Hiện tại, cả chính phủ và các nhóm bác sĩ đều từ chối nhân nhượng.
Trong khi đó, phần lớn người dân phản đối chiến dịch của các bác sĩ. Chín nhóm bệnh nhân, bao gồm Tổ chức Bệnh bạch cầu và Hiệp hội Ung thư thận đã nộp đơn khiếu nại về những rủi ro lên Ủy ban Nhân quyền Quốc gia.
Vậy tại sao các bác sĩ, lực lượng được kính trọng nhất trong xã hội, lại mạo hiểm sức khỏe của bệnh nhân và danh tiếng của họ để phản đối kế hoạch tăng chỉ tiêu trường y của chính phủ?
Chính phủ Hàn Quốc giải thích cho kế hoạch mở rộng tuyển sinh là bù đắp sự thiếu hụt bác sĩ trong các lĩnh vực thiết yếu và mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các vùng ngoài thủ đô Seoul, đồng thời tăng cường chăm sóc chuyên biệt cho lượng người già đang tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, ông Joo Soo-ho, người phát ngôn chính của Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA), cho biết, tăng lượng sinh viên y không phải là giải pháp.
Ông Joo khẳng định Hàn Quốc không hề thiếu bác sĩ. Người Hàn Quốc có khả năng tiếp cận dễ dàng với dịch vụ chăm sóc ngoại trú so với các nước thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Năm 2020, người Hàn Quốc có trung bình gần 15 cuộc hẹn chăm sóc ngoại trú mỗi năm, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của OECD là 6.
“Hàn Quốc là nơi bệnh nhân có thể được bác sĩ điều trị với chi phí thấp vào ngày họ muốn. Ví dụ, nếu bệnh nhân muốn phẫu thuật đục thủy tinh thể ngay hôm nay, họ có thể thực hiện được, trong khi ở châu Âu phải mất vài chục ngày. Ở đó, chi phí cũng đắt hơn”, ông Joo nói với The Korea Herald.
Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc gần đây cho biết số bác sĩ trên 1.000 dân là 2,2, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của OECD là 3,7.
Tuy nhiên, ông Joo nói con số trên không thể hiện bức tranh toàn cảnh, giải thích rằng Hàn Quốc có số lượng bác sĩ tương đương với Mỹ và Nhật Bản.
Số liệu thống kê của OECD công bố năm ngoái cho thấy số bác sĩ trên 1.000 dân ở Hàn Quốc là 2,5, ngang bằng với Nhật Bản và thấp hơn một chút so với mức 2,6 ở Mỹ. Số liệu thống kê của Bộ thấp hơn vì không tính các bác sĩ y học cổ truyền Hàn Quốc trong khi OECD có tính.
Ông Joo cũng lưu ý Hàn Quốc không thiếu các đơn vị chăm sóc sức khỏe trẻ em khi số lượng bác sĩ chuyên khoa nhi đã tăng gấp đôi. “Dân số từ 15 tuổi trở xuống vào đầu những năm 2000 là khoảng 9,9 triệu người, giảm xuống còn gần 5,4 triệu vào năm 2023. Mặt khác, số lượng bác sĩ nhi khoa đã tăng từ 3.400 lên 6.200 trong cùng thời kỳ”, ông Joo cung cấp.
Ngoài ra, ông Joo cho biết tình trạng quá tải trong phòng cấp cứu là do “nhận thức sai lầm” của người dân. Nhiều người mắc bệnh nhẹ, ngay cả khi chỉ có vết cắt nhỏ trên tay, thường đến phòng cấp cứu, điều này trở thành rào cản đối với những người cần hỗ trợ khẩn cấp hơn.
Vì thế, trường hợp gần 30 tuổi nhưng mang thai tới gần lúc sinh con mà không hề biết là rất hy hữu. Bệnh nhân này chưa lập gia đình và chưa từng mang thai. Bác sĩ tư vấn bệnh nhân nhập viện theo dõi nhưng chị muốn về nhà thông báo với gia đình trước, hiện đã nhập viện ở quê.
Thai phụ cho biết thường kinh nguyệt không đều, cơ địa mập mạp, không nhận thấy sự thay đổi của cơ thể. Thấy bụng to dần, chị chỉ nghĩ do béo lên và chưa từng đi khám. Gần đây, bụng to lên quá nhiều, khó chịu, chị mới đến bệnh viện kiểm tra.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ dù ở tuổi nào khi bị mất kinh bất thường, rối loạn kinh nguyệt nên đi khám sớm để xác định có thai hay không, vị trí, tình trạng thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Trong nghiên cứu, tổng cộng 140 người trên 50 tuổi, mắc bệnh tim hoặc có ít nhất hai yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim, tuân theo chế độ ăn không có trứng hoặc 12 quả trứng tăng cường mỗi tuần.
Trứng tăng cường chứa lượng vitamin bổ sung (như vitamin D) hoặc axit béo omega-3 thông qua thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho gà mái. Mức cholesterol của các tình nguyên viên được ghi lại khi bắt đầu nghiên cứu và sau đó 4 tháng.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt nào giữa tỷ lệ HDL (cholesterol tốt) hoặc LDL (cholesterol xấu) giữa hai nhóm này. Như vậy, ăn 12 quả trứng tăng cường mỗi tuần không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến mức cholesterol.
Trứng tăng cường được chọn vì “chứa hàm lượng phong phú vitamin D, B và E, axit béo omega, i-ốt cùng với lượng chất béo bão hòa thấp hơn", Tiến sĩ Nina Nouhravesh, làm tại Viện nghiên cứu lâm sàng Duke và tác giả chính của nghiên cứu, viết.
Tiến sĩ Nouhravesh lưu ý, với những người mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ phát triển bệnh tim, việc tiêu thụ 12 quả trứng tăng cường mỗi tuần không tác động tiêu cực đến mức cholesterol của họ trong 4 tháng, khi so sánh với nhóm không ăn trứng.
"Khi già đi, chúng ta cần lượng protein cao hơn để duy trì cơ bắp. Khối lượng cơ bắp và sức mạnh thể chất là hai yếu tố dự báo cho sự lão hóa khỏe mạnh. Trứng là một nguồn protein giá rẻ được bán rộng rãi”, Tiến sĩ James O'Keefe, bác sĩ tim mạch tại Viện Tim Trung Mỹ Saint Luke.
Đối với đa số, trứng rất bổ dưỡng và là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Nhưng các chuyên gia y tế cho rằng mỗi người vẫn nên nói chuyện với bác sĩ liệu chế độ ăn nhiều trứng có phù hợp với mức cholesterol và nhu cầu ăn kiêng của bản thân hay không.
Lưu ý khi bảo quản trứngTrứng có thể để được đến 5 tuần khi được bảo quản trong điều kiện tủ lạnh thích hợp. Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo trứng mua tại cửa hàng nên được mang thẳng về nhà và giữ lạnh ngay ở 4 độ C, không để ở cánh cửa tủ lạnh.
Để tránh nguy cơ vi khuẩn phát triển, đừng để trứng ngoài tủ lạnh quá 2 giờ. Bất kỳ vi khuẩn nào có trong trứng đều có thể nhân lên nhanh chóng ở nhiệt độ phòng.
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào trứng qua các vết nứt trên vỏ nên bạn hãy tránh loại trứng này hoặc sử dụng ngay khi phát hiện.
" alt=""/>So sánh sức khỏe khi ăn 12 quả trứng một tuần và không ăn quả nào