Nhà thiết kế nổi tiếng Marc Jacobs đã từng nói: "Đối với tôi, thời trang là một cách thể hiện bản thân. Bạn ăn mặc ra sao sẽ nói lên con người bạn thế nào". Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể “đọc vị” về tích cách của một người thông qua phong cách của họ và sếp của bạn cũng không phải là ngoại lệ, nhất là khi bản năng thể hiện bản thân của các quản lý vốn vô cùng mạnh mẽ. Hiểu được tính cách của sếp sẽ giúp bạn phối hợp dễ dàng và hiệu quả hơn trong công việc.
ARISTINO - Thương hiệu thời trang nam cao cấp chia sẻ cùng bạn về 3 phong cách điển hình của những nhà quản lý.
Phong cách cổ điển (Classic)
Đặc điểm phong cách: Phong cách classic thanh lịch và sang trọng vẫn luôn trường tồn cùng thời gian, chưa từng bị lu mờ trước những xu hướng mới. Màu sắc chủ đạo của phong cách này là đen, nâu đỏ, xanh coban, trắng… và thiết kế chủ yếu là các thiết kế đơn giản nhấn vào các đường cắt may tinh tế, tỉ mỉ.
![]() |
Sang trọng và thanh lịch là đặc trưng của phong cách cổ điển |
Luôn xuất hiện trong những chiếc áo sơ mi giản dị, được sơ vin gọn ghẽ cùng chiếc quần Âu, đó là những "dấu hiệu" ban đầu mách cho bạn biết rằng sếp bạn thuộc tuýp người cổ điển. Họ không thích thử những loại trang phục theo xu hướng hay những gì quá “khác biệt” so với bình thường.
Đặc điểm tính cách: Những quý ông chuộng phong cách cổ điển thường là những người nguyên tắc, cầu toàn và thích sự tỉ mỉ, hoàn thiện đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Với họ mọi thứ đều phải hoản hảo và họ rất coi trọng việc người khác đánh giá như thế nào về mình. Một tính cách khác cũng khá phổ biến của những người hay mặc trang phục cổ điển là họ rất quyết đoán, có một cá tính chuẩn mực, luôn xem xét bản thân một cách có tổ chức và luôn đúng giờ.
Phong cách tối giản (Minimalism)
Đặc điểm phong cách: Phong cách tối giản được yêu thích bởi tính ứng dụng cao song hành cùng sự thời thượng. Những màu sắc trang phục thường gặp là những tông màu trung tính với những thiết kế tiết chế hết mức có thể những đường chiết li, chi tiết cầu kỳ, chỉ giữ lại phom dáng cơ bản và màu sắc cũng được đơn giản hóa. Chất liệu chủ yếu được dùng để tạo nên những thiết kế mang phong cách tối giản thường là vải có độ dày phù hợp để tạo phom dáng cần thiết như Cotton, Cotton cupro, Cotton linen… Chất liệu cao cấp chính là linh hồn của phong cách Minimalism.
![]() |
Đơn giản và tinh tế là những tiêu chí hàng đầu của phong cách tối giản |
Đặc điểm tính cách: Những người thích phong cách tối giản là những người rất thông minh và có khả năng giải quyết mọi vấn đề dù là khó khăn nhất. Họ có cá tính lạnh, hơi trầm nhưng chu đáo, nhã nhặn, quan tâm đến chất lượng cuộc sống. Trong công việc họ làm việc hăng say, không thích “mồm miệng đỡ chân tay” và là người có rất nhiều năng lực tiềm ẩn, nhiều tham vọng. Vẻ đẹp thanh lịch toát lên như một bản năng sống giúp họ hòa nhập nhanh chóng với môi trường mới.
Phong cách trẻ trung, hiện đại
Đặc điểm phong cách: Trẻ trung tràn đầy năng lượng, không ngại trong việc đổi mới với những màu sắc hay hoa văn nổi bật. Mix đồ cũng ngẫu hứng và luôn đi kèm theo phụ kiện là đặc điểm nổi bật của phong cách này. Trang phục yêu thích của những quý ông chuộng phong cách trẻ trung, phóng khoáng là áo polo - shirt, áo T-shirt, quần khaki, jean hoặc áo sơ mi cá tính với họa tiết thu hút. Thời trang của họ thể hiện cái tôi rất riêng. Họ mặc những gì họ thích và hiếm khi quan tâm nếu ai đó nhìn họ quá lâu với ánh mắt "không bình thường”.
![]() |
Trẻ trung, năng động và theo xu hướng là những điều họ hướng tới |
Đặc điểm tính cách: Những quý ông này có tính cách cởi mở, trẻ trung, năng động, bản lĩnh và khả năng tiên đoán được sự việc. Họ có khuynh hướng nghệ sỹ, yêu thích nghệ thuật hoặc thích phiêu lưu. Đây cũng là phong cách dành riêng cho những anh chàng có cá tính, đôi khi nổi loạn vì thế đôi khi họ hay bốc đồng và đưa ra những quyết định nhanh chóng. Trong công việc chắc chắn đây là những nhà quản lý sáng tạo, tạo được động lực và truyền năng lượng làm việc cho nhân viên. Họ không bó buộc trong những quy định nên sẽ là những người sếp tâm lí và dễ tính.
Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn sếp mình thuộc tuýp người như thế nào thì cách đơn giản là hãy cùng anh ấy tới showroom của ARISTINO và quan sát xem cách anh ấy lựa chọn trang phục. Với những sản phẩm tinh tế và các thiết kế đa dạng, phong phú mang phong cách châu Âu, đáp ứng được mọi nhu cầu và sở thích của ARISTINO, đây là một địa điểm hoàn hảo cho bạn thực hiện “bài test tính cách” của mình. Qua những bật mí nho nhỏ về phong cách thời trang và tính cách của những nhà quản lý, có thể các bạn sẽ hiểu được sếp của mình hơn và phối hợp công việc dễ dàng, hiệu quả.
Doãn Phong" alt=""/>‘Đọc vị’ sếp qua phong cách thời trangDi tích Văn Miếu tại thành phố Huế (Ảnh: Vi Thảo).
Theo nghị quyết, dự án sẽ phục hồi thích nghi toàn bộ di tích Văn Miếu chính điện, Văn Miếu Môn, sân miếu; tu bổ phần bờ mái đã bị gãy, vệ sinh bề mặt của Đại Thành Môn, Kim Thanh Môn; phục hồi thích nghi bến thuyền hình bán nguyệt rộng 380m2; tôn tạo cây xanh, cảnh quan khu vực di tích; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, do phải bổ sung các hạng mục thiết bị nội thất, đồ thờ tự, nhà vệ sinh, nhà bán vé, hướng dẫn, nên cần điều chỉnh mức đầu tư của dự án.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, cần cập nhật lại chi phí xây lắp đối với các hạng mục chính như Văn Miếu chính điện, Văn Miếu Môn, bởi thời điểm lập chủ trương đầu tư, suất đầu tư được tính theo công trình Miếu Long Châu (Điện Voi Ré, hoàn thành năm 2019) để cân đối.
Tuy nhiên, Miếu Long Châu là ngôi miếu thờ có quy mô xây dựng nhỏ; giải pháp tu bổ, phục hồi có tỷ lệ tận dụng nhiều cấu kiện nguyên gốc, đồng thời giá trị về mặt trang trí mỹ thuật khá đơn giản. Trong khi đó, Văn Miếu chính điện là công trình đã bị phá hủy gần như hoàn toàn, chỉ còn nền móng nên phải tu bổ, phục hồi lại.
Dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Văn Miếu thực hiện từ năm 2025 và hoàn thành trong 3 năm.
Thay đổi phương án tu bổ di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn
Cùng ngày, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án bảo tồn, tôn tạo thích nghi di tích Quốc Tử Giám - Kinh thành Huế.
Dự án được thông qua năm 2021, với tổng mức đầu tư hơn 60 tỷ đồng, nhằm bảo tồn, tu bổ các hạng mục công trình: Tam quan, Nữ tường, Di Luân Đường, 2 nhà học tả hữu, 2 nhà ở của các giám sinh, nhà trù và 2 Kiều gia tả hữu, trong khuôn viên tổng thể di tích Quốc Tử Giám.
Di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế (Ảnh: Vi Thảo).
Sau điều chỉnh, tổng mức đầu tư của dự án được nâng lên hơn 108 tỷ đồng, tăng khoảng 48 tỷ đồng so với chủ trương phê duyệt ban đầu.
Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng thay đổi phương án từ tu bổ cục bộ sang tu bổ tổng thể (hạ giải) đối với công trình chính Di Luân Đường; bổ sung các hạng mục nhà che bia Huỳnh Tự Thư Thanh và nội thất của Di Luân Đường, 2 nhà học tả hữu.
Dự án bảo tồn, tôn tạo thích nghi di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn thực hiện từ năm 2025 và hoàn thành sau 4 năm.
HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế còn đồng ý điều chỉnh quy mô, tổng mức đầu tư thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế (giai đoạn 2).
Đồng thời, Thừa Thiên Huế điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường trục chính kết nối Khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương (huyện Phú Lộc) với Quốc lộ 1A, tổng kinh phí thực hiện gần 463 tỷ đồng.
Di tích Văn Miếu hay Văn Thánh được xây dựng năm 1808 dưới triều vua Gia Long tại thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế (nay thuộc phường Hương Hồ, thành phố Huế).
Khi còn nguyên vẹn, nơi đây có gần 20 công trình lớn như Văn Miếu chính điện (điện thờ), Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn Đường, Dụy Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, la thành, bến vua ngự...
Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử và bốn vị Tứ Phối: Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử, cùng Thập Nhị Triết. Đông Vu và Tây Vu gồm 14 án, thờ các Tiên Hiền và Tiên Nho, những người có công trong việc phát triển đạo Nho.
Tại Văn Miếu còn có 32 tấm bia đá, khắc tên 293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919).
Khu di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn hiện nằm ở phía trái Kinh thành Huế (thuộc địa giới hành chính phường Đông Ba, thành phố Huế).
Theo các tư liệu lịch sử, Quốc Tử Giám cũng được vua Gia Long cho xây dựng từ năm 1803 với tên gọi ban đầu là Đốc Học Đường, nằm cạnh Văn Miếu tại làng An Ninh Thượng, huyện Hương Trà.
Tháng 3/1820, vua Minh Mạng đổi tên trường thành Quốc Tử Giám. Đây là trường đại học quốc gia do triều đình mở ra để đào tạo nhân tài cho đất nước.
Năm 1908, (dưới thời vua Duy Tân), triều đình nhà Nguyễn cho dời trường Quốc Tử Giám về đặt ở góc Đông Nam Hoàng thành Huế, như chúng ta thấy hiện nay.
Quốc Tử Giám cùng với hệ thống di tích cung đình triều Nguyễn đã được ghi tên vào danh mục di sản thế giới của UNESCO từ năm 1993.
Từ năm 1976 đến tháng 11/2024, một phần di tích Quốc Tử Giám được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế sử dụng làm trụ sở chính và trưng bày các hiện vật.
Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã di chuyển đến cơ sở mới, trả lại hiện trạng Quốc Tử Giám cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
" alt=""/>Tăng vốn trùng tu, tôn tạo Văn Miếu và Quốc Tử Giám ở Huế