DC Solar tuyên bố đã sản xuất hơn 12.000 máy phát điện mặt trời và cho thuê. Nhưng trên thực tế công ty này chỉ sản xuất được một số lượng thiết bị rất hạn chế. Tổng cộng DC Solar đã lừa tới 810 triệu USD từ các nhà đầu tư.
Hồi tháng 12/2018, FBI và Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) đã khám xét trụ sở của DC Solar ở Benicia, California và tịch thu 1,8 triệu USD tiền mặt. Tại nhà riêng của vợ chồng Jeff và Paulette Carpoff, các đặc vụ FBI và IRS thu hơn 80.000 USD, trong đó có 19.000 USD trong một chiếc túi và và hơn 40.000 USD trong phòng ngủ.
Tháng 2/2019, DC Solar nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Ở thời điểm hiện tại, gần 100 nhân viên của công ty rơi vào cảnh thất nghiệp. Trụ sở của DC Solar bị ngân hàng tịch thu.
![]() |
Trùm lừa đảo đa cấp Jeff Carpoff. Ảnh: Getty Images. |
Lừa hàng trăm triệu USD từ các nhà đầu tư, vợ chồng Jeff và Paulette Carpoff sống rất xa hoa. Họ sở hữu tới 90 chiếc ôtô xịn, bao gồm một chiếc Ford Mustang 1967 giá gần 200.000 USD và một chiếc Dodge Challenger SRT Demon giá 105.000 USD.
Jeff và Paulette Carpoff mua tới 20 bất động sản và chi khoảng 500.000 USD để sắm đồ trang sức kim cương và đồng hồ Cartier. Thậm chí cặp vợ chồng lừa đảo này còn sở hữu một đội bóng chày chuyên nghiệp ở Martinez, gần San Francisco.
Một nhân viên cũ của DC Solar kể trong các cuộc họp công ty, Jeff Carpoff thường rút hàng nghìn USD tiền mặt cầm trên tay, thách nhân viên đoán chính xác số tiền và thưởng cho người đoán gần đúng toàn bộ.
Huawei mất vài ngày để thực hiện thay đổi trong cách giao tiếp với đối tác phương Tây, đảm bảo tuân thủ quy định từ “danh sách đen” - yêu cầu các công ty Mỹ phải có sự chấp thuận của chính phủ khi bán linh kiện cho Trung Quốc.
Công ty cũng đang hạn chế tương tác giữa nhân viên của mình với bất kỳ công dân Mỹ nào, ông Dang cho biết. Trụ sở Huawei giờ đây không tiếp đón du khách Mỹ, và những cuộc trò chuyện cũng tránh liên quan đến lĩnh vực công nghệ.
“Những biện pháp này có vẻ sẽ không giải quyết được vấn đề với chính quyền Trump”, Eric Crusius, đối tác của công ty luật Holland & Knight, nhận định. “Ở một số khía cạnh, tách biệt hoạt động kinh tế giữa hai nước sẽ cô lập doanh nghiệp Mỹ”.
“Nhưng theo cách khác, Huawei đang tách mình ra khỏi phần còn lại của thế giới. Và đó không phải điều tốt”, ông cho biết thêm.
Các Giám đốc điều hành Huawei cho rằng Washington đang tạo ra một lằn ranh trong thế giới công nghệ. Một phần do lo ngại gián điệp thông tin, nhưng hơn hết là nỗi sợ về sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ Trung Quốc.
Và Huawei, với danh nghĩa nhà sản xuất phần cứng viễn thông lớn nhất thế giới, trở thành nạn nhân trong quá trình đó.
Ảnh minh họa
Trao đổi với hãng thông tấn Reuters hôm 24/5, Huawei cho biết FedEx chuyển hướng một số kiện hàng của hãng. Cụ thể, theo các hình ảnh tra cứu hành trình FedEx được Huawei cung cấp cho Reuters, hai bưu phẩm gửi ngày 19/5 và 20/5 từ Tokyo (Nhật Bản) đến địa chỉ Huawei Trung Quốc lại được gửi tới trụ sở công ty tại Memphis, Tennessee (Mỹ) vào ngày 23/5. Hai bưu phẩm khác gửi từ Hà Nội ngày 17/5 đến văn phòng Huawei Hồng Kông và Singapore được giữ lại sau khi đến trạm FedEx tại Hồng Kông và Singapore ngày 21/5 vì “delivery exception”.
Trạng thái “exception” theo mô tả trên website FedEx là sự cố bất ngờ cản trở việc chuyển phát bưu kiện, chẳng hạn vướng mắc ở hải quan, ngày nghỉ hay không có ai nhận hàng. FedEx từ chối cung cấp chi tiết về trường hợp của Huawei.
" alt=""/>Huawei: Bưu phẩm gửi từ Nhật Bản và Việt Nam bị FedEx chuyển hướng không rõ lý do