1. Món tôm say
Món ăn với tên gọi “tôm say” của Trung Quốc này không cần nấu mà chỉ đơn giản là tôm sạch còn sống thả vào trong rượu trắng rồi tự chín.
2. Súp trứng kiến lửa
Súp trứng kiến lửa được làm từ trứng kiến, thịt bò hoặc cá và rau. Trứng kiến trông giống như những hạt cơm ngâm nở trong nước. Đây là một món ăn độc đáo của Lào.
3. Nhộng hấp
Beondegi hay còn gọi là nhộng hấp hoặc luộc là một món ăn vặt của Hàn Quốc có mùi vị giống như hạt dẻ sống.
4. Rượu chuột bao tử
Rượu chuột bao tử có ở Hàn Quốc và Trung Quốc được cho là rất tốt cho sức khỏe nhưng chỉ hợp với những người thích ngửi mùi xăng.
5. Tinh trùng cá
Trứng cá đã là một món ăn quá bình thường nhưng tinh trùng cá hay còn gọi là Shirako là món ăn lạ lùng của người Nhật.
6. Châu chấu chiên giòn
Món châu chấu này có thể tìm thấy ở nhiều nước châu Á như Thái Lan, Campuchia và cả ở Việt Nam. Tùy theo cách chế biến mà món ăn sẽ có vị như thịt gà, nho khô hay chỉ đơn giản là món côn trùng chiên giòn trong dầu.
7. Chuồn chuồn hấp/chiên
Ở Indonesia và Trung Quốc, chuồn chuồn được hấp hoặc chiên. Theo những người đã thử qua món ăn này cho biết món ăn có vị gần giống cua lột.
8. Mắt cá ngừ
Mắt cá ngừ được bày bán rất nhiều tại các khu chợ của một đất nước hay ăn cá như Nhật Bản. Cách chế biến thường chỉ là hấp và ăn cùng gia vị.
9. Thịt ngựa ăn sống
Món ăn với tên gọi “Thịt nụ anh đào” không liên quan gì đến hoa anh đào mà được làm từ thịt ngựa tươi nên có màu sắc rất đẹp.
10. Trứng luộc nước tiểu trẻ em
Trứng luộc trong nước tiểu trẻ em là món ăn có phần kì lạ, nhưng đã được người Trung Quốc sử dụng hàng ngàn năm nay như một vị thuốc chữa bệnh.
![]() |
(Theo KT)
" alt=""/>Những món ăn kỳ lạ nhất châu Á bạn chưa từng ngheNhững món ăn của người Mường chủ yếu là khai thác tự nhiên và chăn nuôi. Với các sản vật mà thiên nhiên mang lại như rau rừng, măng rừng, đánh bắt cá ở sông suối, săn bắt động vật…. Cách chế biến món ăn của người Mường khá đa dạng nhưng chủ yếu sử dụng cách chế biến các món hấp và xào.
![]() |
Độc đáo trong phong vị
Người Mường thích ăn các món ăn có khẩu vị chua. Có lẽ do điều kiện khí hậu nóng ẩm qui định, những thức ăn dễ chuyển hóa hơn, dễ ăn và cũng ngon miệng hơn, chẳng hạn các món cá muối củ kiệu và quả cà dại, rau cải muối dưa, đu đủ muối dưa ép, rau sắn muối dưa nấu cá….Đặc biệt, người Mường thích các loại măng ngâm chua. Từ măng chua họ có thể kết hợp các nguyên liệu khác để chế biến thành nhiều món ăn.
Ngoài vị chua người Mường thích ăn các món có vị đắng, như lá đu đủ, quả đu đủ non hấp là những món ăn có vị đắng mà được người Mường rất ưa thích. Rau đốm cũng là loại rau đắng được đồ để ăn, có khi đồng bào còn thích ăn món này hơn thịt, cá. Lá kia là loại rau rất đắng, được nấu canh với khoai môn. Các loại mướp đắng, ruột cá cũng được ưa chuộng. Họ còn ưa mật của các loại động vật như chim, lợn, gà, vịt là nguyên liệu dùng để chế biến các loại nước chấm.
![]() |
Người Mường cũng thường ăn những món ăn có vị cay nóng đặc biệt là ớt. Trong nhà của đồng bào lúc nào cũng có một hũ ớt.
Người Mường ít ăn những món ăn có vị ngọt. Họ thường chỉ ăn ngọt ở dạng hoa quả tươi. Mật và đường chỉ dùng cho vài loại bánh hay để chấm bánh.
Trong ăn uống, người Mường đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm hay và sâu sắc trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc mình: “ Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới/ Cơm nếp, cơm chăm, trên nương, trên nà/ Cá nhỏ, cá to, trong ao, dưới suối/ Săn trong rừng được thú, được chim/ Đi hái, đi tìm, được rau, được quả”.
![]() |
Văn hoá ẩm thực người Mường
Người Mường ở xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có truyền thống làm các loại bánh bằng gạo, gạo nếp, bột gạo nếp,..Bánh được làm theo những quy định của lễ tết, hội hè. Đối với họ, lễ tết nào cũng có bánh phù hợp nhất định. Các loại bánh không thể thiếu trong các lễ tết của họ: bánh chưng, bánh chay, bánh trôi, bánh uôi, bánh ống (pẻng tổng khìu) dùng trong cưới hỏi, bánh ốc (pẻng wach) để thăm người ốm,..
Cơ cấu bữa ăn của người Mường ở xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có sự khác biệt giữa ngày thường với lễ, tết. Đồ cúng tế trong các lễ tết của họ, trước hết phải thờ cúng tổ tiên, thần thánh, các loại ma nhà, hồn vía cây trồng, vật nuôi,.. nên nguyên liệu chế biến thường quý hiếm, và được chế biến cầu kỳ hơn… Cỗ trong ngày tết Nguyên Đán cổ truyền của người Mường ở xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình không quá cầu kỳ về hình thức, không trang trí đẹp như cỗ của người Thái, không cắt tỉa hình hoa như người Việt,…
![]() |
Ứng xử trong ăn uống của người Mường ở xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình mang tính tôn ti trật tự. Điều đó thể hiện sâu sắc trong nề nếp gia đình và tính cộng động, cộng cảm tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau, giữa những người anh em họ hàng, làng xóm,… trong cỗ bàn, đám sá. Nó cũng hàm chứa trong sự nhường nhịn, đồ ăn uống của người khỏe với người ốm đau, của ông bà, bố mẹ, anh chị với con cháu, em út, của người thân trong nhà với thái phụ, sản phụ,… sự tương trợ đó diễn ra một cách tự nguyện, tự giác trở thành một nếp sống của họ.
(Theo Làng Việt)
" alt=""/>Độc đáo phong vị ẩm thực xứ MườngTheo BS Đinh Hữu Tâm, khoa Giải phẫu bệnh (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), khối u tuyến nước bọt là loại hiếm gặp, có ở trong tuyến nước bọt tại khoang miệng, chiếm ít hơn 10% của tất cả các khối u đầu và cổ.
Ung thư tuyến nước bọt chiếm từ 3-6% các loại ung thư đầu cổ; gồm ung thư các tuyến nước bọt chính (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi) và ung thư tuyến nước bọt phụ. Ung thư tuyến mang tai là loại hay gặp nhất.
Bác sĩ Tâm cho hay bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Trên thực tế, nhiều người bệnh chủ quan không điều trị đến khi khối u to lên mới đi khám thì đã muộn.
Mới đây, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tiếp nhận, điều trị trường hợp nữ bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt dưới hàm giai đoạn 4, tiên lượng sau mổ không khả quan do đến viện quá muộn.
Bệnh nhân nói bà biết mình có khối u vùng dưới hàm phải 10 năm nay. Khối u to dần lên âm thầm, vì không thấy khó chịu hay đau đớn nên bà không khám.
Đến khi thấy u to lên nhanh, lại có dấu hiệu không di động thì bà mới đi viện và bất ngờ biết bị ung thư giai đoạn cuối. Nữ bệnh nhân phải phẫu thuật cắt rộng u, tạo hình lại vùng dưới hàm do u xâm lấn rộng ra da và xạ trị sau mổ.
Nhận biết ung thư tuyến nước bọt
Kết quả nghiên cứu của nhóm 4 bác sĩ Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K công bố mới đây cho thấy, trong 66 bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt chính điều trị ở Bệnh viện K tham gia khảo sát, có bệnh nhân chỉ mới 16 tuổi.
Họ vào viện chủ yếu do phát hiện u tại tuyến nước bọt chính. Trong đó, gần 80% bệnh nhân phát hiện u tại tuyến mang tai; gần 17% phát hiện u tuyến dưới hàm; số còn lại vào viện do liệt dây VII, hạch cổ. Có những trường hợp phát hiện bệnh qua việc khám sức khỏe định kỳ.
BS Tâm cho hay phần lớn ung thư tuyến nước bọt phát sinh từ tuyến nước bọt mang tai và dưới hàm, biểu hiện bằng khối sưng phồng trong tuyến nước bọt.
Nếu bị ung thư tuyến mang tai, bệnh nhân thường đau nhức vùng trước hay trong tai; đau khi nhai, há miệng ngáp; mất cảm giác hoặc khó mở hàm, há miệng. Các triệu chứng nghi ngờ như u phát triển nhanh, liệt thần kinh mặt, u di động kém, hạch bạch huyết sưng to.
Nếu mắc ung thư tuyến nước bọt dưới hàm như nữ bệnh nhân trên đây, người bệnh thường có biểu hiện một khối ở trước cổ không đau, nếu đau thường là tổn thương viêm. Các dấu hiệu ít phổ biến hơn như: ít di động, xâm lấn da, liệt thần kinh mặt, hạch sưng to.
Bệnh nhân bị ung thư tuyến nước bọt dưới lưỡi thường biểu hiện bằng một khối ở sàn miệng.
Một số các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến nước bọt cũng có thể do khối u lành tính ở tuyến này (không phải ung thư) hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu phát hiện các dấu hiệu sau, người bệnh cần phải đi khám chuyên khoa ung bướu:
- Có cục hoặc sưng trong miệng, má, hàm hoặc cổ
- Đau ở miệng, má, hàm, tai hoặc cổ mà không đỡ
- Có khác biệt giữa kích thước và/hoặc hình dạng của bên trái và bên phải của khuôn mặt hoặc cổ trước khi có khối u
- Tê ở một phần khuôn mặt; Có yếu các cơ một bên mặt
- Khó mở miệng rộng hơn, khó nuốt
- Có dịch bất thường chảy ra từ tai