Những bức tượng thường được coi là biểu tượng hoặc điểm nhấn cho các công trình, địa danh và thu hút du khách tham quan. Nhiều bãi biển trên thế giới nổi tiếng nhờ những bức tượng độc đáo.Bức tượng bàn tay khổng lồ (Uruguay)
Công trình này nằm trên bờ biển của thị trấn Punta del Este, Uruguay là tác phẩm của nghệ sĩ điêu khắc Mario Irarrázabal. Sau khi xuất hiện, bức tượng nhanh chóng trở thành biểu tượng của thị trấn nhỏ này, mang ý nghĩ cảnh báo nguy cơ chết đuối cho người dân và du khách. Đây cũng là địa danh được hàng triệu khách du lịch ghé thăm, chụp ảnh kỷ niệm hoặc đơn giản là muốn chạm vào những ngón tay khổng lồ đang nhô trên cát.
Nguyên liệu chủ yếu của công trình này là bê tông cốt thép và lưới kim loại. Ra đời từ năm 1982, trải qua hàng chục năm tồn tại, bức tượng vẫn vững vàng và xuất hiện liên tục trong vô số bưu thiếp, tạp chí và các tấm ảnh của du khách. Đặc biệt, đây cũng là nguyên tác để Mario Irarrázabal tạo ra các phiên bản khác tại Tây Ban Nha, Chile và Ý sau này.
Bức tượng L’Estel Ferit (Tây Ban Nha)
 |
\ |
Đây có thể coi là bức tượng độc đáo nhất thế giới khi có hình dáng như một tòa nhà xiêu vẹo, được ghép bằng 4 khối thép hình vuông. Tác phẩm còn có tên khác là “Ngôi sao bị thương bay lên”, do nhà điêu khắc Rebecca Horn tạo ra vào năm 1992 nhân dịp Thế vận hội diễn ra tại Barcelona. Được biết, bức tượng được lấy cảm hứng từ từ các nhà hàng và quán bar trên bãi biển. Có ý kiến khác cho rằng tác phẩm mô tả lại những tòa căn hộ nhỏ có từ cuối thế kỷ 19.
Tuy nhiên, dù được gợi cảm hứng từ đâu thì không thể phủ nhận sức hút mà bức tượng đem lại cho Barcelona vì nó đủ làm cho du khách ấn tượng trước khi trải nghiệm thiên nhiên tươi đẹp tại Barcelona.
Bức tượng Thần Đại dương (Mỹ)
Bức tượng thần Đại dương hùng mạnh được đặt ở lối vào công viên Neptune và Đại Tây Dương. Bức tượng do nhà điêu khắc Paul DiPasquale tạo ra và có trọng lượng lên đến hơn 12 tấn. Với chiếc đinh ba trong tay, cá heo, rùa và bạch tuộc dưới chân, thần Đại dương hướng mắt nhìn về bờ, vô cùng oai phong, quyền lực. Công trình đồ sộ này khiến bãi biển Virginia, Mỹ thêm nét đẹp thần thoại, cổ tích và trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách khắp thế giới.
Bức tượng Inukshuk (Canada)
 |
\ |
Đây là tác phẩm bằng đá trên vịnh English, Vancouver được những người dân vùng Bắc Cực sử dụng để đánh dấu điểm cắm trại, đánh bắt cá, săn thú hay tìm đường đi. Năm 2010, thành phố Vancouver đã sử dụng hình Inukshuk trên logo cho Thế vận hội Mùa đông. Bức tượng này được ông Alvin Kanak tạo ra. Ông này vốn là người thuộc Nunavut - phần lãnh thổ mới nhất, lớn nhất và xa nhất về phía Bắc Canada. Sau đó, ông đã tặng lại nó cho thành phố Vancouver để thể hiện tình hữu nghị.
Có thể thấy, những bức tượng có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch cũng như tăng vẻ đẹp cho bãi biển. Không chỉ đến tắm biển, du khách còn có thêm một công trình để tham quan, thậm chí bức tượng còn trở thành biểu tượng cho thành phố sở hữu nó. Sắp tới, tại bãi Dài, Cam Ranh cũng có một bức tượng được xây dựng. Đó là phiên bản của từ các nhà hàng và quán bar trên bãi biển. Với sự đầu tư nghiêm túc, chủ đầu tư kỳ vọng công trình sẽ giúp Cam Ranh tạo được dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới.
Bức tượng tình yêu Ali & Nino (Gruzia)
Được đặt trên đại lộ bên bờ biển Batumi, Gruzia, và bức tượng tình nhân Ali & Nino nằm trong top những điểm đến nổi tiếng nhất quốc gia này do nghệ sĩ Tamara Kvesitadze chế tác. Lấy cảm hứng từ câu chuyện tình yêu cảm động của Ali và Nino trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kurban Said (người Azerbaijan). Mặc dù cùng nhau vượt qua nhiều thăng trầm để ở bên nhau nhưng cuối cùng, chiến trangh đã cướp đi sinh mạng Nino, để lại Ali với con gái nhỏ.
Cứ đến 7 giờ tối mỗi ngày, bực tượng Ali và Nino sẽ di chuyển từ từ, ôm lấy nhau sau đó lại cách xa nhau, đúng như kết cục chia ly, mãi mãi không hội ngộ của họ. Màn chuyển động thường kéo dài 10 phút và được thắp sáng bằng đèn nhiều màu, vô cùng sống động, kỳ thú.
Tới đây, phiên bản thứ 2 của bức tượng này sẽ xuất hiện tại Việt Nam sau khi Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Vịnh Nha Trang ký thỏa thuận hợp tác với nghệ sĩ Tamara Kvesitadze về việc chế tác bức tượng tình nhân Ali và Nino bằng thép cao 8,5 mét đặt tại dự án The Arena bên bờ biển Bãi Dài. Với thỏa thuận này, dự án nằm trên Bãi Dài, Cam Ranh hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong tương lai.
The Arena Cam Ranh không chỉ được thiết kế ấn tượng với những tòa tháp condotel hình tổ chim yến - một biểu tượng của Khánh Hòa, mà chủ đầu tư còn giới thiệu những công trình nghệ thuật tới công chúng tại Việt Nam.
Dự án gồm 4 tòa condotel và khu shopvilla nằm ở vị trí đắc địa ngay sát biển Bãi Dài, Cam Ranh. Bên cạnh bức tượng nổi tiếng, khi hoàn thành dự án tích hợp chuỗi tiện ích cao cấp với hệ thống bể bơi 3 tầng giật cấp, khán đài, sân khấu, nhạc nước, phố đi bộ, quảng trường…
Thanh Tú
" alt=""/>Những bờ biển sở hữu bức tượng nổi tiếng thế giới
Hiện đã có 25 tỉnh, thành tham gia kết nối liên thông cơ sở cung ung thuốc, gần 2.000 cơ sở thực hiện kết nối mạng.Theo thống kê Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, hệ thống dược Việt Nam đang quản lý khoảng 61.900 cơ sở bán lẻ thuốc với 19.100 nhà thuốc, 39.000 quầy thuốc và 3.800 tủ thuốc.
Tuy nhiên hệ thống quản lý thuốc ở Việt Nam còn lỏng lẻo, ở đâu người dân cũng mua được kháng sinh do trạng mua bán thuốc không kê đơn quá dễ, nên việc kiểm soát chất lượng thuốc nhập vào, bán ra cũng không chặt chẽ dẫn đến tỉ lệ kháng thuốc rất cao so với thế giới.
 |
Đến hết 2018, các nhà thuốc trên cả nước sẽ thực hiện kết nối mạng |
Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020, cũng như lên kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc. Cơ quan Nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, tăng cường công khai, minh bạch trong việc quản lý thuốc.
Đến ngày 23/8/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ký ban hành Chỉ thị 23 về tăng cường quản lý, kết nối các các cơ sở cung ứng thuốc.
Chỉ thị 23 nói rõ, nguyên nhân quan trọng của tình trạng cung ứng thuốc còn nhiều bất cập là công tác quản lý các cơ sở cung ứng thuốc chưa hiệu quả, chưa có công cụ hữu hiệu giúp cho người dân biết được thông tin, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng thuốc, giá cả cũng như giúp cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động mua bán thuốc trên thị trường”, Chỉ thị cho hay.
 |
Việc kết nối sẽ giúp quản lý giá thuốc, đơn thuốc tốt hơn |
Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý việc cung cấp, phân phối thuốc vì lợi ích của người dân, trước hết là chấn chỉnh tình trạng mua bán, sử dụng thuốc không rõ xuất xứ, giá cả, không bảo đảm chất lượng, tình trạng bán thuốc không theo đơn, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý thuốc theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, tại Chỉ thị 23, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế chịu trách nhiệm khẩn trương triển khai các biện pháp nhằm thống nhất quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối thuốc bảo đảm lợi ích người bệnh, người dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc từ tháng 9/2018; trong năm 2018 hoàn thành đối với các cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nhà thuốc và tủ thuốc trạm y tế xã; phấn đấu trong năm 2019 hoàn thành đối với quầy thuốc.
Bộ Y tế cũng có trách nhiệm hoàn thiện tài liệu hướng dẫn, tập huấn bằng văn bản hoặc video... bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân liên quan được hướng dẫn cụ thể, chi tiết, không để bất cứ cơ sở nào không kết nối do không được tập huấn, hướng dẫn; ban hành quy định về việc kê đơn thuốc điện tử đồng bộ với việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc để bảo đảm việc kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn; thường xuyên tổng hợp, cập nhật và tăng cường phổ biến thông tin về sản phẩm thuốc, chỉ định, cách dùng, liều dùng, nguồn gốc xuất xứ và giá cả thông qua cơ sở dữ liệu (CSDL) thuốc quốc gia.
Đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác quản lý, kết nối cơ sở cung ứng thuốc; người dân sử dụng, tra cứu thông tin thuốc qua CSDL thuốc quốc gia, thực hiện việc kê đơn, mua bán thuốc và sử dụng thuốc theo đơn; tăng cường thanh kiểm tra các cơ sở cung ứng thuốc, xử lý nghiêm các vi phạm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, tăng cường quản lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn và thực hiện việc kê đơn, bán thuốc theo đơn theo quy định.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng được chỉ đạo phải tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở về kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, tăng cường quản lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc, việc mua và sử dụng thuốc theo đơn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kết nối và thực hiện kê đơn, mua bán thuốc theo đơn.
Hằng năm, Bộ Y tế có trách nhiệm tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chỉ thị 23, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Để thực hiện đề án kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc, từ tháng 5, Bộ Y tế đã áp dụng mô hình thí điểm tại 4 địa phương gồm Phú Thọ, Hưng Yên, Nam Định và Vĩnh Phúc.
Đến ngày 24/8, hiện đã có 25 tỉnh, thành phố tham gia kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc, đã cấp tài khoản cho 4.178 cơ sở bán lẻ thuốc, có 1915 cơ sở đã thực hiện kết nối mạng, quản lý được 22.196 đơn thuốc.
Đến nay, Bộ Y tế cũng đã chuẩn hóa được 52.000 trong khoảng 60.000 danh mục thuốc y tế.
Cũng theo Cục Quản lý Dược, ngành Dược đặt mục tiêu ngay trong năm 2018 sẽ kết nối nhà thuốc, trạm y tế xã và kết nối các quầy thuốc, tủ thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên phạm vi cả nước vào năm 2019.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nối mạng hệ thống nhà thuốc, quầy thuốc là biện pháp quan trọng để kiểm soát giá cả, nguồn gốc các loại thuốc chữa bệnh ở mỗi cơ sở bán lẻ trên toàn quốc. Từ đó, sẽ truy xuất được nguồn gốc thuốc và chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn.
T.Thư
" alt=""/>Đã có gần 2.000 nhà thuốc nối mạng quốc gia