Trên thực tế, khi bơm khí truyền thống sẽ là dạng khí nén, trong đó có 78% là khí ni-tơ và chỉ có khoảng 21% là khí ô-xy, phần còn lại bao gồm hơi nước, CO2 và một phần nhỏ khí ne-on cùng với ar-gon,..
Nếu không được bơm đúng cách khiến lốp xe mòn nhanh và mòn không đều trên bề mặt dẫn tới mức tiêu thụ nhiên liệu cũng tăng lên. Bên cạnh đó, nếu để lâu, lốp xe sẽ giảm áp suất theo thời gian do không khí bình thường bị rò rỉ ra ngoài qua bề mặt cao su.
Ngoài ra, với việc bơm bằng không khí bình thường, ô-xy trong lốp khiến bề mặt cao su bị ô-xy hóa khiến phần cao su này sẽ phân huỷ theo thời gian.
Trong khi đó, ni-tơ tinh khiết sẽ giữ ổn định được áp suất cho lốp, làm cho xe của bạn hoạt động hiệu quả nhất hơn do phân tử ni-tơ lớn hơn phân tử ô-xy khiến quá trình rò rỉ chậm hơn rất nhiều.
Theo Tạp chí Chemical & Engineering, khi được bơm bằng khí ni-tơ việc rò rỉ áp lực giảm 40%. Khí ni-tơ nguyên chất khá "trơ", do đó không làm ô-xy hóa bề mặt bên trong của lốp.
![]() |
Bơm khí ni-tơ khiến sự quá trình "xịt hơi" giảm 40%. Ảnh: ityrecare.com |
Việc bơm ni-tơ được ứng dụng rất nhiều trong các loại lốp xe đặc chủng như lốp máy bay, tàu vũ trụ, máy công nghiệp hay xe đua – những phương tiện sự ổn định cao của lốp xe.
Các đội đua xe công thức 1 cũng cho rằng, không khí bình thường sẽ nở ra khi nóng và co vào khi lạnh. Một lốp xe được bơm đầy ni-tơ sẽ phản ứng ít hơn với sự thay đổi nhiệt độ. Trong các giải đua có tốc độ cao, sử dụng lốp có khí ni-tơ sẽ làm áp suất ổn định, giúp các tay đua xử lý chính xác và an toàn hơn.
Bên cạnh đó, việc trong lốp có hơi nước sẽ khiến lốp xe có sự thay đổi lớn về áp suất cũng như nhiệt độ so với lốp được bơm không khí khô. Tệ hơn, khi lốp xe có nhiều hơi nước có thể ăn mòn viền thép hoặc nhôm theo thời gian.
Đối với các lốp xe được bơm khí ni-tơ sẽ ít bị hơi nước lẫn vào hơn hơn khi tất cả hệ thống cung cấp đều là khí ni-tơ khô. Quy trình bơm khí ni-tơ cũng phức tạp hơn khi vừa bơm khí vừa đẩy không khí (gồm ô-xy, hơi nước và các khí khác) ra ngoài liên tục nhiều lần. Tỷ lệ khí ni-tơ trong lốp sau khi bơm khoảng 93-95%.
Các chuyên gia cũng cho rằng, khi lốp xe của bạn bơm đầy khí ni-tơ mà bị giảm áp suất lốp, bạn cũng có thể bổ sung thêm khí thường, nhưng luôn phải kiểm tra áp suất không khí sau khi bơm ít nhất mỗi tháng 1 lần.
Ông Keith Willcome – Kỹ sư về lốp của công ty Bridgestone Americas Tire Operations cho rằng, công ty này không thiên vị khí ô-xy hay ni-tơ, cả 2 đều được chấp nhận là khí dùng bơm lốp, vì cả 2 đều tương tự nhau trong Định luật về khí lý tưởng (khi nhiệt độ và áp suất đều liên quan trực tiếp tới nhau).
“Khí ni-tơ không thể mặc nhiên thay thế cho việc chăm sóc và bảo dưỡng lốp định kỳ. Giữ lốp xe đủ áp suất theo đúng tiêu chuẩn mới là chìa khoá để lốp xe vận hành an toàn và hiệu quả", ông Keith nói.
Thiết bị bơm khí nitơ đắt hơn so với máy bơm thông thường, và cũng đòi hỏi nhiều nhân viên vận hành hơn. Hiện nay, số tiền mà chủ xe phải trả để bơm một lốp xe bằng khí nitơ tại các trung tâm lốp là 20-30 nghìn đồng cho mỗi lần bơm, cao gấp 3-4 lần so với bơm không khí thường.
Hoàng Hiệp(theo Popularmechanics.com)
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống làm mát sẽ giúp ngăn ngừa hiện tượng quá nhiệt, phòng tránh các sự cố hỏng hóc bất ngờ, đồng thời kéo dài tuổi thọ của xe hơi.
" alt=""/>Có nên bơm khí niTheo nguồn tin, Huawei đề nghị hoãn sản xuất một số linh kiện trên smartphone Mate mới nhất và giảm đơn hàng trong các quý tiếp theo để đánh giá tác động của quy định hạn chế xuất khẩu của Mỹ lên mảng kinh doanh smartphone.
Dòng Mate, thường được công bố vào nửa sau hàng năm, là lời đáp trả của Huawei trước iPhone mới. Công ty sử dụng chip hiện đại nhất cho dòng Mate, sử dụng chip từ công ty thiết kế bán dẫn riêng HiSilicon. Tuy nhiên, lệnh cấm của chính quyền Trump tiếp tục hạn chế Huawei tiếp cận công nghệ Mỹ, ảnh hưởng tới khả năng cung ứng các bộ phận như chip di động, chip truyền thông và chip tăng tốc trí tuệ nhân tạo. Mỹ ra quy định cấm các nhà cung ứng ngoại quốc dùng thiết bị Mỹ để sản xuất chip theo yêu cầu của Huawei và HiSilicon.
Điều này buộc Huawei phải đánh giá lại lượng chip HiSilicon dự trữ và tìm kiếm đối tác thay thế để cân bằng sản xuất smartphone với nhu cầu dự kiến năm tới. Theo hai nguồn tin, Huawei lùi lịch sản xuất đại trà Mate ít nhất 1 tới 2 tháng vì vẫn đang giải quyết các vấn đề chuỗi cung ứng sau quy định mới của Mỹ.
Một nguồn tin khác tại đối tác cung ứng Huawei cho hay công ty của ông dự định bắt đầu sản xuất linh kiện cho Mate và Honor từ tháng này nhưng được thông báo tạm hoãn cho tới khi có thông tin tiếp theo. Huawei đang bận rộn xác minh các tùy chọn khác như MediaTek và Qualcomm nhưng điều đó sẽ dẫn tới việc thay đổi thiết kế kỹ thuật và tốn thêm thời gian.
Trì hoãn sản xuất không đồng nghĩa Mate cũng bị hoãn ra mắt. Có thể hãng điện thoại Trung Quốc sẽ giới thiệu sản phẩm trước và bán sau khi đã sẵn sàng.
Một số nhà cung ứng linh kiện khác tiết lộ Huawei đề nghị giảm quy mô đơn hàng 20% trong các quý tiếp theo sau khi ráo riết dự trữ linh kiện trong nửa đầu năm nay.
Dính lệnh cấm của Mỹ cũng như dịch bệnh kéo dài, Huawei đã chuyển hướng tập trung từ smartphone sang viễn thông. Công ty giành được hợp đồng cung ứng cơ sở hạ tầng 5G cho hầu hết các nhà mạng trong nước.
Huawei Mate 30 ra mắt năm 2019 là thiết bị đầu tiên của hãng thiếu Google Mobile Services – bao gồm Google Maps, Gmail, YouTube, Google Play. Dù doanh số smartphone quốc tế bị tác động, Huawei lại thống trị thị trường nội địa với thị phần quý I/2020 đạt 41%. Huawei xuất xưởng 240 triệu smartphone năm 2019, chiếm vị trí số 2 của Apple. Tuy nhiên, theo nhà phân tích cao cấp Yasuo Nakane, ông ước tính lượng smartphone xuất xưởng cả năm 2020 của Huawei sẽ giảm 10%, xuống còn 180 triệu máy và lộ trình công nghệ sẽ chững lại khoảng 1 năm.
Du Lam (Theo Nikkei)
Hãng công nghệ Trung Quốc vẫn chưa tìm được đối tác cung cấp chip mới để thay thế cho TSMC.
" alt=""/>Huawei hoãn sản xuất flagship Mate vì lệnh cấm của MỹKhu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đang bước vào đợt nóng dài ngày thứ 2 tính từ đầu tháng 6, với nền nhiệt tại một số khu vực lên tới 37-38 độ C. Tại các thành phố lớn, nơi có nhiều xe cộ lưu hành và toà nhà chung cư, “hiệu ứng đô thị” còn khiến nhiệt độ tăng vượt ngưỡng 40, thậm chí 42 độ C tại một số thời điểm trong ngày.
Cùng với đó là nhu cầu sử dụng điều hoà tăng vọt. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng thiết bị này sao cho hiệu quả, tiết kiệm điện.
Theo khảo sát nhanh từ phóng viên Dân trí, có rất nhiều người dùng tại các hộ gia đình, văn phòng, vẫn mắc lỗi “sơ đẳng” khi sử dụng điều hoà, khiến nó không chỉ hoạt động kém hiệu quả, mà còn dễ bị hỏng hóc, hoặc tốn điện hơn rất nhiều so với bình thường.
Sai: Trời càng nóng, chỉnh nhiệt độ càng thấp
Một lý thuyết nghe hoàn toàn hợp lý đó là trời càng nóng thì càng cần chỉnh nhiệt độ xuống thấp để cân bằng, và thực tế vẫn được nhiều người áp dụng - nhưng lại là một phương pháp hoàn toàn sai lầm.
Theo ông Hồng, một thợ sửa điều hoà lâu năm tại Hà Nội, trời càng nóng, điều hoà càng dễ hỏng chính vì thói quen để nhiệt độ xuống “kịch sàn” 16 độ tại các hộ gia đình, văn phòng.
Thực tế, sự điều chỉnh này không làm điều hoà mát nhanh hơn, vì công suất làm lạnh của máy có giới hạn, nên máy cần thời gian để kéo nhiệt từ từ thì mới có thể làm lạnh cho phòng được.
Do vậy trong những ngày nắng nóng, việc bạn chọn nhiệt độ 25 độ hay 16 độ cũng không thể thay đổi nhanh được nhiệt độ trong phòng ngược lại còn làm máy bị quá tải tốn nhiều điện và mất nhiều thời gian làm mát hơn.
Đúng: Trời càng nóng, càng phải tăng nhiệt độ phòng để không tạo ra chênh lệch quá lớn.
Trong những ngày nắng nóng cao điểm lên tới 40 độ C, việc để nhiệt độ phù hợp (27~28 độ), thậm chí là 30 độ C để máy có thời gian nghỉ, không bị chạy liên tục là một việc làm vô cùng cần thiết, đặc biệt là khi mới khởi động điều hoà.
Sau đó, nếu có nhu cầu làm mát thêm, người dùng có thể hạ nhiệt xuống từ từ, nhưng không nên thấp hơn 27 độ C.
Điều này giúp điều hòa hoạt động nhanh hơn mà không cần tốn quá nhiều thời gian, và cũng giúp nó tránh bị hỏng hóc do hoạt động quá tải.
Sai: Một năm mới vệ sinh tấm lọc, thay gas một lần
Vệ sinh lưới lọc bụi dàn indoor (trong nhà) và dàn trao đổi nhiệt (ngoài trời) là điều thường xuyên bị các hộ gia đình bỏ quên, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ, vốn thường xuyên bận rộn và không có thời gian để quán xuyến hết công việc nhà.
Theo kinh nghiệm được đưa ra từ một số thợ điều hoà, một hộ gia đình bình thường cần vệ sinh định kỳ dàn lưới lọc bụi 1 tháng/lần, và vệ sinh dàn nóng 1 năm/lần.
Sai: Mở cửa sổ khi chạy điều hoà để thoáng khí
Dù không phổ biến, nhưng một số hộ gia đình có thói quen kỳ lạ đó là mở cửa sổ, hoặc hé khoảng vài cm khi bật điều hoà với lý do để không khí lưu thông, và cho phòng đỡ bị bí.
Tuy nhiên đây là một quan niệm hết sức sai lầm, vì sẽ khiến điều hoà hoạt động tốn nhiều công sức hơn để làm mát, dẫn tới tốn điện hơn và nhanh bị quá tải hơn.
Sai: Để quạt gió tự động
Lưu thông gió trong phòng là yếu tố hết sức quan trọng khi sử dụng điều hoà. Trong khi đó, chế độ quạt gió lại được ít người để ý tới, và chỉ thường đặt ở chế độ Auto (tự động). Điều này khiến điều hoà thường bị chuyển về chế các chế độ đẩy quạt gió ở mức thấp, hay thậm chí ngừng hẳn, khiến nhiệt độ phòng xuống thấp.
Thay vào đó, chúng ta nên đặt quạt gió ở mức cao, và bật thêm quạt trần, quạt điện để tăng lưu thông gió, sẽ giúp tiết kiệm điện cho điều hoà, lại làm mát hiệu quả hơn đáng kể.
Theo Dantri
Vào những ngày nắng nóng gay gắt, nhiều người dùng thường có cảm giác điều hòa nhiệt độ không mát dù để nhiệt độ thấp. Điều gì khiến máy điều hòa chạy ì ạch và bật/tắt liên tục?
" alt=""/>Nắng nóng cao điểm, có nên bật điều hoà nhiệt độ thấp, hé cửa cho thoáng?