
Những chú bò lần này là "thủ phạm" gây đứt mạng tại Mỹ. Ảnh: Cloud7. |
Trên Twitter cá nhân, Urs Hölzle, Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật hạ tầng của Google giải thích đường mạng đi ở đây là mạng trên cao, tức là cáp quang được đi kèm với đường điện cao thế. Ông Hölzle cho biết những đường mạng trên cao sẽ dễ bị hư hỏng hơn vì bão, cây đổ, nhưng trường hợp mới đây lại rất hiếm gặp.
"Lần này, chúng tôi gặp một sự việc mới: đường mạng rơi xuống đất nhưng vẫn hoạt động được. Tuy nhiên, gần đây một nông dân đã đưa đàn bò đi qua, và khi chúng giẫm phải cáp quang thì cáp đã đứt", ông Hölzle chia sẻ trên Twitter.
Phản hồi trên Twitter của ông Hölzle, người dùng có tên Hermant Roshan bông đùa: "Chuyện này không hiếm gặp ở Ấn Độ đâu. Bò thực sự có thể làm đứt mạng đấy".
 |
Đường dây cáp quang bị rơi xuống đất và bị bò giẫm vào tại Oregon, Mỹ. Ảnh: Twitter Urs Hölzle. |
Sự cố mới cho thấy những hạ tầng điện và Internet có thể mong manh thế nào trước thiên nhiên và những yếu tố khác như động vật, hành vi của con người. Tại Mỹ, việc mất điện vì sóc, rắn hay các con vật khác trèo lên dây điện diễn ra khá thường xuyên.
Không chỉ mạng trên đất liền, cáp quang biển cũng là đối tượng tấn công của động vật. Năm 2014, Google từng phải xuống đáy biển để gia cố tuyến cáp quang của họ, sau một số vụ cá mập tấn công cáp quang.
Những tuyến cáp quang có thể bị đứt gãy hay gián đoạn vì nhiều nguyên nhân. Năm 2012, cơn bão Sandy ập vào bờ đông nước Mỹ, khiến nhiều trạm cáp quang tại bờ biển bị ảnh hưởng. Đây là nơi các tuyến cáp nối giữa Bắc Mỹ và châu Âu cập bờ.
Tuy nhiên, phần lớn sự cố đối với cáp biển lại do tác động của con người.
"Có tới 2/3 số vụ hỏng cáp là do tai nạn từ các hoạt động của con người, như đánh bắt cá hay mỏ neo của tàu. Đứng thứ hai là các nguyên nhân tự nhiên như động đất hoặc biến động thềm đại dương", ông Tim Stronge, Phó chủ tịch công ty nghiên cứu viễn thông TeleGeography cho biết.
Năm 2012, Google gặp sự cố cũng rất đặc biệt. Họ phải đưa thêm cá vào một hồ tại hạt Berkeley, bang Nam Carolina để tránh cá sấu tấn công trung tâm dữ liệu, được công ty đặt ở gần hồ để tận dụng nguồn nước cho hệ thống tản nhiệt.
"Chúng tôi có những hàng xóm là cá sấu dài hơn 1 m tại đây", Giám đốc trung tâm dữ liệu Joe Kava của Google cho biết vào năm 2014.
" alt=""/>Mạng Google gián đoạn vì bò dẫm vào cáp quang

Vài năm trở lại đây, báo chí đang đứng trước nhiều bước ngoặt do sự thay đổi về xu hướng công nghệ của thế giới. Vị thế của báo in đang giảm dần, cả về doanh thu quảng cáo và doanh thu từ lượng báo phát hành. Thay vào đó, báo chí điện tử đang có xu hướng lên ngôi nhờ sự phổ biến của Internet và các thiết bị di động.
Báo giấy từng rất thành công khi giữ được thế cân bằng về nguồn thu từ lượng báo phát hành và thông tin quảng cáo. Thế nhưng, với sự phát triển của các nền tảng phân phối nội dung quảng cáo, cán cân doanh thu của các báo điện tử ngày nay đang bị lệch một cách trầm trọng.
 |
Cơ cấu doanh thu của ngành báo chí toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2014 - 2019. Phần màu xanh lá cây và vàng thể hiện nguồn thu của báo điện tử với cán cân lệch về quảng cáo số. Phần màu đỏ đỏ và xanh dương là doanh thu tương đối cân bằng giữa quảng cáo và phát hành của báo in. |
Số liệu thống kê của Hiệp hội Báo chí Thế giới (WAN - IFRA) cho thấy, trong vòng 5 năm trở lại đây, số tiền thu về từ quảng cáo luôn chiếm từ 70 - 80% doanh thu của các báo điện tử. Nguyên nhân của tình trạng này là bởi, người đọc ngày nay đa phần được tiếp cận thông tin miễn phí từ các tờ báo online.
Thực tế này đã giúp ngành báo chí thế giới tiến hành chuyển đổi số rất nhanh. Tuy vậy, nó cũng khiến các tờ báo điện tử mất đi một khoản thu quan trọng từ độc giả.
Hậu quả của tình trạng này là sự phụ thuộc hoàn toàn vào doanh thu quảng cáo của các tờ báo online. Cũng vì thế, để có được nguồn thu nhằm duy trì hoạt động, nhiều tờ báo phải chạy theo view (lượt xem) bằng những thông tin giật gân câu khách.
Đây cũng là một phần lý do khiến hình ảnh của báo chí và giới truyền thông ngày càng bị méo mó đi trong mắt công chúng.
 |
Các báo điện tử đang bị phụ thuộc nguồn thu vào quảng cáo. Trong khi đó, ảnh hưởng của Covid-19 khiến thị trường quảng cáo trực tuyến bị sụt giảm nghiêm trọng. Ảnh: Trọng Đạt |
Đa dạng nguồn thu: Lối thoát duy nhất cho các tờ báo
Việc phụ thuộc vào chỉ một nguồn thu duy nhất là quảng cáo khiến ngành công nghiệp báo chí toàn cầu phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.
Đó là lúc doanh thu của báo chí cũng tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái do khủng hoảng, báo chí sẽ mất hoàn toàn nguồn thu bởi việc “thắt lưng buộc bụng” của các doanh nghiệp. Điều này đã bộc lộ rất rõ bởi những ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Thực tế cho thấy, do tác động của Covid-19, một số tờ báo lớn tại Anh như Telegraph, Financial Times và Guardian đều đã phải sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí vì doanh thu giảm mạnh.
Theo dự báo của công ty phân tích Enders Analysis, doanh thu quảng cáo của các tờ báo Anh giảm 50% trong năm nay. Tổng thiệt hại của các tòa soạn tại Anh lên đến 650 triệu bảng (810,7 triệu USD). Thiệt hại của các tờ báo nhỏ với nguồn tài chính eo hẹp thậm chí sẽ còn nặng nề hơn nữa.
 |
Doanh thu của nhiều tòa soạn sụt giảm nghiêm trọng do mất nguồn thu từ quảng cáo bởi ảnh hưởng của Covid-19. Trong khi đó, đội ngũ phóng viên và nhà báo vẫn căng mình không kể hiểm nguy trong mùa dịch. Ảnh: Trọng Đạt |
Tại Việt Nam, theo Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (Cục PTTH&TTĐT - Bộ TT&TT), do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều nhà quảng cáo đã quyết định trì hoãn các chiến dịch marketing.
Điều này dẫn đến tình trạng doanh thu từ quảng cáo của các nền tảng số, trong đó có các báo điện tử sụt giảm mạnh. Dự đoán của Cục PTTH&TTĐT cho thấy, tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam có thể sụt giảm từ 15-20% trong tương lai gần.
Xét trong dài hạn, doanh thu quảng cáo vẫn sẽ sụt giảm, có thể lên đến 50%, thậm chí là cao hơn nữa nếu so với cùng kỳ năm trước. Thực tế này đã “phủ bóng đen” lên các tờ báo điện tử bởi sự phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu quảng cáo.
Đó là chưa kể, báo chí trong nước cũng đang phải giành giật “miếng bánh thị phần” cùng các loại hình mạng xã hội. Các báo điện tử chỉ chiếm khoảng 30% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam. 70% “miếng bánh” còn lại hiện nằm trong tay các nền tảng xuyên biên giới như Google hay Facebook.
Nhiều tờ báo điện tử đang tiến hành cắt giảm nhân sự và tối ưu bộ máy nhằm hạn chế ảnh hưởng của Covid-19. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giải pháp ngắn hạn. Để giải quyết tận gốc khó khăn này, các tờ báo điện tử chỉ có một cách duy nhất là đa dạng hóa nguồn thu, giảm sự phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo.
Trọng Đạt
Đón xem kỳ 2: Trả tiền khi đọc báo online: Xu thế chung của thế giới
" alt=""/>Báo điện tử: Đa dạng nguồn thu hay là “chết”