Hội thảo Xây dựng các đơn vị năng lực cơ bản của người lao động trong tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức ngày 5/12.Hội thảo nhằm lấy ý kiến đại biện các bộ, ngành, các chuyên gia; bàn về các chuẩn hóa các nhóm năng lực cho người lao động (nhóm năng lực cơ bản, nhóm năng lực chung và nhóm năng lực chuyên môn). Qua đó, góp phần xây dựng được bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có năng lực cơ bản. Từ đó, cũng tạo cơ sở cho các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, sử dụng và trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa vào kỹ năng nghề.
 |
Ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) |
Ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) nhắc đến nhận định của các nhà đầu tư nước ngoài: Chúng ta dọn chỗ đón “đại bàng” nhưng họ đến đây lại không làm được việc và nói rằng chúng ta dựa chủ yếu vào bằng cấp đào tạo. Trong khi các nhà đầu tư đến đây cần nguồn lao động có năng lực hành nghề. Do đó, đây là đòi hỏi thực tế của xu thế đầu tư mới đối với nước ta.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến quý II/2019, lực lượng lao động Việt Nam từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 55,46 triệu người (chiếm hơn một nửa dân số với tỷ lệ 57,65%). Trong đó, lực lượng lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chiếm 22,37% (lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 10,82%; cao đẳng chiếm 3,82%; trung cấp chiếm 4,65%; sơ cấp chiếm 3,08% trong tổng lực lượng lao động).
Như vậy, còn đến 77,63% số lao động chưa qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ, chưa được công nhận trình độ (kỹ năng, đào tạo).
Ông Trường cho hay, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với thế giới, kể cả với khu vực ASEAN.
“Chúng ta đang bị cả Lào vượt qua, và Campuchia đuổi sát”, ông Trường nói và cho rằng do đó cần có các giải pháp, công cụ hữu hiệu để nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.
 |
Các đại biểu tham dự hội thảo. |
Ông Trường cũng cho hay, công tác chuẩn hóa và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang phải đối mặt với những thách thức có thể nói “chưa từng có”.
Thứ nhất, chuẩn hóa và phát triển kỹ năng cho người lao động ở những việc làm chưa từng có trong hiện tại. Ví dụ như sản suất máy thở, nghề khám chữa bệnh từ xa,... phát sinh khi dịch Covid-19 đang diễn ra.
Thứ hai, chuẩn hóa và phát triển kỹ năng cho người lao động ở những việc làm ứng dụng công nghệ chưa từng được phát minh (như phát minh mới động cơ lượng tử, băng thông 5G, chuyển đổi số,… và tác động của nó).
Ngoài ra, việc chậm thay đổi nhận thức và thói quen (tư duy bằng cấp và tuyển dụng chủ yếu dựa vào bằng cấp…) cũng là thách thức với công tác chuẩn hóa và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động.
Tại hội thảo, các đại biểu đã góp ý về 6 nhóm năng lực cơ bản: Ứng xử nghề nghiệp, Thích nghi nghề nghiệp, Ứng dụng công nghệ thông tin, An toàn lao động, Rèn luyện thân thể, Đạo đức nghề nghiệp.
 |
TS Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại hội thảo. |
TS Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng cần quan tâm, lưu ý đến khối kiến thức và kỹ năng đáp ứng giai đoạn chuyển đổi số về yêu cầu công nghệ thông tin,...
“Bởi đây là lĩnh vực có thể giúp người lao động giải quyết hiệu quả và thuận tiện trong nhiều công việc. Tức không chỉ giải quyết các bài toán cụ thể mà ngay cả với những bài toán, yêu cầu bất kỳ”, ông Tuyên nói.
Còn TS Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục cho hay, trong xã hội 4.0 đặt ra nhiều vấn đề mới, nhưng có một số vấn đề căn bản.
Thứ nhất, người lao động phải có năng lực làm việc trong môi trường áp lực. Thứ hai là năng lực hợp tác và làm việc nhóm.
Thứ ba là thái độ và tác phong chuyên nghiệp. “Điều này công nhân của chúng ta còn rất yếu. Khi chúng tôi làm việc với các doanh nghiệp thì họ rất kêu ca về công nhân Việt Nam”, ông Học nói.
Thứ tư là năng lực quản lý mục tiêu. Thứ năm là năng lực thích ứng sự thay đổi.
Ngoài ra, ông Học cho rằng người lao động cần có kỹ năng đảm bảo an toàn lao động (môi trường làm việc, sức khỏe và tâm lý bản thân); năng lực làm việc được trong điều kiện áp lực, quản lý stress; ứng xử, giao tiếp mang tính nghề nghiệp; thích ứng.
“Một trong những chỉ số đánh giá sự thành công của con người không phải chỉ ở IQ mà còn bởi sự vượt khó và chỉ số thích ứng của con người. Như vậy ai có khả năng thích nghi tốt thì có thể phát triển. Kỹ năng tự học, tự hoàn thiện và đạo đức nghề nghiệp cũng là những yếu tố quan trọng”, ông Học nói.
Thanh Hùng

Xây dựng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp "là cái gốc của phát triển"
Bộ LĐTB&XH cũng như Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xác định việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nói riêng là “cái gốc” của mọi sự phát triển.
" alt=""/>Năng suất lao động của Việt Nam bị Lào vượt qua, Campuchia đuổi sát
Bắc Ninh và Bắc Giang hiện đang là một trong những “điểm nóng” với số ca nhiễm Covid-19 liên tục tăng cao, thấu hiểu được những khó khăn, vất vả, lo lắng của người dân cũng như đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch, J&T Express đã không ngừng triển khai nhiều hoạt động xã hội, góp phần chung tay giúp sức cho các đơn vị tuyến đầu chống dịch.Mới đây, J&T Express đã phối hợp, tiếp nhận và hỗ trợ vận chuyển gấp 30 máy thở Eliciae MV20 do các đơn vị mạnh thường quân tại TP.HCM trao tặng Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại địa phương.
Ngay khi tiếp nhận thông tin, J&T Express đã nhanh chóng lên kế hoạch điều hành và ưu tiên sắp xếp 3 xe tải chở hàng loại lớn. Ngay trong đêm, các tài xế đã gấp rút vận chuyển các thiết bị y tế này từ TP.HCM đến Bắc Ninh, nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu thiết yếu của những bệnh nhân nhiễm Covid-19 nơi đây.
 |
Sáng ngày 7/6/2021, 30 máy thở đã được J&T Express bàn giao cho đại diện Sở Y tế Bắc Ninh, ông Nguyễn Xuân Thuỷ - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh |
Đón tiếp đoàn vận chuyển J&T Express, bà Phan Việt Hà - đại diện Tổ tiếp nhận tài trợ, ủng hộ phòng chống dịch Covid-19, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã gửi cảm ơn tới công ty chuyển phát nhanh J&T Express vì đã hỗ trợ toàn bộ chi phí vận chuyển 30 máy thở một cách nhanh chóng.
Không dừng lại ở những chuyến xe hỗ trợ như trên, trước đó vào ngày 21/5/2021, J&T Express cũng đã trao tặng 25.000 khẩu trang y tế và 500 bộ đồ bảo hộ cho UBND TP. Bắc Ninh để ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 của địa phương.
Đại diện công ty chuyển phát nhanh J&T Express tại tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Tuấn Dương nhấn mạnh: “Công ty chuyển phát nhanh J&T Express sẵn sàng chung tay và hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh tại Bắc Ninh bất cứ lúc nào, bằng những nguồn lực hiện có bao gồm cả sức người và cơ sở vật chất”.
 |
Bà Nguyễn Thị Hải - đại diện UBND TP. Bắc Ninh bày tỏ lời cảm ơn đến J&T Express |
Đại diện J&T Express cho biết, tại tỉnh Bắc Giang, J&T Express chi nhánh Thái Nguyên cũng đã trao tặng nhiều nhu yếu phẩm như 270 thùng nước tinh khiết, phở ăn liền, sữa tươi, bánh mỳ cho Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 huyện Việt Yên.
 |
J&T Express chi nhánh Thái Nguyên trao tặng nhu yếu phẩm |
 |
Không chỉ ủng hộ chính quyền địa phương, J&T trực tiếp tặng nhu yếu phẩm cho người dân khó khăn trong mùa dịch |
Cũng theo đại diện J&T Express, công ty còn tặng thêm 2,6 tấn gạo, 220kg lạc, 300 gói đường; 51 thùng bột canh, nước mắm, mì chính; hơn 500kg bí và rau xanh... cho những công nhân thuê trọ gặp khó khăn trong mùa dịch tại khu vực thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
 |
Tại chi nhánh Hải Dương, các shipper đã giúp đỡ người nông dân thu hoạch và vận chuyển nông sản |
Đại diện J&T Express chia sẻ, thời gian tới doanh nghiệp sẽ triển khai thêm một số hoạt động thiện nguyện khác như: tặng nhu yếu phẩm để hỗ trợ người dân gặp khó khăn; tài trợ các chuyến xe miễn phí giúp cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm, vật tư y tế đi về các vùng dịch.
Doãn Phong
" alt=""/>J&T Express nỗ lực tiếp sức cộng đồng chống dịch Covid