Cùng với Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc đang là 3 thị trường cung cấp xe nguyên chiếc nhiều nhất cho Việt Nam.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 11, lượng xe nhập khẩu mở tờ khai hải quan vào Việt Nam là 12.237 chiếc, tương ứng đạt 273 triệu USD, giảm 10,4% (tương ứng giảm 1.416 chiếc) so với tháng trước.
Trong tháng 11, ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là từ Thái Lan với 5.927 chiếc, từ Indonesia với 3.823 chiếc và Trung Quốc với 1.204 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 3 thị trường chiếm tới 90% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng.
Xe dưới 9 chỗ (xe du lịch) chiếm 69% tổng lượng ô tô nguyên chiếc trong tháng với 8.441 chiếc, đạt trị giá gần 161 triệu USD. Con số này giảm 18,7% so với tháng trước đó. Lượng xe nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu trong tháng chủ yếu là xe xuất xứ từ Thái Lan với 3.852 chiếc, giảm 31% và xe xuất xứ từ Indonesia với 3.754 chiếc, giảm 1,4% so với tháng trước.
Số xe tải làm thủ tục hải quan nhập khẩu là 2.585 chiếc, với trị giá đạt 61,4 triệu USD; tăng 6,6% về lượng và tăng 10,3% về trị giá so với tháng trước. Loại xe này chủ yếu được nhập từ Thái Lan với 2.063 chiếc, chiếm 80% số xe vận tải nhập về.
Gần hết năm 2020, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu đạt 92.261 chiếc, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 68.104 chiếc, giảm 31,4%.
Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong 11 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia. Hai quốc gia này chiếm tới 84% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là 44.700 chiếc, giảm 37,5% và từ Indonesia với gần 32.700 chiếc, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2019.
Phân tích số liệu thống kê cho thấy xe Trung Quốc đang quay trở lại thị trường Việt Nam trong năm 2020. Chỉ trong 1 tháng gần cuối năm, lượng xe Trung Quốc nhập về đạt 1.204 chiếc và là 1 trong 3 thị trường nhập xe chủ yếu của Việt Nam. Tính chung trong 11 tháng qua, có tổng số 6.316 xe nguyên chiếc từ Trung Quốc về Việt Nam. Con số này tăng mạnh so với 4.820 chiếc hồi năm ngoái trong bối cảnh thị trường xe nhập khẩu sụt giảm đáng kể.
Xe Trung Quốc đang trở lại khá mạnh mẽ. Các mẫu xe dưới 9 chỗ với thiết kế hào nhoáng, nhiều tính năng và mức giá rẻ luôn nhận được sự quan tâm và gây nhiều tò mò cho người dùng trong nước.
Các mẫu xe Trung Quốc dưới 9 chỗ được các nhà phân phối đưa về thị trường trong nước như BAIC Q7, Brilliance V7, Zotye Z8, BAIC X55 hay mẫu xe đình đám Beijing X7 đã gây được sự chú ý, thậm chí còn dẫn đến tranh cãi nảy lửa trên thị trường.
Những mẫu xe này đánh thẳng vào các phân khúc đang dành được sự quan tâm của thị trường, loạt công nghệ hiện đại và cả cách xuất hiện khá "ồn ào". Nhiều nhận định cho thấy với sản phẩm và cách thức phân phối bài bản hơn, các mẫu xe sẽ thu hút một lượng khách nhất định.
Dù đang tăng tốc về thị trường Việt Nam và có vẻ tạo nên một cơn sốt nhưng số liệu từ cơ quan hữu quan cho thấy tỷ trọng các loại xe tải và xe chuyên dụng chiếm phần lớn trong cơ cấu xe nhập khẩu từ thị trường này. Đơn cử, một nửa số xe nhập khẩu trong tháng 11 đến từ Trung Quốc là dòng xe chuyên dụng. Cụ thể, số xe chuyên dụng nhập từ Trung Quốc là 638 chiếc, chiếm khoảng 50% tổng lượng xe nhập và tăng 37% so với trước đó.
Hoàng Nam
Thị trường ô tô đã qua sử dụng được kỳ vọng trở lại sôi động trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, nhu cầu mua xe tăng cao nhưng lại ít người bán khiến tình trạng khan hàng diễn ra trong các tháng cuối năm.
" alt=""/>“Xe Tàu” giá rẻ đổ về Việt Nam, Beijing X7 có thực sự hút khách“Toàn bộ quá trình làm việc dựa trên bộ thông tin này và chúng luôn được chỉnh sửa, bổ sung liên tục trong suốt quá trình làm việc: Từ lúc phác thảo cho đến lúc công trình được hoàn thiện. Với BIM, dữ liệu thông tin sẽ được lưu trữ trên hệ thống đám mây, từ đó giúp dễ dàng trao đổi và tương tác giữa các bên tham gia dự án một cách chính xác. Các cảnh báo về xung đột và những điểm bất hợp lý cũng được phát hiện một cách thông minh và linh hoạt thông qua mô hình thiết kế 3D”, đại diện PECC2 cho biết.
Được xem là một yếu tố mang tính cách mạng trong thiết kế, xây dựng và quản lý dự án, BIM đang dần trở thành một trong những yếu tố quyết định sự tăng trưởng của các nhà thầu trên thế giới.
Với ứng dụng Scan to BIM, hiện trạng của công trình sẽ được chụp lại một cách chi tiết với những thông tin chuẩn xác nhất. Với khả năng khôi phục chính xác mô hình nguyên trạng của công trình cũng như những dữ liệu đã bị mất, việc phục hồi các dữ liệu công trình hoàn công đã bị hư hỏng không còn quá khó khăn.
“Công tác quản lý, vận hành từ đây cũng có thể trực quan và hiệu quả hơn. Với mô hình BIM, chúng tôi có thể quản lý và sử dụng không gian của công trình thay vì phải đi vào các công trình đó trên thực địa, đặc biệt là các vị trí có mức độ nguy hiểm cao không thể đến trực tiếp”, ông Đào Minh Hiển chia sẻ.
Bên cạnh đó, ứng dụng có thể đánh giá các lỗi sai khác và biến dạng của công trình theo thời gian, từ đó có thể giúp đánh giá độ an toàn của công trình và lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro, thiên tai. Một thư viện điện tử công trình sẽ được thiết lập và gắn liền với mô hình giúp lưu trữ lâu dài hồ sơ công trình trên không gian số thay cho các thư viện hiện hữu rời rạc.
Nhìn lại quá trình chuyển đổi số thời gian qua, ông Nguyễn Trọng Nam, Phó Tổng giám đốc PECC2 kể: “Hồi chúng tôi vào công ty, người làm thiết kế, người làm công tác khảo sát. Vì làm thủ công, băng rừng, núi để đo đạc, khảo sát nên có khi bị sai về thiết kế, khi đó chủ đầu tư cũng bị thiệt hại. Nhưng với sự phát triển như hiện nay, sự nghiêm túc trong quản lí chất lượng dự án đầu tư xây dựng, thì các chủ đầu tư không cấp nhận những sai sót đó. Chúng tôi đứng trước lựa chọn đi tiếp hay là chết. Do đó, chúng tôi đã đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin. Rất vui mừng là ít nhất cho đến ngày hôm nay, những lỗi trong khảo sát, thiết kế ngày càng giảm đi, hiệu quả công việc cao hơn”.
“Ngày xưa chúng tôi phải mất 5 năm mới chủ trì được một thiết kế thì giờ đây, các bạn trẻ chỉ mất 12-18 tháng là làm được rồi. Đó là hiệu quả rất rõ ràng và thực tế”, ông Nguyễn Trọng Nam chia sẻ.
Ứng dụng Al để giám sát công trình
Tăng cường áp dụng công nghệ trong quản lý đầu tư xây dựng, ông Ngô Tấn Cư, Tổng Giám đốc Tổng công ty điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết: Tổng công ty đã ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực Thị giác máy tính để thực hiện tự động kiểm tra hình ảnh các vị trí thi công công trình được cập nhật trên chương trình Quản lý đầu tư xây dựng - IMIS, nhằm xác định các đối tượng trong hình ảnh, cụ thể: Móng bê tông; Cán bộ giám sát; Tiếp địa; Thước đo; Bảng hiệu.
Mục tiêu là tự động kiểm tra hình ảnh các vị trí thi công công trình được cập nhật trên chương trình Quản lý đầu tư xây dựng - IMIS, nhằm xác định các đối tượng trong hình ảnh như Móng bê tông; Cán bộ giám sát; Tiếp địa; Thước đo; Bảng hiệu.
Ông Đỗ Minh Cường, Trưởng ban Viễn thông CNTT giải thích thêm: “Các công trình điện có nhiều công trình ngầm như móng cột, mương cáp ngầm, cho nên việc kiểm tra thực tế gặp không ít khó khăn. Những hình ảnh được tư vấn giám sát gửi về, mỗi hình ảnh mất 3 phút kiểm tra. Như vậy không thể nào sức người đọc hết được. Sau đó, Ban đã nghiên cứu áp dụng trí tuệ nhân tạo để đọc các hình ảnh.
Kết quả là 289 dự án năm 2020-2021, tương ứng với 163.283 hình ảnh đã xử lý qua IMIS-AI”.
Ông Cường cho biết gần như 100% hình ảnh được kiểm tra, so với khi chưa áp dụng Al chỉ 30% hình ảnh được đọc.
Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong các đơn vị của EVN đã giúp giảm thời gian, chi phí, nâng cao năng suất lao động. EVN đang ngày càng khẳng định vị trí nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số.
Hải Nam
" alt=""/>EVN ‘số hóa’ để tăng hiệu quả đầu tư xây dựngÔng Noel Hupont, Chủ tịch Ban Công nghệ Điện, ABB Việt Nam cho biết: Bằng cách tận dụng các nền tảng số, như nền tảng dịch vụ, thiết bị thông minh, dịch vụ phân tích nâng cao dựa vào điện toán đám mây, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để tối ưu hóa mạng lưới điện và đổi mới sản phẩm hướng tới khách hàng nhiều hơn. “Chúng tôi hiện đã cung cấp các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như góp phần đưa Việt Nam phát triển theo hướng bền vững hơn”, ông Noel Hupont thông tin thêm.
Tại sự kiện, các giải pháp được ABB trưng bày, giới thiệu gồm có: Hệ thống quản lý tòa nhà kỹ thuật số; Giải pháp quản lý năng lượng và hệ thống điện toàn diện ABB Ability; Giải pháp điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) cho hệ thống điện ABB AbilityTM Zenon - ABB ZEE600; Các giải pháp nguồn điện dự phòng và sạc xe điện. Những giải pháp này có thể giúp tiết kiệm hàng trăm nghìn KW giờ/năm và giảm đáng kể lượng khí thải CO₂ nhờ vào khả năng kiểm soát việc sử dụng năng lượng tốt hơn.
![]() |
Trong Ngày hội sáng tạo công nghệ điện ABB, nhiều giải pháp hỗ trợ sự phát triển điện khí hóa thông minh, an toàn, bền vững đã được giới thiệu đến khách tham quan. |
Cũng tại Ngày hội sáng tạo công nghệ điện, khách hàng còn được tham quan, trải nghiệm hệ thống quản lý năng lượng thông minh cho các tòa nhà để hướng tới giảm tiêu thụ năng lượng. Giải pháp quản lý năng lượng và hệ thống điện được trưng bày tại ngày hội cũng thu hút được sự chú ý của nhiều khách tham dự. Đây là một nền tảng điện toán đám mây nhằm tối ưu hóa sử dụng năng lượng và chi phí, giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đến 30%.
Có mặt tại Việt Nam gần 3 thập kỷ, ABB đã cung cấp công nghệ cho nhiều dự án trong nước, trong đó có thể kể đến một số các dự án nổi bật như: bệnh viện Bạch Mai 2, bệnh viện Việt Đức 2, khách sạn MGallery Sapa, trụ sở chính của Viettel, trung tâm dữ liệu CMC Creative Space, nhà máy LuxShare ICT Nghệ An và Bắc Giang, nhà máy VietGlory Nghệ An...
Vân Anh
Tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở các thành phố lớn, ngày càng nặng nề hơn. Tại các nước phát triển, xe điện đang trở thành xu hướng tất yếu trong giao thông đô thị. Trong khi đó ở Việt Nam, nơi được xem là “vương quốc xe máy”, xe máy điện đang trở thành lựa chọn mới.
" alt=""/>Các giải pháp công nghệ hỗ trợ phát triển điện khí hóa thông minh, bền vững