
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho thấy số môn học của một khối lớp (như ở bậc THPT) là khá nhiều. Nếu không thay đổi phương thức kiểm tra, thầy cô và học sinh sẽ rất áp lực, căng thẳng, mệt mỏi. Đọc bản dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, là nhà giáo, tôi xin được chia sẻ mấy suy nghĩ dưới đây.
1. Chấm dứt hợp đồng giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng
Chương trình, sách giáo khoa mới chỉ phát huy tác dụng tích cực khi và chỉ khi được thực thi từ một đội ngũ giáo viên trách nhiệm, năng lực. Điều này đang là một thách thức lớn cho giáo dục – đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Vì thế, bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ cần được ưu tiên. Nhưng cách thức bồi dưỡng thế nào cho hiệu quả?

|
Tới đây, việc bồi dưỡng giáo viên nên thực hiện qua Skyper, Facebook, Trường học kết nối.... (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Những lần cải cách, thay sách trước đây đã có nhiều cách thức bồi dưỡng giáo viên như: Giao cho đại học vùng phụ trách; bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán (của tỉnh, huyện) rồi số này sau đó về tập huấn lại cho giáo viên. Cách làm đó không mang lại hiệu quả.
Có nguyên nhân do nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp, có nguyên nhân do năng lực của báo cáo viên, do thái độ học tập của người học, do cách thức kiểm tra...
Tới đây, trong việc bồi dưỡng giáo viên, Bộ GD-ĐT nên chỉ đạo các vụ chức năng phối hợp với cơ sở giáo dục để biên soạn các chuyên đề bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng nên thực hiện qua Skyper, Facebook, Trường học kết nối.... Người học tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm và báo cáo sản phẩm thu hoạch.
Công tác kiểm tra tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc. Người học không đủ tín chỉ hoặc kết quả học tập chưa đạt yêu cầu thì cơ sở giáo dục (quản lý người học) chấm dứt hợp đồng.
Lớp học giao cho ban giám hiệu quản lý, có sự theo dõi, kiểm tra của cấp trên và sự kiểm tra chéo giữa các trường trên cùng một địa bàn.
2. Minh bạch đầu tư cơ sở vật chất
Khoảng thời gian còn lại cho việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới chỉ còn hơn một năm. Cơ sở vật chất của không ít trường hiện nay có thể nói chưa đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới. Sân chơi, dụng cụ thể dục thể thao, âm nhạc, mỹ thuật nhìn chung các trường THPT còn thiếu nhiều.
Vì thế, cần đầu tư phát triển cơ sở vật chất đúng địa chỉ, minh bạch, ưu tiên cho vùng khó, các trường chất lượng thấp, đồng thời tạo cơ chế để các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa nhằm tăng tốc xây dựng cơ sở vật chất.
3. Bỏ kiểm tra học kỳ
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho thấy số môn học của một khối lớp (như ở bậc THPT) là khá nhiều. Lớp 10 có đến 15 môn học (bắt buộc, có phân hóa) và môn tự chọn – vậy học sinh khối 10 sẽ học đến 16 môn. Số môn học ở khối 11,12 cũng không ít.
Nếu không thay đổi phương thức kiểm tra, thầy cô và học sinh sẽ rất áp lực, căng thẳng, mệt mỏi. Trong bối cảnh mới nên bỏ kiểm tra học kỳ I, học kỳ II, mỗi môn học hoặc chuyên đề chỉ quy định có từ 1 đến 2 lần kiểm tra.
Nên kết hợp giữa kiểm tra truyền thống (trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận) với kiểm tra qua sản phẩm như thuyết trình, mẫu vật sưu tầm, mô hình thiết kế, tư liệu tìm kiếm.... Kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét. Ưu tiên đánh giá bằng nhận xét.
4. Không đánh giá học sinh theo hạnh kiểm và học lực
Nội dung các môn học hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh. Đồng thời, học sinh được học trên lớp, ở nhà, bảo tàng...
Vì vậy, nên gộp đánh giá việc học tập, tu dưỡng của học sinh làm một và theo các loại Tốt, Khá, Đạt yêu cầu, Cần cố gắng.
Không đánh giá theo hai mặt hạnh kiểm và học lực như hiện nay.

|
Không nên đánh giá theo hai mặt hạnh kiểm và học lực như hiện nay (Ảnh: Thanh Hùng) |
5. Giảm một môn Giáo dục địa phương cho học sinh THPT
Bộ chỉ ban hành khung chương trình (và cả bộ sách giáo khoa chuẩn nếu Bộ GD-ĐT thấy cần thiết), khuyến khích các sở, viện, học viện, trường ĐH ... biên soạn sách giáo khoa.
Nếu các địa phương tích cực vào cuộc thì nội dung bài học sẽ gắn với tình hình của địa phương, phù hợp với đối tượng học sinh theo vùng – miền, không gây quá tải cho học sinh. Đồng thời, giảm một môn Giáo dục địa phương cho học sinh bậc THPT vì đã lồng ghép một cách linh hoạt, phù hợp thông qua việc địa phương biên soạn sách giáo khoa.
6. Khuyến khích tự chủ tài chính trong các trường công lập
Đội ngũ cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng. Tạo được sự thay đổi từ chương trình, sách giáo khoa mới hay không phụ thuộc đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục. Và điều này thì không thể tự nhiên mà có, càng không thể chỉ dựa vào sự tự giác – niềm tin.
Cần làm tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục, giám sát – kiểm tra. Thực hiện việc phân cấp cho các cơ sở giáo dục, khuyến khích mô hình tự chủ về tài chính trong các trường công lập; Điều chuyển cán bộ quản lý, giáo viên để đảm bảo chất lượng dạy học và giáo dục tương đối đồng đều khi áp dụng đại trà chương trình, sách giáo khoa mới.
7. Không để thầy cô loay hoay “biểu diễn” tích hợp
Kiến thức cung cấp ngắn gọn, dễ dạy – dễ tự học. Tuyệt nhiên không nên ôm đồm, mong muốn nội dung ở sách giáo khoa phủ kín phương pháp dạy – học: Sách giáo khoa chẳng khác gì ... một bữa tiệc thịnh soạn mời thầy trò dùng, mà nào họ có dùng được đâu!
Thầy đóng vai trò hướng dẫn, trò – sau nhận biết là hoạt động để phát triển kỹ năng. Trò là người tích hợp kiến thức chứ không phải là thầy cô.
Chương trình mới cần khắc phục để thầy cô không mất thời gian, loay hoay “biểu diễn” tích hợp.
8. 5 phẩm chất chủ yếu
Phẩm chất chủ yếu của học sinh nên là: yêu nước, khoan dung, kỷ luật, trung thực, trách nhiệm.
Bởi có lòng yêu nước, khoan dung chắc chắn các em sẽ biết yêu thương bản thân, gia đình, cộng đồng. Kỷ luật để phát triển, khởi nghiệp. Trung thực và trách nhiệm để làm người công dân tử tế, hội nhập.
9. Tăng lên 50 đến 55 phút/ tiết học
Với cấp THPT, quy định một tiết có 45 phút là chưa phù hợp. Thầy trò không đủ thời gian để dạy: chủ đạo; học: chủ động. Đề nghị tăng lên 50 đến 55 phút/ tiết học.
Tầm nhìn của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có thể đến năm 2040. Vì vậy, cần tính toán để dạy và học ở cấp THPT theo mô hình 2 buổi/ ngày.
10. Không nên dùng thuật ngữ bắt buộc
Với cấp THPT, chỉ quy định số môn học và tương ứng là số tín chỉ người học cần đạt để được xét công nhận tốt nghiệp THPT. Ưu tiên cho các bộ môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Giáo dục thể chất.
11. Không nóng vội
Thực nghiệm chương trình giáo dục mới qua việc chọn mẫu đại diện. Từ kết quả, có thể bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi rồi mới thực hiện đại trà.
Một câu hỏi tôi mong có sự trả lời từ Ban soạn thảo chương trình là "Mong muốn triển khai đại trà vào năm học tới liệu có nóng vội hay không, khi mà các điều kiện để thực hiện vừa yếu, vừa thiếu, vừa không đồng bộ?".
Nguyễn Hoàng Chương - Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát (Lâm Đồng)
" alt=""/>11 góp ý của 1 hiệu trưởng với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Theo tộc cổ ghi chép, ông Lý Xương Căn là hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ và hậu duệ đời thứ 26 của Hoàng tử Lý Long Tường - người đã cùng gia đình rời quê hương Đại Việt đến Cao Ly vào năm 1226.
Năm 1994, chỉ 2 năm sau khi Việt Nam - Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, tại Đền Đô, Bắc Ninh, nơi thờ 8 vị Vua triều Lý đã chứng kiến một cuộc trở về lịch sử: cuộc trở về đất tổ sau gần 800 năm. Ông Lý Xương Căn đã đến trước bàn thờ tổ tiên triều Lý, dâng lên cuốn tộc cổ và truyền đạt lại tâm nguyện của ông tổ dòng họ Lý Hoa Sơn Hàn Quốc một lòng hướng về quê hương.
6 năm sau lần đầu tiên trở về Việt Nam, ông đưa ra quyết định trọng đại với bản thân và gia đình là chuyển hẳn về sinh sống tại Việt Nam. 10 năm sau đó, ông được nhập quốc tịch Việt Nam.
Sau 2 nhiệm kỳ ở vai trò Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc 2017-2020 và 2021-2024, tháng 7 vừa qua, ông tiếp tục được bổ nhiệm vào vị trí này nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tham dự Hội thảo Quốc tế “Quan hệ bang giao Việt Nam - Hàn Quốc hướng tới hợp tác dài hạn trong bối cảnh Quốc tế từ góc nhìn lịch sử và văn hóa” diễn ra tại Đại học Văn Lang (TP.HCM) hôm 8/11, trong cuộc phỏng vấn với Tri Thức - Znews, ông bày tỏ niềm xúc động khi được đất tổ giang tay đón chào và tạo cơ hội để đóng góp vào sự hợp tác - phát triển của hai đất nước Việt Nam - Hàn Quốc.
 |
Đại sứ Lý Xương Căn (phải) lật giở cuốn sổ lưu giữ những tài liệu ông sưu tầm viết về dòng họ Lý Hoa Sơn Hàn Quốc tại Hội thảo. Ảnh: BTC. |
- 30 năm trôi qua kể từ ngày ông lần đầu đặt chân về với Việt Nam. Nhìn lại chặng đường tìm về cố hương của mình, ông có cảm nghĩ gì?
- Mặc dù biết cội nguồn của mình ở Việt Nam, nhưng đã 800 năm trôi qua, lịch sử dường như đã an bài. Do đó, tôi rất bất ngờ và xúc động khi ngày trở về được cội nguồn giang tay chào đón - một tình cảm ấm áp vô cùng.
Tôi luôn nghĩ bản năng và ý thức tìm về cội nguồn của mình giống như đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà người Việt Nam khắc cốt ghi tâm. Đến nay tôi vẫn thấy vô cùng biết ơn vì đất nước đón tôi trở về, tạo điều kiện cho tôi thực hiện được tâm nguyện của bao thế hệ cha ông là trở về với cố hương. Hơn nữa, tôi rất vui vì được đứng ở vị trí Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, thắt chặt mối thâm tình giữa hai đất nước.
- Qua 3 thập kỷ, ông nhận thấy Việt Nam hôm nay đã đổi khác ra sao so với ngày ấy?
- 30 năm qua, Việt Nam đã phát triển ngoạn mục. Tiêu biểu nhất, TP.HCM và Hà Nội - hai trung tâm kinh tế của đất nước - đã trở những thành phố hiện đại, sôi động hơn xưa rất nhiều. Kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thông,… mọi mặt đều thấy Việt Nam đã thay da đổi thịt. Không chỉ vậy, nhiều tỉnh, thành tại Việt Nam thu hút được đầu tư lớn từ nước ngoài, tạo ra môi trường kinh tế nhộn nhịp, cạnh tranh, nhiều tiềm năng và cơ hội.
Nhìn riêng vào lĩnh vực giáo dục, hiện nay Việt Nam đã có nhiều cơ sở đào tạo đại học, viện nghiên cứu… khang trang, được đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất hiện đại. Trường đại học tôi đang đứng hôm nay cũng là một ví dụ minh chứng cho thấy đầu tư của các nguồn lực dành cho phát triển cho giáo dục - đào tạo.
- Ở vai trò Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông đánh giá ra sao về thành tựu và triển vọng phát triển của du lịch Việt Nam?
- Các năm qua, Việt Nam ngày càng được du khách quốc tế ưa chuộng. Đặc biệt, khách Hàn Quốc lựa chọn du lịch tại Việt Nam liên tục tăng trong nhiều năm.
Những yếu tố về môi trường tự nhiên khiến Việt Nam có lợi thế của một điểm đến thu hút khách du lịch. Hầu khắp tỉnh thành đều có danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa. Thời tiết ở Việt Nam, đặc biệt là miền Nam với khí hậu ấm áp quanh năm, cũng rất phù hợp để đón du khách vào hầu hết mọi thời điểm.
Ẩm thực Việt Nam, và các loại thực vật, cây trái của khí hậu nhiệt đới cũng là một điểm hấp dẫn nữa. Ngoài ra, Việt Nam là một đất nước rất hiếu khách, người dân thân thiện chào đón những người bạn nước ngoài, dẫu khác biệt ngôn ngữ, văn hóa.
 |
Ngày càng nhiều sao Hàn chuộng du lịch Việt Nam. Trong ảnh là nam diễn viên Jung Il Woo (trái) chụp cùng Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy. Ảnh: Jung Il Woo. |
- Trong nhiệm kỳ Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc 2024 - 2029 sắp tới, ông có kế hoạch triển khai những hoạt động gì và kỳ vọng ra sao ở du lịch Việt Nam?
- Người Hàn Quốc hiện nay rất ưa chuộng những kỳ nghỉ thanh toán không tiền mặt, giao dịch hoàn toàn qua các nền tảng online. Đặc biệt, mô hình du lịch thông minh, du lịch sinh thái cũng ngày càng được quan tâm.
Theo tôi được biết, đây cũng là xu hướng chung của du lịch trên thế giới. Do đó, tôi nghĩ chuyển đổi kép, bao gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ giúp cho ngành du lịch của Việt Nam phát huy được hết tiềm năng của mình và tiến xa hơn nữa trên trường quốc tế.
Du lịch Việt Nam hiện vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển. Tôi kỳ vọng trong nhiệm kỳ sắp tới có thể tiếp tục đóng góp cho kinh tế và văn hoá - du lịch Việt Nam, góp phần gắn kết hơn nữa mối quan hệ hai nước Việt Nam - Hàn Quốc.
Văn hóa là sức mạnh mềm then chốt của Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hàn Quốc luôn có niềm tự hào kỳ tích sông Hàn - giai đoạn phát triển thần tốc đưa đất nước cất cánh về kinh tế. Ông có nhìn thấy tiềm năng Việt Nam cũng sẽ đạt được thành tựu đó?
- Dĩ nhiên rồi. Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Hàn Quốc và hơn nữa, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn nhân lực dồi dào. Người Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó, ý chí kiên trường. Những phẩm chất ấy đã và đang giúp Việt Nam tận dụng được những nguồn lực sẵn có tiến bước trên con đường phát triển. Tôi tin rằng nhiều thành tựu vẫn còn chờ đón chúng ta trong tương lai.
- Làn sóng Hallyu (Hàn lưu) lan rộng trên toàn cầu, đưa văn hóa trên nhiều phương diện từ điện ảnh, âm nhạc đến văn chương, ngôn ngữ… Hàn Quốc đến gần hơn với thế giới. Nhìn từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, ông nghĩ Việt Nam có thể làm gì để quảng bá văn hóa đất nước?
- Người Việt Nam rất tôn trọng và giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc. Nét đẹp văn hóa là sức mạnh mềm tạo nên những giá trị của đất nước và con người Việt Nam.
Đến tham dự hội thảo hôm nay, tôi rất cảm kích với triết lý của Trường Đại học Văn Lang - ngôi trường mang tên nhà nước đầu tiên của Việt Nam: Luôn lấy văn hóa truyền thống của dân tộc làm nền tảng, cố gắng giữ gìn và phát huy giá trị đó, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Văn hóa có thể đóng góp quan trọng và bổ trợ cho phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Tuy nhiên, tôi cảm nhận rằng Việt Nam vẫn chưa tận dụng tối đa tiềm lực văn hoá của mình. Trong kỷ nguyên vươn mình mới của đất nước, tôi kỳ vọng được thấy những tinh hoa văn hóa của Việt Nam được bạn bè quốc tế nhìn thấy nhiều hơn nữa.
- Ông có điều gì muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ, các bạn sinh viên Việt Nam?
- Thanh niên là những chủ nhân tương lai đất nước. Tôi kỳ vọng các bạn hãy luôn hướng về cội nguồn. Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc. Đó là một niềm tự hào và cũng sẽ là một nguồn lực lớn để chúng ta cất cánh bay cao.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Chuyển đổi kép để du lịch Việt cất cánh
Dưới đây là đáp án tham khảo môn Địa lý mã đề 315 |
Lời giải tham khảo môn Địa lý thi THPT quốc gia 2019 mã đề 315 |
Từ ngày 25-27/6, hơn 887.000 thí sinh cả nước tham dự kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
Thí sinh dự thi 5 bài, gồm: Toán, Văn, Ngoại ngữ, hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trong đó, trừ Ngữ văn thi tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra năm nay phải làm rất kỹ. Bên cạnh tập huấn về quy chế và kỹ năng, khi tập huấn, cán bộ thanh tra chấm trắc nghiệm được xem “tác nghiệp” toàn bộ quy trình từ quét đến in ra… để đảm bảo nhận biết có đang làm đúng hay không.
Năm ngoái nhiệm vụ này là của các trường tự giám sát. Năm nay các trường vẫn thực hiện nhưng người làm thanh tra sẽ giám sát “trùm” lên.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019, đã đề nghị địa phương phân công trách nhiệm rõ ràng và phải kiểm tra đánh giá trong và sau khi kỳ thi kết thúc.
“Sẽ có một nghìn lẻ một các sự việc bất thường diễn ra trong quá trình thi cử. Tuy nhiên, khi có sự việc xảy ra, cần xử lý theo 3 nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất không giấu thông tin, cán bộ báo cáo lên trưởng điểm và các cấp cao hơn. Thứ hai là tôn trọng quy chế. Và thứ ba là phải đặt quyền lợi của thí sinh lên trên quyền lợi cán bộ coi thi" - ông Trinh nhấn mạnh.
Ban Giáo dục
" alt=""/>Đáp án môn Địa lý thi THPT quốc gia 2019 mã đề 315