Trải nghiệm khi thực hiện các thao tác với xe tăng khiến các nghệ sĩ thích thú nhưng cũng tạo ra không ít khó khăn khi họ phải tiếp đạn vào xe. Khi được hỏi khối lượng của đạn là bao nhiêu, Puka đã trả lời đúng với đáp án là 31 kg. Tuy nhiên, điều khiến các nghệ sĩ bật cười là đội trưởng đã “thưởng” cho câu trả lời đúng của Puka bằng cơ hội được bê thử quả đạn.
Puka thử thách bê đạn 31 kg:
Trong phần thi đấu “rồng rắn lên mây” do Puka và Hoà Minzy làm đội trưởng hai đội, đội Hoà Minzy thua và đã phải cõng đội còn lại quanh xe tăng. Anh Tú tỏ ra phấn khích khi được Độ Mixi cõng.
Đội thua cuộc cõng đội thắng cuộc quanh xe tăng:
Trong giờ giải lao, Hoà Minzy một lần nữa bật khóc nức nở khi nghe Cara hát bài Ước mơ của mẹ. Cô cúi mặt, lặng lẽ rơi nước mắt vì nhớ con. Hoà Minzy nghẹn ngào: “Bốn ngày rồi không biết nó làm cái gì. Có ăn được không. Chắc nhớ mẹ lắm. Chắc nó nhớ mẹ lắm”. Không kiềm chế được cảm xúc, Hoà Minzy quay lưng tránh mặt mọi người, trốn sau chiếc xe tăng bật khóc. Puka xin phép theo sau an ủi Hoà Minzy.
Thu Vũ
" alt=""/>Sao nhập ngũ tập 10: Hoà Minzy khóc nức nhớ conTuy nhiên, cuộc sống ở mảnh đất mới đầy rẫy thử thách. “Những ngày đầu nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng vợ chồng tôi không vì thế mà nản lòng, bỏ cuộc.
Còn nhớ ngày ấy, cả gia đình 10 người sống chen chúc trong căn nhà nhỏ có 30 - 40m2, bữa cơm rau muối đạm bạc. Chúng tôi thương con, không quên dặn nhau mỗi ngày phải cố gắng để làm điểm tựa cho các con”, ông Thương tâm sự.
Gian nan lớn nhất xoay quanh gánh nặng cơm áo gạo tiền. Tuy nhiên, do được "di truyền" nét lao động chăm chỉ, nhẫn nại của người dân Quảng Trị, vợ chồng ông Thương làm đủ mọi việc chân tay để kiếm sống.
Khi bố mẹ đi làm, các con ở nhà bảo ban nhau học hành. Cả 8 chị em đều thấu hiểu nỗi vất vả của bố mẹ nên luôn nghe lời, ngoan ngoãn, đùm bọc nhau.
Dù vất vả nhưng vợ chồng ông Thương không quên trách nhiệm nuôi dạy con cái nên người. Năm 2008, vợ chồng ông chuyển về Đà Nẵng để các con có môi trường học tập tốt hơn.
Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục, ông bà luôn đặt việc học của các con lên hàng đầu. Họ cố gắng dành dụm từng đồng để cho con đến trường. Ông bà cũng dành nhiều thời gian dạy dỗ con cái về đạo đức, lối sống, rèn giũa từng bài học nhỏ.
Nhờ sự hy sinh và tình yêu thương của cha mẹ, 8 “bình rượu mơ" đều chăm ngoan, học giỏi. Các con ông học hết lớp 12 rồi lần lượt vào đại học. Tính tới năm 2020, tất cả đều đã hoàn thành việc học và có việc làm ổn định.
Thành quả ngọt ngào
Bà Thương kể: “Trước kia, vợ chồng tôi bị nhiều người gièm pha, dị nghị vì sinh con một bề, còn là con gái. Nhiều người khác thì lại cho rằng tôi đông con, không thể nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn được”.
Chứng kiến các con lần lượt khoác áo cử nhân, nhận tấm bằng tốt nghiệp và có công ăn việc làm ổn định, ông bà gọi đó là “lộc trời thương”.
Thấu hiểu tình yêu thương cũng như công lao dưỡng dục của cha mẹ, 8 người con gái của ông bà giờ đây đều thành đạt.
Con gái đầu của ông bà là Dương Ly Ly, hiện làm giám đốc công ty bất động sản. Con gái thứ 2 Dương Ly Na là giáo viên. Con gái thứ 3 Dương My Ni làm cho một công ty lớn. Con gái thứ 4 Dương Kim Yến, điều hành một thương hiệu thời trang.
Con gái thứ 5 Dương Thị Năm, làm ngân hàng. Con gái thứ 6 Dương Hà Trang, làm chủ một thương hiệu thời trang. Con gái thứ 7 Dương Thuý Nga, làm trợ lý cho chị gái. Con gái út Dương Thuý Vy, làm dược sĩ.
Dương Ly Na kể lại: “Ngày mình tốt nghiệp, cả nhà đoàn tụ quây quần với nhau. Bố mẹ cười tươi lắm, nói chuyện rôm rả suốt luôn. Các chị em cũng vui lây, ai cũng luôn tự nhắc nhở mình rằng phải cố gắng nhiều hơn nữa".
"Em luôn tự hào khi được làm con của bố mẹ. Mấy chị em luôn bảo ban nhau phải yêu thương, cùng nhau cố gắng để không phụ lòng bố mẹ. Em mong bố mẹ sẽ luôn khoẻ mạnh và bên chúng em lâu thật lâu”, cô út Thúy Vy tâm sự.
Hiện tại trong 8 người con, 5 người đã lập gia đình, cho ông bà 10 đứa cháu ngoại (4 trai, 6 gái). Mỗi khi có dịp, tất cả đều trở về quây quần bên bố mẹ và về thăm quê hương Quảng Trị.
Vợ chồng ông Thương hiện sống tại Đà Nẵng, gần với 6 người con, 2 người con còn lại sống và làm việc tại Gia Lai. Mỗi năm, các con đều dành thời gian đưa bố mẹ đi du lịch để tăng cường gắn kết tình cảm gia đình.
Ông Thương vui vẻ chia sẻ: “Các con thành công, vợ chồng tôi rất mãn nguyện. Mỗi lần sum họp, chúng tôi vô cùng hạnh phúc khi chứng kiến các con quan tâm, yêu thương nhau".
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Đáng chú ý, điều tra mới cho thấy, Daihatsu cũng báo cáo sai về kết quả các bài kiểm tra tác động của tựa đầu và tốc độ thử nghiệm đối với một số mẫu xe. Hành vi sai trái này lần đầu tiên được phát hiện năm 1989 và đặc biệt phổ biến kể từ năm 2014.
Các lãnh đạo Toyota và Daihatsu cúi đầu xin lỗi
Cũng trong ngày 20/12, các lãnh đạo của Toyota Motor và Daihatsu Motor đã phải cúi đầu xin lỗi trong buổi họp báo về vụ việc này.
Chủ tịch Daihatsu Soichiro Okudaira thừa nhận “đã không nhận ra những áp lực mà mỗi nhân viên phải đối mặt khi phải chạy theo tiến độ cho ra sản phẩm mới trong thời gian nhanh nhất" và “đã vô tình tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp không thể tuân thủ các quy định pháp luật”. "Tập thể lãnh đạo Daihatsu xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc này"- ông nói tại cuộc họp báo.
Phó Chủ tịch điều hành Toyota, Hiroki Nakajima, cũng khẳng định, công ty "rất coi trọng vấn đề này" vì chiến lược dài hạn của Toyota dựa vào Daihatsu để phát triển và sản xuất những mẫu ô tô nhỏ theo nhu cầu thị hiếu của châu Á nói riêng và thế giới nói chung. "Điều đáng tiếc lớn nhất là chúng tôi đã không nắm bắt được tình hình tại các bộ phận phụ trách kiểm nghiệm xe của Daihatsu. Chính sách của chúng tôi là luôn dừng lại, kiểm tra lại hiện trường sản xuất và sản phẩm thực tế khi có vấn đề, nhưng điều này đã không thể diễn ra", ông nói.
Vì bê bối này, Daihatsu sẽ ngừng giao tất cả xe ô tô sản xuất trong và ngoài nước. Bên cạnh 22 mẫu xe được bán dưới thương hiệu Toyota, có một số mẫu xe mang thương hiệu Mazda. Công ty cũng cho biết sẽ sớm tạm dừng một số dây chuyền sản xuất nhưng không đưa ra thông tin chi tiết.
Phó Chủ tịch điều hành Daihatsu Hiromasa Hoshika cho rằng việc đình chỉ sản xuất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của Daihatsu. Hiện, hoạt động ở nước ngoài của Daihatsu tập trung vào Malaysia và Indonesia thông qua quan hệ đối tác với Malaysia Perodua và Astra International của Indonesia.
Theo các nhà phân tích, tác động tài chính của những bê bối này vẫn chưa rõ ràng nhưng chắc chắn danh tiếng của Toyota và các công ty liên quan sẽ bị ảnh hưởng. Dự kiến hôm nay, 21/12, Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản sẽ có cuộc kiểm tra trực tiếp tại trụ sở công ty Daihatsu.
Toyota từng vướng phải những bê bối về kiểm soát chất lượng hồi năm 2022 khi sản phẩm ô tô tải Hino của hãng bị phát hiện sai lệch dữ liệu khí thải. Đơn vị này sau đó bị lỗ nặng và hiện đang hy vọng có thể vực dậy bằng cách sáp nhập với Mitsubishi Fuso Truck & Bus dưới danh nghĩa một công ty cổ phần mới thuộc sở hữu của Toyota, Daimler Truck của Đức.
Đào Hùng (Theo Nikkei/Reuster)
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!