- Những cảm xúc như tức giận, lo lắng, u buồn hay vui vẻ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta như thế nào? Hãy cùng VietNamNet khám phá điều này.
- Những cảm xúc như tức giận, lo lắng, u buồn hay vui vẻ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta như thế nào? Hãy cùng VietNamNet khám phá điều này.
![]() |
Bé Đỗ Tuyết Trinh mắc bệnh ung thư ung thư ác tính mô liên kết và mô mềm chi dưới |
Tiếng gào khóc của cháu bé xé nát không gian vốn cần sự yên tĩnh trong lúc các bệnh nhi ung thư khác đón nhận từng giọt hoá chất vào cơ thể mình. Ai ai cũng cúi đầu sợ hãi khi nhìn vào những vết đen chạy từ lưng trở xuống, khiến cháu bé luôn sống trong đau đớn, sự khó chịu.
Quá mệt mỏi sau khi gào khóc đêm ngày, bé Tuyết Trinh bắt đầu chìm vào giấc ngủ say. Có lẽ, đây là lúc cháu đang được hưởng đôi chút bình yên trong cuộc sống vốn dĩ quá bất công đối với cháu.
Mẹ của Trinh mới ngoài 20 tuổi, có tên là Nguyễn Thị Hiền (quê Lào Cai). Chị ngồi thất thần ôm lấy đứa con bé bỏng tội nghiệp, nghèn nghẹn kể về ngày ngày bi kịch ập đến gia đình nhỏ của chị. Lúc ấy, vừa sinh con ra, trải qua cảm giác đau đớn chưa kịp được nghỉ ngơi, chị bàng hoàng khi thấy một vết đen chạy dài trên một nửa cơ thể con.
Chỉ kịp khai vào tờ giấy cho con cái tên Đỗ Tuyết Trinh rồi đưa con đi làm xét nghiệm, chị sốc nặng nghe các bác sĩ chẩn đoán, cháu mắc chứng nhiễm sắc tố da toàn thân loét phần mông. Đưa con đến bệnh viện Da liễu trung ương, các bác sĩ xác định cháu Trinh bị nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ.
Cả gia đình lao đao trong đống nợ ngập đầu
Những tưởng căn bệnh lạ không nguy hiểm đến tính mạng cháu Trinh. Nào ngờ, tháng 10/2019, cháu bất ngờ bị sưng hạch to ở bẹn. Cảm nhận thấy điều bất thường, chị Hiền nhanh chóng đưa con tới bệnh tỉnh Lào Cai.
Mẫu bệnh phẩm của cháu được gửi sang bệnh viện K Tân Triều để xét nghiệm. Kết quả cho thấy, cháu Trinh mắc bệnh ung thư ác tính mô liên kết và mô mềm chi dưới. Khối u xâm lấn phức tạp khiến cơ thể cháu đau đớn vô cùng.
![]() |
Hoàn cảnh đáng thương của em Đỗ Tuyết Trinh đang rất cần được bạn đọc giúp đỡ |
Những ngày giáp Tết năm 2020, cháu Trinh phải nhập viện khẩn cấp để điều trị. Cũng từ ngày đó, gia đình chị Hiền đối mặt với những khoản nợ khổng lồ. Bởi dù được bảo hiểm chi trả hoàn toàn nhưng số tiền thuốc phải mua ngoài của cháu Trinh lên đến hơn 20 triệu/đợt, kéo dài hơn chục ngày.
Tính tổng cộng số tiền đến nay chị Hiền phải vay mượn đã vượt qua con số 100 triệu. Bản thân chị không thể đi làm do phải chăm con nơi bệnh viện. Chồng chị lái xe thuê thu nhập chỉ vừa đủ ăn.
Nhìn cảnh con mỗi ngày một đau đớn hơn, chị Hiền không kìm được nước mắt. Chị chỉ mong duy trì được mạng sống cho con. Đứa con bé bỏng chưa kịp hưởng trọn phút giây hạnh phúc bên cha mẹ đã sớm phải đối diện với sự đau đớn, dày vò.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Hiền, thôn Phú Hải 3, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, Lào Cai. SDT 0335983950. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.050 (Bé Đỗ Tuyết Trinh ) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. |
Lên bệnh viện chăm con bị ung thư xương, anh Khương vẫn đau đáu không yên khi nghĩ về người con khác ở nhà cũng mắc bệnh xương khớp, cùng người vợ bầu đang tất tả làm lụng không ngơi nghỉ.
" alt=""/>Quặn lòng trước cảnh bé gái chưa đầy 2 tuổi ung thư xâm lấn khắp cơ thểTIN BÀI KHÁC
Nhà ở thị xã Sơn Tây, cả hai mẹ con phải chuẩn bị đồ đạc xuống Hà Nội trước một ngày. Trên đường đi, cô con gái chị Yến vẫn chăm chú đọc lại bài vở môn Ngữ văn.
“Cả nhà đã phải tính toán rất kỹ lưỡng. Mình ở xa nên không tiện để con đi đi, về về, vừa mệt cho con lại rủi ro muộn giờ vì lỡ có tắc đường. Vì vậy, hai mẹ con thuê một phòng trọ ở gần điểm trường cho tiện đi lại”.
Năm nay, con chị Yến dự thi vào Trường THPT Ba Đình và lớp chuyên Văn của Trường THPT Chu Văn An. Giai đoạn sát ngày thi, cô con gái mất ngủ vì phải ôn bài liên tục, còn chị Yến cũng mất ngủ theo vì lo cho con.
“Hôm nào cũng thế, mẹ nhắc mãi cũng chẳng được. Sát ngày thi con vẫn học bài đến khuya thì làm gì có sức”.
Chị Yến liên tục ngóng vào phòng thi
Đêm hôm trước ngày con đi thi, chị Yến để đồng hồ báo thức lúc 4h30 sáng. Nhưng chưa đến 4 giờ, người mẹ đã vội tỉnh giấc. Sợ tắc đường, 5h30 sáng hai mẹ con bắt xe taxi, vội vàng đến điểm trường.
Dù đã là lần thứ 3 đưa con đi thi nhưng chị Yến vẫn thấy bồi hồi, lo lắng.
“Con vẫy tay vào phòng thi rồi mà mình vẫn cứ thấy bồn chồn, không yên tâm”.
Thay vì trở về phòng trọ, trong suốt 3 buổi thi đầu tiên, chị chỉ ngồi trước cổng trường để “con đi ra có thể nhìn ngay thấy mẹ”.
Thi thoảng, chị lại nhổm dậy, mắt hướng vào phòng thi của con.
“Ra khỏi phòng thi thế nào con cũng đi tìm mẹ đầu tiên, nên mình phải chờ con chứ. Nắng cũng được, mưa cũng được, chỉ mong sao con thi thật tốt”.
Con muốn tự đi thi, mẹ âm thầm theo sau
Nhà ở ngay gần điểm thi Trường THPT Chu Văn An, mấy hôm trước, con trai chị Lê Hoàng Mai (Yên Phụ, Tây Hồ) xin mẹ cho được tự đi tới trường. Vì muốn con thoải mái tâm lý như khi đi học nên chị đồng ý.
Con trai đạp xe khỏi nhà được 10 phút, chị Mai lại đứng ngồi không yên. “Ở nhà cũng sốt ruột quá nên mình phải đi ra theo xem sao”.
Lần đầu con đi thi, “hồi hộp do chưa có nhiều kinh nghiệm”, chị cứ đứng chờ mãi ở cổng trường. Hết 1/2 thời gian làm bài môn Văn, chị mới ra về.
“Con đi thi về mình cũng đâu có dám hỏi nhiều. Nhưng thấy con vui vẻ, không quạu thì mình cũng yên tâm hơn”, chị cười nói.
Một người mẹ đứng lên xe máy gọi tìm con ở cổng trường thi
Chồng đi làm công trường xa nhà, chị Mai phải xin nghỉ phép ở nhà những ngày này để lo cơm nước cho con.
“Biết để con đi thi một mình, bố hắn cứ trách mãi. Nào là kỳ thi quan trọng của con, các bạn được bố mẹ cổ vũ khi vào trường, ôm hôn khi đi ra từ cổng trường. Con mình không có bố mẹ, nó tủi. Thế là buổi thi thứ 2, mình phải kiên quyết để mẹ chở đi”.
Những ngày này, chị Mai hay mất ngủ vì lo lắng.
“Không sát sao không được vì mình sợ con kiệt sức. Giai đoạn sắp thi vào Chuyên Khoa học Tự nhiên, con còn gục ngay trên bàn.
Có khi nó còn cằn nhằn mẹ nói nhiều quá, vì cứ bước ra khỏi nhà mẹ lại hỏi đủ thứ: “Con có quên gì không”, “Đã cầm đủ giấy tờ chưa”, “Cầm đủ bút thước chưa đấy, cầm mấy bút”,….
Chuẩn bị từ 3h30 sáng
Đưa con đi thi từ Thạch Thất, chị Kiều Hồng Phương (43 tuổi) phải bắt xe xuống điểm thi từ 5 giờ sáng. Dù đã đăng ký một điểm trường gần nhà nhưng con gái chị Phương vẫn xin mẹ cho đăng ký thi vào trường Chuyên Ngoại ngữ, Sư phạm và THPT Chu Văn An.
“Mình cũng đâu muốn con học xa nhà, đi lại vất vả mà ở trọ thì không yên tâm. Nhưng con thích thì đành phải cho thi, còn đỗ tính sau”.
Nhà cách điểm thi hơn 30 km, ban đầu hai mẹ con định chở nhau bằng xe máy. Tuy nhiên, ngày thi đầu con có vẻ mệt lại không đảm bảo an toàn, chị quyết định gọi xe taxi từ 5 giờ sáng.
Con gái đến điểm trường cũng vừa kịp giờ vào phòng, chị lại trải tờ báo sát bờ rào, đặt túi thức ăn lên rồi ngồi chờ con.
Dù nắng nóng nhưng vẫn ngồi chờ con hàng giờ
Đồ ăn này, chị đã phải thức dậy từ 3h30 sáng để chuẩn bị.
“Sợ con đau bụng nên mình cố gắng dậy sớm hơn chút để nấu cơm trưa cho hai mẹ con rồi bỏ vào hộp rồi mang đi”.
Dù lỉnh kỉnh, nhưng chị cảm thấy yên tâm hơn vì điều đó an toàn cho con. Kết thúc giờ thi, hai mẹ con lại thuê phòng nghỉ ngơi để chuẩn bị cho bài thi buổi chiều.
Là giáo viên dạy Văn, chị Phương cho biết, dù dìu dắt nhiều thế hệ học trò đi thi, nhưng với chị lần này lại có một sự lo lắng rất khác.
Một người mẹ mừng rỡ khi con hoàn thành bài thi chuyên vào lớp 10 ở Hà Nội
“Điều quan trọng nhất là trong giây phút quyết định, bố mẹ luôn có mặt ở bên con”, người mẹ này nói.
Thúy Nga
Sáng 17/7, gần 89.000 học sinh thủ đô bắt đầu kỳ thi vào lớp 10 trong thời tiết nắng nóng gay gắt. Sẽ chỉ có khoảng 65.000 học sinh đỗ vào các trường công lập sau kỳ thi này.
" alt=""/>Những người mẹ bên ngoài 'cánh cửa' trường chuyên ở Hà Nội