Dân bán cây cảnh làm tiền thưởng, hoa khôi bóng chuyền hốt bạc tỷ
2025-04-21 16:55:35 Nguồn:NEWS Tác Giả:Giải trí View:495lượt xem
- Người dân thôn 8,ânbáncâycảnhlàmtiềnthưởnghoakhôibóngchuyềnhốtbạctỷhình nhân đỏ xã Ninh Hiệp, huyện gia Lâm mỗi năm bán vài cây cảnh quý thu trăm triệu để lấy tiền… thưởng nóng cho các tuyển thủ bóng chuyền về làng thi đấu.
Càn quét giải hội làng, sao bóng chuyền ẵm… 100 triệu đồng
Dân bán cây cảnh làm tiền thưởng, hoa khôi kiếm bạc tỷ giải làng
Vòng sơ tuyển Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2022 diễn ra từ tháng 5-10/2022, vòng tuyển sinh vào tháng 10 và vòng bán kết, chung kết vào tháng 11-12/2022; ở nhiều tỉnh thành: TP.HCM, Nha Trang, Đà Lạt… Cuộc thi sẽ có chương trình truyền hình thực tế, tập trung vào quá trình huấn luyện, đào tạo giúp các thí sinh lột xác ấn tượng để cạnh tranh cho vương miện.
Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2022 được đồng tổ chức bởi Unimedia (Đơn vị nắm bản quyền cứ thí sinh dự thi Hoa hậu Hoàn vũ) và Leading Media. Đại diện BTC khẳng định Miss Supranational Vietnam 2022 không là bản sao của Miss Universe Vietnam. Cuộc thi sẽ mang đến những điểm độc đáo riêng, tìm ra ứng viên phù hợp nhất với tiêu chí quốc tế. Với quy mô và những đổi mới hấp dẫn, Miss Supranational Vietnam 2022 hứa hẹn sẽ có nhiều bùng nổ và góp phần lan tỏa mạnh mẽ nét đẹp văn hoá, du lịch, con người Việt Nam ra thế giới.
Tại chương trình, Á hậu Kim Duyên xuất hiện trên sân khấu với tư cách đại diện Việt Nam tham gia Miss Supranational 2022 vào tháng 07/2022 tại Ba Lan. Trước đó, cô được trao sash và chứng nhận dự thi vào tháng 2/2022. Kim Duyên hiện tích cực trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, trình diễn, tập thể hình và định hướng phong cách thời trang. Á hậu 26 tuổi cũng là huấn luyện viên chương trình truyền hình thực tế Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022.
Kim Duyên chia sẻ: “Tôi mong chờ ngày đến Ba Lan và tự tin sẽ đạt thành tích tốt nhất. Tôi không muốn nói quá nhiều về những gì đã chuẩn bị. Với tình yêu thương và kỳ vọng của mọi người, tôi sẽ cố gắng hết mình vì màu cờ sắc áo và khiến Việt Nam tự hào. Tôi sẽ mang chiếc vương miện Miss Supranational đầu tiên về Việt Nam”.
Kim Duyên quyết tâm chiến thắng tại Miss Supranational 2022.
Á hậu cũng khẳng định, cô không tự áp lực trước mong đợi của khán giả mà coi đó là thử thách lớn nhất khiến bản thân thêm tự tin làm tốt nhất nhiệm vụ của mình. “Mỗi cuộc thi có tiêu chí riêng nhưng quan trọng nhất, tôi cần là chính mình và truyền cảm hứng cho người khác. Tôi vẫn là chính tôi nhưng trưởng thành, bản lĩnh, tự tin hơn và là phiên bản hoàn thiện nhất. Đó là hành trình tôi phát triển và đổi thay từ Miss Universe đến Miss Supranational. Thế mạnh lớn nhất là nguồn năng lượng dồi dào và khả năng truyền cảm hứng tới mọi người để vươn lên trong cuộc sống”, cô bộc bạch.
Được đánh giá cao về nhan sắc nhưng nhiều người hâm mộ còn lo ngại về khả năng giao tiếp tiếng Anh của Kim Duyên vẫn chưa thật sự tiến bộ so với thời điểm thi Miss Universe 2021.
Tại buổi họp báo, Kim Duyên cũng tiết lộ về trang phục dạ hội do NTK Lê Thanh Hòa thực hiện. Trang phục dân tộc của người đẹp được thiết kế bởi NTK Lê Long Dũng, lấy cảm hứng từ hình ảnh con thuyền, tượng trưng cho khối đoàn kết dân tộc cùng vượt qua muôn trùng sóng gió, thử thách.
Tham dự sự kiện, ông Gerhard Parzutka Von Lipinski - Chủ tịch Miss Supranational cũng chia sẻ về tiêu chí và điều các thí sinh Việt Nam cần chú tâm chuẩn bị nếu muốn chiến thắng. “Có rất nhiều tiêu chí để một một cô gái có thể đăng quang nhưng quan trọng nhất, cô ấy phải là chính mình và truyền cảm hứng tới mọi người, không chỉ trong nhiệm kỳ mà cả trước và sau đó”, ông bày tỏ.
Nguyễn Huỳnh Kim Duyên sinh năm 1995, cao 1,73 m, số đo 3 vòng: 83-62-89 cm; từng theo học ngành Quản trị Kinh doanh tại ĐH Stamford Raffles (Singapore). Cô từng vào Top 10 Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014 và đoạt danh hiệu Hoa khôi Nam Cần Thơ 2016. Năm 2019, Kim Duyên trở thành Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, dự thi Miss Universe 2021 ở Israel và lọt top 16 chung cuộc.
Hoa hậu Siêu quốc gia (Miss Supranational) là một trong năm cuộc thi sắc đẹp lớn nhất thế giới, tổ chức lần đầu vào năm 2009. Đương kim Hoa hậu Siêu quốc gia là Chanique Rabe đến từ Namibia. Sau thành tích Top 10 chung cuộc năm 2019 của Ngọc Châu và việc bỏ ghế trống mùa giải 2021, Nguyễn Huỳnh Kim Duyên được kỳ vọng sẽ mang về thành tích cao cho Việt Nam tại đấu trường này.
Đức Thắng
" alt=""/>Kim Duyên: 'Tôi sẽ mang vương miện Hoa hậu Siêu quốc gia đầu tiên về Việt Nam'
Ca sĩ Minh Quân thời gian này cũng dành thời gian chăm cháu và làm việc tại nhà. Anh cho biết vẫn theo dõi cập nhật thông tin hàng ngày và tự ý thức vì cộng đồng bằng cách không đi ra ngoài.
Chia sẻ với VietNamNet, NSND Tự Long cho biết thời gian này vẫn phải làm việc tại cơ quan nhưng hết giờ là về nhà ngay. Anh cũng cho biết đang chung tay với ca sĩ Tuấn Hưng và một số nghệ sĩ phía Bắc làm các sản phẩm và hoạt động để quyên tiền ủng hộ cho chiến dịch chống Covid-19.
Nữ ca sĩ Thủy Tiên là một trong những người đi đầu kêu gọi fan cùng cô truyền đi thông điệp #Tôi_ở_nhà_vì..."Covid-19 đang trở nên khó lường bất chấp những nỗ lực không ngừng của tất cả mọi người, Việt Nam đang cần Tiên, cần các bạn đồng lòng hơn bao giờ hết. Hãy ở nhà hạn chế ra ngoài vì bạn, vì người thân yêu và vì cả những con người ngày đêm đang ở tiền tuyến chiến đấu với dịch bệnh này", nữ ca sĩ viết.
Trong thời gian này, Hoa hậu H'Hen Niê cũng về quê cùng gia đình. Cô cùng bố mẹ và anh chị em viết khẩu hiệu ở nhà vì mọi người chia sẻ trên trang cá nhân và nhận được nhiều hưởng ứng tốt.
H'Hen Niê viết khẩu hiệu bằng 3 thứ tiếng và cùng cả nhà giơ cao khẩu hiệu ở nhà vì sức khỏe của mọi người.
Ca sĩ Tùng Dương là một trong những người tích cực kêu gọi quyên góp giúp đỡ mọi người trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Không chỉ kêu gọi và trực tiếp trao tặng đồ bảo hộ, khẩu trang, quyên tiền cho nhiều đơn vị, anh còn thay ảnh đại diện với khẩu hiệu "Hãy ở nhà".
Trên trang cá nhân, Tùng Dương cũng khoe nét chữ rất đẹp bằng 6 câu thơ ngẫu hứng hóm hỉnh, kêu gọi tất cả mọi người hãy ở nhà để chung tay đẩy lùi dịch.
Ngô Thanh Vân cũng chụp ảnh cùng các cháu ở nhà để kêu gọi mọi người hãy hành động như mình. Cô viết: "Nhà có hai đứa cháu - một thế hệ đi sau. Mình muốn ý thức vì một tương lai của trẻ thơ. Chúng ta hãy vì một tương lai của Việt Nam nhé".
Á hậu Thúy Vân cũng kêu gọi ở nhà vì đất nước, gia đình và vì những người bạn trong giai đoạn này.
Diễn viên Thúy Ngân kêu gọi mọi người ở nhà bằng cách hóm hỉnh hơn. Cô viết: "Em là Ngân, ở nhà giảm cân, vì người thân, không đi xa gần, mất công lại ân hận".
Diễn viên Huỳnh Hồng Loan cũng chụp ảnh cùng dòng khẩu hiệu viết tay kêu gọi mọi người đồng lòng chung tay chống dịch với nội dung: "Tôi tên là Loan. Tôi rất ngoan. Tôi ở nhà. Tôi không đi lon ton ''chống Covid-19''.
Hoa hậu Khánh Vân chụp ảnh cùng bố mẹ, giương cao khẩu hiệu viết tay "Chúng tôi sẽ ở nhà vì mọi người".
Trên trang cá nhân, diễn viên Quốc Trường cũng ủng hộ chiến dịch ở nhà chống dịch bằng lời tâm sự: "Mình tên là Trường, thích màu trắng không thích màu hường, sợ lên phường nên mình ở nhà cùng 4 bức tường, chúng ta phải thật kiên cường và nhìn sự việc thật tỏ tường, dịch có lúc lên rồi cũng sẽ xuống như triều cường, vì một đất nước hùng cường chúng ta quyết đi chung một con đường''.
Ban Văn hoá
Sao Việt khoe ảnh nấu nướng, tập gym, trồng rau giữa mùa Covid-19
- Sao Việt 27/3: H'Hen Niê khoe thành quả đầu tiên sau nhiều ngày chăm chỉ tưới cây.
" alt=""/>Sao Việt tung khẩu hiệu ở nhà chống dịch Covid
Theo tác giả của cuốn sách “The Other One Percent: Indians in America” (1% khác: Người Ấn tại Mỹ), nhóm người nhập cư từ Ấn Độ không giống với các nhóm nhập cư từ các quốc gia khác. Họ không chỉ là những người có đủ khả năng (về tài chính và năng lực) để theo học các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, mà còn dự định xa hơn với việc theo đuổi tấm bằng Thạc sỹ hoặc cao hơn tại đây. Và cuối cùng, hệ thống thị thực tiếp tục phân loại nhóm này theo từng kỹ năng cụ thể, như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học… hay còn gọi là danh mục “nhu cầu thị trường lao động cao cấp”.
Sự thăng tiến của Satya Nadella (Microsoft), Parag Agrawal (Twitter), Sundar Pichai (Alphabet), Arvind Krishna (IBM)… là kết quả của cả một quá trình lâu dài, bắt nguồn từ chính sách nhập cư cho tới việc nắm bắt cơ hội, từng bước leo lên bậc thang tại công ty mà họ đầu quân. Chính điều này giúp các CEO gốc Ấn luôn có cảm giác khiêm tốn, khác biệt với các nhà sáng lập thường được biết đến với hình ảnh kiêu ngạo và lạm quyền.
Xuất phát từ một xã hội đa tầng
Ấn Độ có một xã hội đa dạng với nhiều phong tục và ngôn ngữ khác nhau. Tại đây có tới 6 tôn giáo lớn và 22 ngôn ngữ Hiến pháp công nhận. Mỗi vùng miền lại có phong tục tập quán và đặc trưng riêng. Sự đa dạng này giúp các CEO gốc Ấn có khả năng xử lý các tình huống phức tạp, đặc biệt trong quy mô một tổ chức, vốn giống một xã hội thu nhỏ.
Satya Nadella trở thành CEO Microsoft năm 2014. Sinh ra tại Ấn Độ, với niềm tin Phật giáo, ông biến Microsoft từ một công ty cứng rắn, luôn nghĩ mình biết tất cả, trở thành một công ty tươi mới với tinh thần luôn học hỏi. Tất cả các nét văn hoá cũ, các hành vi hung hăng đều bị loại bỏ. Kết quả, Microsoft từ chỗ vốn hoá chỉ 300 tỷ USD, nay đã vươn thành công ty có giá trị đứng thứ 2 thế giới với 2.500 tỷ USD.
Tương tự, Sundar Pichai cũng kế thừa một công ty có vấn đề về văn hoá. Google được biết đến với văn hoá công sở dễ dãi, nơi các mối quan hệ tình ái, quấy rối tình dục giữa các lãnh đạo điều hành và nhân viên tạo ra căng thẳng nội bộ. Bằng phong cách nhẹ nhàng, khiêm tốn, Pichai cũng đã dần đưa công ty thoát khỏi nét văn hoá cũ.
Saritha Rai, phụ trách lĩnh vực công nghệ Ấn Độ của Bloomberg News, cho biết, phẩm chất không khoa trương và năng lực lãnh đạo chính là một điểm cộng đối với các CEO người Ấn. Cùng với sự thận trọng, tính suy ngẫm và cách tiếp cận đa văn hoá khiến những lãnh đạo gốc Ấn này dễ dàng trở thành ứng cử viên hàng đầu dẫn dắt công ty, đặc biệt trong bối cảnh danh tiếng của các công ty công nghệ lớn đã giảm sút.
Văn hoá là chìa khoá
Giáo dục Ấn Độ cũng chú trọng toán học và các môn khoa học, tạo ra ngành công nghiệp phần mềm phát triển mạnh, cũng như luôn tập trung bồi dưỡng các kỹ năng phù hợp cho sinh viên, là sự tương đồng với các trường kỹ thuật và quản lý hàng đầu tại Mỹ.
Các gã khổng lồ công nghệ lựa chọn nhân sự gốc Ấn cho vị trí điều hành cao nhất dù người Mỹ cũng có trình độ tương đương. Câu trả lời nằm ở các giá trị văn hoá và khát vọng sinh tồn bản thân.
Tại một đất nước hơn tỷ dân, với nạn tham nhũng tràn lan, cơ sở hạ tầng không đồng bộ, cơ hội hạn chế, để kiếm sống đã khó chứ chưa nói tới chuyện vươn lên.
Trong bối cảnh an sinh xã hội không được đảm bảo, giá trị gia đình, tình đoàn kết có vai trò quan trọng. Do đó, có thể thấy rõ khuynh hướng hợp tác, thay vì cạnh tranh đối đầu của các CEO người Ấn. Điều này giúp các công ty công nghệ trở nên “mềm mại” hơn và tập trung được nguồn lực cho các sản phẩm mới.
“Đây là các đặc điểm mà bất kỳ hội đồng quản trị nào cũng nhận ra và đánh giá cao, đặc biệt khi cần thay thế những người sáng lập công ty kiêu ngạo, những người tin rằng họ có quyền làm việc của mình. Chính những điều này cho phép một giám đốc điều hành có thể thay đổi văn hoá của cả công ty”, Vivek Wadhwa, doanh nhân và học giả công nghệ, khẳng định.
Đây có thể là lý do tại sao hội đồng quản trị Twitter thông qua đề xuất của cựu CEO Jack Dorsey, bổ nhiệm Parag Agrawal, một kỹ sư công nghệ gốc Ấn ít ai biết đến vào vị trí kế nhiệm. Đó có thể chính là nét văn hoá mà Twitter cần tại thời điểm này, khi công ty đã nhận được nhiều chỉ trích về văn hoá làm việc độc hại và sự vô cảm với các hành vi lạm dụng diễn ra trên nền tảng mạng xã hội đang quản lý.
Bên cạnh đó, người Ấn Độ khi chuyển tới một vùng đất mới luôn mang theo hành trang là sự khiêm tốn. Họ chia sẻ các câu chuyện bỏ lại địa vị xã hội ở quê nhà và chấp nhận làm việc từ nấc thang thấp nhất. Nhìn vào hành trình thăng tiến của các nhân sự gốc Ấn lên vị trí cao nhất tại Microsoft, Google, IBM hay Twitter và nhiều công ty khác, có thể thấy họ đều có quá trình gắn bó, chứng kiến thăng trầm của công ty và thu được nhiều bài học quý giá khi bắt đầu từ đầu.
Các nhân sự người Ấn học được cách kiên cường đương đầu với khó khăn và tận dụng tất cả những gì họ có. Họ tìm cách giải quyết vấn đề tạo ra bởi nhà nước và xã hội bất công, nơi có khoảng cách giàu nghèo rõ rệt hơn nơi nào hết. Tinh thần kinh doanh, sự sáng tạo và tháo vát cần thiết để đối phó với các trở ngại, đã trở thành lợi thế để tham gia cuộc chơi công nghệ khắc nghiệt này.
Vinh Ngô
CEO Baemin Việt Nam: "Trong chiến lược của chúng tôi cạnh tranh chỉ là thứ yếu"
Ông Jinwoo Song, Tổng Giám đốc của Baemin Việt Nam cho biết, sau 3 năm, ứng dụng này nằm ở top 3 và đang tập trung xây dựng để trở thành một thương hiệu được yêu thích thay vì cạnh tranh với các đối thủ.
" alt=""/>Đằng sau sự lên ngôi của người Ấn tại Silicon Valley