Cùng với đó, hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của thành phố để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Bảo đảm 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tiếp tục được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Đồng thời, thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm đạt được mục tiêu 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến.
Về kinh tế số, thành phố sẽ rà soát, xây dựng ban hành văn bản chỉ đạo, định hướng phát triển kinh tế số, chuyển đối số cho doanh nghiệp; xây dựng mô hình doanh nghiệp mẫu về chuyển đổi số, nhân rộng mô hình hiệu quả, cách làm hay.
Xây dựng, ban hành chương trình, đề án, cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số, phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số, phát triển mô hình kinh doanh theo hình thức kinh tế chia sẻ tại địa phương; quan tâm bố trí ngân sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế số; Triển khai thử nghiệm 5G tại 1 số khu vực hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao, cảng biển, trung tâm logistics; Số hoá các hạng mục dữ liệu thuộc miền dữ liệu kinh tế số đưa vào cơ sở dữ liệu để chia sẻ, khai thác, sử dụng; đẩy mạnh xây dựng dữ liệu mở phục vụ doanh nghiệp...
Với trụ cột xã hội số, hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp cũng sẽ sẽ được Hải Phòng tập trung triển khai trong thời gian sắp tới như: Rà soát, ban hành các kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển xã hội số, hỗ trợ chuyển đổi số cho người dân; hỗ trợ người khuyết tật, người yếu thế tiếp cận xã hội số, cộng đồng số; phát triển hạ tầng, nền tảng cho xã hội số.
Song song đó, phát triển hạ tầng viễn thông, Internet, xoá các vùng lõm sóng, phổ cập thuê bao băng rộng cáp quang đến các hộ gia đình trên địa bàn thành phố, phấn đấu năm 2022 tỷ lệ hộ gia đình có thuê bao băng rộng cáp quang đạt 80%; triển khai gắn mã Vpostcode đến địa chỉ hộ gia đình trên toàn thành phố; cung cấp, mở rộng các dịch vụ số; triển khai giải pháp ký số nộp hồ sơ trực tuyến giải quyết thủ tục hành chính; phát triển các dịch vụ số, thúc đẩy người dân sử dụng thiết bị số và truy cập mạng; triển khai các giải pháp khám chữa bệnh từ xa, sổ sức khoẻ điện tử, tuyên truyền, hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng các ứng dụng y tế, kiểm soát bệnh tật...
UBND thành phố Hải Phòng cũng nêu rõ các yêu cầu trong triển khai kế hoạch cải thiện và nâng cao chỉ số chuyển đổi số thành phố năm 2022, đó là duy trì các nhóm tiêu chí đã đạt điểm số cao; phân công rõ việc, rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân và nghiêm túc thực hiện triệt để các nhiệm vụ đề ra để đảm bảo cải thiện, nâng cao các nhóm tiêu chí đạt điểm thấp, chưa đạt điểm.
Vân Anh
Để nâng cao kết quả xếp hạng chuyển đổi số bộ, tỉnh - DTI của Đồng Nai năm 2022 nằm trong Top 10 cả nước, UBND tỉnh này vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai một số việc.
" alt=""/>Hải Phòng lên kế hoạch cải thiện chỉ số xếp hạng mức độ chuyển đổi sốTrong thời gian chờ chính quyền Thành phố giải quyết các vấn đề về bồi thường đất đai, gần 20 năm qua, những hộ dân Thủ Thiêm này phải sống trong khu tạm cư tồi tàn, điều kiện sống thiếu thốn.
![]() |
Khu tạm cư An Phú nằm trong hẻm 311 Lương Định Của, phường An Phú, quận 2, được xây dựng từ năm 2002. |
Khu tạm cư An Phú là nơi sinh sống của 83 hộ dân bị thu hồi đất thuộc các dự án trên địa bàn quận 2 và dự án KĐTM Thủ Thiêm.
Năm 2018, UBND quận 2 đã vận động được hơn 40 hộ di dời về nơi tạm cư mới cách đó không xa là chung cư Bình Khánh, quận 2.
![]() |
Hiện đây là nơi tạm cư của khoảng 30 hộ dân. |
Hiện vẫn còn khoảng 30 hộ dân bám trụ tại khu tạm cư An Phú. Được xây dựng từ năm 2002, đến nay khu tạm cư An Phú đã xuống cấp trầm trọng, nguy cơ mất an toàn. Tuy vậy, nhiều hộ dân vẫn chưa muốn di dời về nơi ở mới vì nhiều lý do.
Đây là nơi sinh sống của một gia đình trong khi chờ giải quyết chính sách bồi thường. |
Sống tại khu tạm cư An Phú từ năm 2010, ông Thuận cho biết, chính sách bồi thường chưa thoả đáng nên gia đình ông chưa di dời. Cơ sở vật chất nơi đây xuống cấp nghiêm trọng, trời mưa là dột nước, nắng thì nóng rát người.
![]() |
Các hộ gia đình đã chuyển về nơi tạm cư mới, căn hộ được niêm phong. |
“Đa số ở đây là dân lao động, thu nhập thấp nên dù được vận động dời về chung cư để tạm cư nhưng nhiều người vẫn chưa đi vì kham nổi phí sinh hoạt. Lên chung cư mỗi tháng phải tốn hơn 4 triệu đồng như chi phí tiền điện, nước, giữ xe, phí quản lý này nọ”, ông Thuận nói.
Mục đích xây dựng ban đầu chỉ là khu tạm cư, nhưng một số hộ dân đã sống ở đây gần 20 năm. |
Cũng chưa đồng ý với phương án bồi thường, gia đình bà Thanh đã ở khu tạm cư An Phú gần 10 năm nay. Theo bà Thanh, ngoài chuyện xuống cấp, người dân sống tại khu tạm cư này còn bất an với các tệ nạn xã hội. Mong chính quyền sớm giải quyết các chính sách bồi thường để người dân có nơi ở mới, điều kiện sống tốt hơn.
![]() |
Bên trọng khu tạm cư An Phú. |
Là một trong những hộ dân sống tại khu tạm cư An Phú từ những ngày đầu, bà Phụng cho hay gia đình bà đã được giải quyết tiền bồi thường. Tuy nhiên, số tiền này không đủ để mua nhà tại khu tái định cư.
![]() |
Hành lang khu tạm cư... |
![]() |
...và bên ngoài các căn hộ trở thành nơi đổ rác. |
“Những trường hợp không đủ tiền để mua căn hộ thì phải thuê với giá 2 triệu đồng/tháng, chưa kể các chi phí sinh hoạt khác. Hầu hết các hộ dân ở đây làm nghề buôn gánh bán bưng, thu nhập bữa có bữa không nên dù điều kiện sống thiếu thốn vẫn bám trụ”, bà Phụng cho hay.
![]() |
Cận cảnh căn hộ rộng khoảng 18m2 tại khu tạm cư An Phú. |
![]() |
Trần nhà cong vòng, có thể rơi bất cứ lúc nào. |
![]() |
Hai đứa trẻ say giấc ngay tại hành lang khu tạm cư An Phú. |
Chia sẻ với VietNamNet, nhiều hộ dân khác tại khu tạm cư An Phú rất mong chính quyền Thành phố sớm có chính sách bồi thường thoả đáng để họ có nơi ở mới, ổn định cuộc sống.
3 khu đất tại phường Bình Khánh, quận 2 được điều chỉnh chức năng sử dụng thành đất nhóm nhà ở liên kế với quy mô 198 lô nhằm phục vụ tái định cư cho các hộ dân thuộc khu 4,39ha phường Bình An, quận 2.
" alt=""/>Cận cảnh khu tạm cư “ổ chuột” của người dân Thủ ThiêmTheo ông Thịnh, tiết canh bản chất là máu sống của lợn, dê, gà, vịt, ngựa... chế biến cùng các loại thịt, xương nên không thể tiêu diệt hết vi khuẩn, ký sinh trùng... Tại Việt Nam từng ghi nhận nhiều vụ ngộ độc tiết canh, bao gồm cả tiết canh ngựa. Cách đây nhiều năm tại Lào Cai, hơn 70 người đã ngộ độc sau ăn tiết canh.
Ông Thịnh cho rằng cần khuyến cáo giới trẻ không nên ăn theo các trào lưu vì nguy cơ nhiễm bệnh và thừa cân, béo phì. Ngoài ra, ông cũng khuyến cáo cơ quan chức năng cần kiểm soát thật chặt chẽ các nhà hàng tổ chức ăn thi hàng trăm bát tiết canh ngựa như vậy.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội), cho biết mỗi năm bệnh viện đón nhận hàng trăm người thăm khám vì nhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn tiết canh.
Theo bác sĩ Thọ, nhiễm ký sinh trùng thường không có biểu hiện rõ ràng như các bệnh cấp tính. Song, bệnh để lâu dài có thể dẫn đến còi cọc, chậm lớn ở trẻ em; thai phụ có thể suy dinh dưỡng, thiếu sắt, gặp các bệnh lý về gan, phổi; suy nhược ở người cao tuổi. Ở thể nặng hơn, ấu trùng luân chuyển trong máu có thể làm giảm thị lực, co giật.
Ngoài ra, ăn tiết canh còn dẫn đến nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu. Một số trường hợp khác nhiễm liên cầu lợn dẫn đến viêm màng não, hoại tử da, suy đa tạng...
Vị chuyên gia khuyến cáo chỉ cần ăn tiết canh 1 lần cũng có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn. Do đó, người dân nên từ bỏ thói quen ăn tiết canh để đảm bảo sức khỏe.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ăn cùng lúc 30 bát tiết canh, 50 quả trứng vịt lộn... để thu hút người xem trên mạng ảnh hưởng tới sức khỏe chính người ăn.
Trào lưu tổ chức ăn uống rồi quay lại clip đưa lên mạng khá phổ biến ở Hàn Quốc, Thái Lan và gần đây là Việt Nam. Bác sĩ Hưng cho rằng, trào lưu này gây lãng phí thực phẩm: Trong quá trình quay video, người tham gia có thể mua nhiều thức ăn vượt quá nhu cầu của họ.
Ngoài ra, những hình ảnh như vậy khuyến khích hành vi ăn uống không lành mạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người xem.