 năm sau họ quyết định chuyển nhà.
‘Chúng tôi không thể sống nổi trong căn nhà mà chỉ cách đó vài ngày, con bé vẫn còn đang nô đùa, cười nói. Chúng tôi không thể bước đi trên con đường mà mình đã từng đi cùng với con bé. Và chúng tôi ghét tất cả những nơi gần đường sắt. Chúng tôi ghét cả việc nhìn thấy những con tàu’.
![]() |
Tờ rơi thông báo mất tích của gia đình Julia. |
Vào thời điểm con gái mất tích, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm bất thành, 2 vợ chồng nhà Moiseenko bị tình nghi là đã giết chết đứa con. Vì thế, vào năm 2017 khi vụ án được lật lại, họ còn phải trải qua máy kiểm tra nói dối nhưng cả hai đều vượt qua.
Sau khi gặp nhau, một cuộc xét nghiệm DNA đã được thực hiện để đảm bảo Yulia chính là con gái của gia đình Moiseenko. Tuy nhiên, trước đó, họ đã có linh cảm chắc chắn đó là người thân của mình. Không ai mảy may nghi ngờ về điều đó, vì qua những bức ảnh họ thấy mình quá giống nhau.
Bố Julia, ông Viktor - người đã khoảng 50 tuổi - ‘cầu xin được tha thứ’ vì lơ đãng mà làm mất con.
Hiện tại, cảnh sát vẫn chưa rõ Yulia đã di chuyển từ Asipovichy tới Ryazan như thế nào, nhưng cặp đôi đã bắt cóc cô được cho là có liên quan tới vụ việc.
Yulia xúc động nói: ‘Tôi không chỉ tìm thấy bố mẹ mình, mà còn tìm thấy cả anh trai và chị gái’.
![]() |
Julia hiện đã có con gái. |
Hiện tại, Yulia vẫn sống ở Ryazan - nơi cô được tìm thấy ở khu vực đường sắt vào năm 1999. Nơi đó cách Asipovichy - nơi cô mất tích - khoảng gần 900km.
Bà Lyudmila, mẹ đẻ cô thì nói: ’20 năm dài như cả một cuộc đời, nhưng chúng tôi chưa bao giờ mất hi vọng. Chúng tôi tin rằng rồi chúng tôi sẽ tìm thấy nhau’.
Cuộc hội ngộ diễn ra ở một đồn cảnh sát thuộc khu Marjina Horka. ‘Tất cả đều rơi nước mắt’ - Yulia nói.
‘Chúng tôi không thể nói lên lời. Chúng tôi chỉ khóc và ôm lấy nhau’.
‘Mẹ không ngừng ôm lấy tôi và bắt tôi ngồi vào lòng bà như ngày còn bé. Chúng tôi đã trò chuyện tới 3 giờ sáng, rồi sau đó tôi phải trở về Nga’.
Trước khi rời đi, Julia cũng cùng bố đi dạo quanh khu vực nhà ga - nơi chuyến tàu kết thúc hành trình vào năm 1999.
‘Bố cầu xin tôi tha thứ cho ông vì những gì đã xảy ra. Tất nhiên là tôi tha thứ cho ông’.
‘Chúng tôi đã tới nhà ga nơi tôi mất tích. Tất cả chúng tôi cùng đi dạo quanh đó và tràn đầy nước mắt’.
Đón con trở về, gia đình ông Bảng mới dần biết được lý do con bặt vô âm tín ở nước ngoài suốt nhiều năm.
" alt=""/>Cuộc hội ngộ của cô gái mất tích 20 năm nhờ dòng chữ tìm kiếm trên GoogleChỉ ít phút sau khi đăng tải, những bức ảnh trong lễ rước dâu của đôi vợ chồng trẻ đã nhận được nhiều lượt thích, bình luận và chia sẻ.
Cùng với những lời chúc phúc, nhiều bình luận tích cực cho rằng cuộc sống sau này của cô dâu chú rể sẽ rất hạnh phúc và thuận buồm xuôi gió bởi vượt qua "thử thách của thiên nhiên".
Chú rể Thanh Phong cõng cô dâu Kỳ Duyên qua đoạn đường 200m lầy lội |
Những hình ảnh làm “sốt” cộng đồng mạng trong ngày mưa lũ tại Quảng Trị được bạn bè ghi lại trong lễ rước dâu của chú rể Lê Thanh Phong (29 tuổi, trú xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh) và cô dâu Phạm Thị Kỳ Duyên (21 tuổi, trú xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa).
Chia sẻ với VietNamNet, Kỳ Duyên cho biết, vợ chồng cô rất bất ngờ khi những hình ảnh về lễ rước dâu được nhiều người quan tâm, chia sẻ.
Theo Kỳ Duyên, khoảng 7h sáng nay, đoàn rước dâu của họ nhà trai lên Tân Lập để làm lễ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lũ lụt, tuyến giao thông dẫn vào nhà gái bị nước lũ chia cắt nên việc rước dâu gặp nhiều khó khăn.
![]() |
Dù mưa lũ, nhiều đám cưới ở Quảng Trị vẫn diễn ra |
“Trên đường rước dâu từ Tân Lập về nhà chồng, do nhiều điểm trên đường QL9 bị mưa lũ làm sạt lở, ách tắc nên đoàn rước dâu gần 50 người phải xuống xe, đi bộ.
Có nhiều đoạn mặt đường đầy bùn và nước lũ, anh Phú không cho em lội bộ mà chủ động cõng em trên lưng, lội qua bùn đất khoảng 200m”, cô dâu Kỳ Duyên chia sẻ.
Đám cưới của cặp đôi trẻ Thanh Phú - Kỳ Duyên diễn ra sau hơn 1 năm yêu nhau.
Vượt qua thử thách khắc nghiệt của thời tiết mưa lũ để đến với nhau trong ngày cưới, cặp vợ chồng trẻ nhận được hàng trăm lời chúc phúc từ người thân, bạn bè.
Quang Thành - Hương Lài
Khoảng cách địa lý không ngăn cản được tình cảm của đôi trẻ, từ chỗ là bạn bè, họ đã yêu nhau và thành vợ chồng để bắt đầu cuộc sống mới.
" alt=""/>Đám cưới giữa mưa lũ, chú rể Quảng Trị cõng cô dâu về nhàMó nước tại bản Cang Ná, lúc nào cũng có rất đông người dân đến lấy nước.
Qua lời kể của các già làng thì vào những năm đầu thế kỷ 20, vùng lòng chảo Điện Biên có trận hạn hán nặng, nước ở các giếng quanh khu vực lòng chảo Điện Biên đều cạn khô, nhưng mó nước ở bản Cang Ná vẫn chảy. Mó nước trước đây nằm ở chỗ ruộng thụt, cả vùng lòng chảo hạn hán nhưng tại đây nước vẫn đùn lên trong mát.
Người dân quanh khu vực đào xuống khoảng 2m thì tia nước từ dưới lòng đất phụt lên, trong mát quanh năm.
![]() |
Người dân trong thành phố Điện Biên Phủ và các vùng lân cận mang cả xe ô tô đến chở nước tại mó nước bản Cang Ná.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân ở trong thành phố cũng vào lấy nước về sử dụng, người thì mang xe máy, người thì mang cả ô tô vào lấy. Để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người vào lấy nước năm 2012, người dân bản Cang Ná đứng lên kêu gọi hiến đất mở đường và góp tiền lại xây lên mó nước như bây giờ.
![]() |
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Trình đội 2, xã Thanh Hưng kể: “Gần 20 năm nay ngày 1 lần tôi ra lấy nước tại mó này về nấu ăn. Cả nhà tôi như nghiện nước này, hôm nào mệt không đi lấy được, uống nước giếng khoan tại nhà không có vị ngọt của nước”.
![]() |
Không kể thời tiết, kể cả ngày mưa, mó nước vẫn rất đông người đến lấy về sinh hoạt.
Theo cụ Thanh thì hàng ngày có rất nhiều người từ khắp nơi đổ về đây lấy nước. “Họ lấy không kể thời gian, nhưng đông nhất là buổi sáng và chiều tối. Có hôm cả đoàn xe máy đến hàng trăm chiếc, xếp hàng chờ đợi lấy nước, đến 22 giờ khu vực mó nước vẫn còn đông người” cụ Thanh cho biết.
Hàng loạt huyệt mộ được xây sẵn, chờ đón người nằm xuống. Đây là nghĩa địa xây trước, tồn tại gần 20 năm nay ở Vĩnh Phúc.
" alt=""/>Điện Biên: Mó nước 'thần kỳ' hàng trăm người xếp hàng lấy mỗi ngày