
- Giànhhọc bổng 230.000 USD của ĐH Bates, Mỹ và có thành tích học tập xuất sắc nhưngTrung Hiếu từng khủng hoảng và cảm thấy cô đơn bởi lựa chọn gây sốc của bản thân...Chàngtrai năng động, giỏi 5 ngoại ngữ
NguyễnTrung Hiếu sinh năm 1990 trong gia đình có bố mẹ đều công tác trong ngành y ở HàNội. Hiếu có 4 năm học chuyên Toán ở khối THCS và 3 năm học chuyên Hóa ở khốiTHPT của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Tự nhậnmình là người có cá tính mạnh, yêu thích các hoạt động vì cộng đồng, Hiếu quyếtđịnh lựa chọn ngành tâm lí học để khám phá sâu hơn về tính cách của chính mìnhvà những người xung quanh. Đó không phải là con đường mà bố mẹ định hướng choHiếu.

|
Nguyễn Trung Hiếu là chàng trai có cá tính mạnh, sẵn sàng theo đuổi đam mê khi đã có sự chuẩn bị kĩ càng |
Hiếu giànhhọc bổng toàn phần 230.000 USD tại ĐH Bates, bang Maine, Mỹ. Trong các năm 2013,2014 Hiếu lọt vào danh sách Dean's List dành cho sinh viên có thành tích học tậpxuất sắc tại trường, thành viên chương trình lãnh đạo Best Leadership Program.
Hiếu cũngvừa giành học bổng toàn phần tiếng Đức mùa hè năm 2016 tại Frankfurt, Đức. Khôngchỉ thông thạo tiếng Anh - Hiếu còn nói được tiếng Đức, hiểu tiếng Trung vàbiết giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp, tiếng Ý.
Chưa hết,Hiếu còn từng là Chủ tịch tổ chức VietAbroader từ năm 2010 đến năm 2012, Chủtịch câu lạc bộ học sinh quốc tế tại ĐH năm 2011-2012, đồng sáng lập dự án dạyviết Writinglaunchpad 2014; đồng sáng lập và đồng quản lí dự án SEO-V HanoiProgam, 2015.
Tìnhyêu sét đánh và lựa chọn gây "sốc"
Đó là mộtngày cuối năm hai, đầu năm thứ ba ĐH của Hiếu ở Mỹ. Đây là khoảng thời gian màbất cứ sinh viên quốc tế nào cũng phải định hướng xem ngành nghề, công việc mìnhthực sự muốn theo đuổi là gì một cách rõ ràng. Cả chuyện ở lại Mỹ hay về nướcnữa.
"Nhưnhiều bạn bè, tôi cũng mang hồ sơ đi xin việc tại các ngân hàng. Mọi thứ khi ấyvẫn thật mông lung. Rồi một buổi tối tôi tình cờ bước vào một xem một vở operatại New York. Khán phòng gần 4000 chỗ ngồi rộng mênh mông. Trên bục, người nghệsĩ không micro, hát chay gần 3 tiếng. Giọng hát vang vọng truyền cảm đến độkhiến tôi nổi da gà. Tôi như bị choáng ngợp bởi trải nghiệm đầy mới mẻ đó"-Hiếu chia sẻ.

|
Trung Hiếu chia sẻ anh có ước mơ muốn mang opera đến gần hơn các bạn trẻ mà kiến thức về môn nghệ thuật này như chính anh đã/đang say mê với nó |
Ra về,Hiếu tò mò tìm hiểu và nhận ra được những vẻ đẹp và lợi ích của vẻ đẹp âm thanhcó thể đem lại. Từ đó anh tìm cách học bài bản và nghiêm túc.
"Khitôi nói với gia đình và bạn bè lần đầu tiên rằng tôi muốn trở thành một ca sĩdòng cổ điển, mọi người đều cười. Bố mẹ tôi cực kỳ phản đối, bạn bè tôi ngơ ngácbởi họ đa phần chọn theo những ngành hot như ngân hàng, tài chính,... với thunhập cao, được trọng vọng"- Hiếu nhớ lại.
Khủnghoảng, stress giữa những lối rẽ, Hiếu quyết định dừng học một năm 2013 để trở vềViệt Nam. Về nước, Hiếu tìm gặp các giảng viên, nghệ sĩ thanh nhạc cổ điển vàopera để được tham vấn cũng như tìm hiểu nền nhạc cổ điển còn non trẻ ở ViệtNam.
Càng tìmhiểu Hiếu càng thấy cần phải phấn đấu, vì theo nhạc cổ điển không hề dễ. Hầu hếtcác đàn anh đàn chị đều đi theo giảng dạy, hoặc chuyển sang loại hình nghệ thuậtcó tính giải trí hơn.
Nhưng vớicá tính mạnh, những khó khăn này lại trở thành một động lực lớn cho Hiếu vượtqua nhiều khó khăn ban đầu khi theo đổi thanh nhạc cổ điển và opera.
"Tôi quyếtđịnh mình sẽ quay trở lại, nói với mọi người rằng tôi muốn theo học nhạc cổ điểnvà đóng góp cho nền âm nhạc cổ điển tại quê hương. Mọi người nghĩ tôi là mộtngười mơ mộng nhất mà họ từng thấy" - Trung Hiếu tâm sự.
Hiếu nóikhông thể trách ai được, bởi "năm đó tôi 21 tuổi, không biết đọc nốt nhạc. Tấtcả những gì tôi có là một giọng hát có thể tôi luyện cũng như một đam mê cháybỏng.
Lúc đó,tôi không thể chơi hay nói tiếng Ý, Pháp hay Đức, những ngôn ngữ bắt buộc trongOpera. Tôi cũng sợ mình quá lớn tuổi để bắt đầu học nhạc nữa. Hơn thế, tôi khôngcó được sự giúp đỡ và động viên của mọi người, cũng như kinh phí để tiếp tụccông việc học của mình".
Trở lạiMaine, Hiếu tiếp tục hoàn thành việc học ngành tâm lí học chính trị.
Sở hữuchất giọng tenor với mầu giọng baritone lạ, Hiếu bắt đầu con đường học thanhnhạc tại ĐH Bates, biểu diễn thanh nhạc cổ điển với hợp xướng của trường ĐH.Không có tiền sắm nhạc cụ và trang trải kinh phí khi theo lĩnh vực này vì "bố mẹkhông ủng hộ" - Trung Hiếu đi dạy thêm, làm thêm để tự lo cho đam mê mình.
Nhữngthành công bước đầu
Trong thờigian tại Bates, Trung Hiếu đã được chọn hát solo những tác phẩm kinh điển nhưCarmina Burana, Handel'sMessiah, bản giao hưởng số 9 của Beethoven, Dichterliebe của Schumann và nhữngca khúc nghệ thuật của Schubert.
Đỉnh caotrong thời gian biểu diễn tại đại học của Hiếu là giải Á quân trong cuộc thithanh nhạc được tổ chức bởi Hiệp hội giáo viên xướng ca Quốc gia tại Hoa Kì vàonăm 2014.
Tại cuộcthi này, Hiếu đã phải tranh tài với rất nhiều ca sĩ opera chuyên nghiệp. Sau khitốt nghiệp ĐH, Hiếu quyết định trở thành một nghệ sĩ opera chuyên nghiệp. Vàbuổi hòa nhạc Hiếu tham gia biểu diễn tại Đức năm 2015.

|
Trung Hiếu tự tin biểu diễn opera trên sân khấu Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tối 8/1 |
Trước đó,trong thời gian trở về Việt Nam, Hiếu may mắn được gặp giảng viên thanh nhạc,giọng nữ trung đáng kính là bà Katharina Padrok (Đức) tại Viện Goethe Hà Nội.Hiếu được bà yêu cầu trình bày một ca khúc opera. Sau đó chính bà là người đãviết thư giới thiệu giúp Hiếu nhận được học bổng và sang Đức cọ sát và tôi luyện.
Tại đây,anh đang theo học thanh nhạc với các giảng viên thanh nhạc có tên tuổi ở Đức làthầy Richard Staab tại Darmstadt và thầy Joachim Keuper tại Mainz.
Tháng5/2016 tới, Hiếu sẽ sang Đức để theo học tiếp với các giảng viên. Cùng với đó,anh cũng sang Zurich, Thụy Sĩ để học chương trình thạc sĩ cấp cao về quản lýnghệ thuật.
Gặp Hiếumột ngày gần cuối tháng 1/2016 tại Hà Nội - Hiếu cho biết, vừa tổ chức thànhcông buổi biểu diễn thanh nhạc và opera tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
"Trước đó,bạn bè khuyên: Mày ơi, nhạc cổ điển ở Việt Nam không có người nghe đâu. Mày ởlại Đức đi, rồi thì văn hoá Việt Nam xuống cấp lắm em, nhạc nhẹ còn khó, nữa làcổ điển kén chọn của em, hoặc là 5-10 năm nữa hẵng về, lúc đó may ra sẽ có mộtlượng người nghe" - Hiếu kể.
Nhưng Hiếuvẫn kiên định và luôn tin rằng văn hoá và nghệ thuật cần có thời gian để tìmhiểu, nâng tầm tri thức. Nếu không có những chương trình ngày hôm nay, thì sẽkhông thể hi vọng ngày mai văn hoá sẽ đi lên. Thanh nhạc cổ điển cũng vậy, cầncó sự tiếp cận đúng đắn, không định kiến; một khi bạn đã hiểu, nó sẽ là một thúvui tinh thần và cảm xúc, làm giàu hơn vốn văn hoá và chiều sâu tâm hồn.
Hiếu chobiết mình đang ấp ủ các ý tưởng tổ chức truyền thụ kiến thức về nhạc cổ điển tớicho các bạn trẻ còn đang "mù chữ" ở lĩnh vực này.
Nhận xét về Hiếu, James Parakilas, giáo sư môn Nghệ thuật trình diễn tại ĐH Bates chia sẻ:"Anh ấy là một câu chuyện đặc biệt, một sự hứa hẹn đáng chú ý. Trong quá trình học ĐH Bates, thay vì lựa chọn ban đầu là ngành tâm lý học quản lí, Hiếu đã phát hiện ra tình yêu của mình dành cho dòng nhạc cổ điển phương Tây mà cụ thể hơn là opera, và anh ấy đã quyết định không để vuột mất thứ tình yêu kỳ lạ đó. Hiếu chọn theo đuổi việc học hát nhạc cổ điển và opera. Từ quá trình học anh ấy khám phá ra ở mình có một chất giọng mạnh mẽ, sự tự tin trên sân khấu và khả năng cảm nhạc để có thể biểu diễn những bài hát, điệu nhạc đầy hấp dẫn. Tôi biết điều đó vì tôi đã có thời gian hướng dẫn và đồng hành cùng Hiếu ở một trong những trường ca nghệ thuật được trân trọng và đáng thưởng thức nhất trong thể loại này, Schumann;s Dichterliebe. Dù gì đi chăng nữa, Hiếu cần và sẽ cần học thật chăm chỉ trong nhiều năm để có thể thành thạo được các phong cách hát và những loại nhạc trong các thời kỳ khác nhau để thành công rực rỡ ở lĩnh vực này. Và may mắn thay, tôi thấy ở Hiếu sự tận tâm một cách đáng kinh ngạc cùng với giọng ca đẹp và sự thông minh trong việc hiểu những giai điệu và lời ca mà Hiếu hát. Tôi tin Hiếu sẽ có những lớn lao cho âm nhạc". |
· VănChung
" alt=""/>Lựa chọn gây sốc của 9X giành học bổng 230.000 USD
Đi dọc theo cầu Long Biên (Hà Nội), có con dốc nhỏ hun hút dẫn vào xóm Phao trên bãi đất nổi ven bờ sông Hồng. Đây là sinh sống của gần 30 hộ dân với hơn 100 người - từ khắp các tỉnh thành đổ về.  |
Ông Nguyễn Đăng Được |
Trước năm 2000, người dân xóm Phao hầu như không có giấy tờ tùy thân. Những trẻ sinh ra không có hộ khẩu, không có giấy khai sinh, không được đến trường.
Ông Nguyễn Đăng Được (74 tuổi, người Quảng Bình) là một trong những người đầu tiên sinh sống trên bãi đất bồi này. Việc bọn nhỏ không được đi học luôn khiến ông trăn trở.
Xuất phát từ nỗi niềm này, năm 2002 với sự giúp đỡ của các sinh viên tình nguyện, ông Được mở một lớp học để dạy chữ cho trẻ con trong xóm. Nói là lớp nhưng thực chất chỉ là cái lán tạm bợ, căng tạm bằng tấm vải bạt cùng vài chiếc ghế nhựa do ông nhặt nhạnh từ bãi phế thải mang về.
Đều đặn vào mỗi tối cuối tuần, nơi đây lại ê a tiếng đánh vần của sắp nhỏ. Sau một thời gian, các em nhỏ xóm Phao cũng biết viết tên mình, đọc chữ rành mạch mà không còn ấp úng nữa.
Ông Được sau đó còn cất công động viên các gia đình, rồi cùng người dân lặn lội về địa phương xác minh lý lịch, làm cơ sở đăng ký giấy khai sinh cho trẻ con.
Giờ đây, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các em nhỏ xóm Phao đều đã được đến trường. Lớp học của ông Được cũng dừng lại từ đó.
Thư viện đặc biệt
Ở xóm Phao này, còn có một thư viện đặc biệt dưới căn lán rộng hơn 20 m2. Đây là thư viện nhỏ mà ông Được dùng số tiền tích góp ít ỏi của mình sau nhiều năm, thuê đất dựng nên, với mong muốn trẻ con ở đây có thêm niềm vui đọc sách.
Những ngày đầu, số sách thư viện có được chủ yếu đều do ông Được thu gom, nhặt nhạnh từ hàng sách cũ đưa về. Dần dần, số sách lên tới cả trăm cuốn, được xếp ngay ngắn, gọn gàng và phân loại thành nhiều nhóm khác nhau với dòng ghi chú cẩn thận: sách lịch sử, truyện tranh, sách khoa học, tập vở,….
Sau một thời gian họat động, các nhóm tình nguyện đã tặng thêm cho thư viện nhiều cuốn sách khác.
Đây luôn là nơi tập trung đông đúc trẻ con nhất xóm Phao. Buổi chiều hàng ngày, sau khi tan học, những đứa trẻ nơi đây lại tíu tít ghé thư viện để mượn sách về đọc.
“Em thường đến thư viện để mượn sách mang về nhà. Em thích nhất là sách về các nhà khoa học, đọc đi đọc lại mãi không chán” - Nguyễn Đức Phong, học sinh lớp 4A4, Trường Tiểu học Nghĩa Dũng kể.
Ngoài ra, khoảng đất trống trước thư viện cũng được dành làm sân chơi cho bọn nhỏ. Với sự hỗ trợ của kiến trúc sư Chu Kim Đức, một sân chơi di động đã được dựng lên. Những chiếc cầu trượt, xích đu nhiều màu sắc được khéo léo tạo ra từ lốp xe cũ và mảnh gỗ thừa ghép lại. Trẻ có thể tự sáng tạo, tự chơi những trò chơi theo trí tưởng tượng của mình.
“Những thiếu thốn mưu sinh không đáng sợ bằng trăn trở con cháu mai sau lại sống bấp bênh như mình. Chỉ còn cách đi tìm con chữ may ra các cháu nơi đất bãi nghèo này mới mong được cuộc sống ấm no hơn. Đời chúng tôi khổ rồi, mong các cháu được học hành tử tế, đi ra hòa nhập thế giới ngoài kia”, ông Được bộc bạch.
Ngọc Linh

8x người Việt vào top 100 phụ nữ có ảnh hưởng năm 2020
Trong suốt 6 năm qua với nỗ lực xây dựng hơn 180 sân chơi cộng đồng từ vật liệu tái chế cho trẻ em Việt Nam, kiến trúc sư Chu Kim Đức được vinh danh trong top 100 phụ nữ có tầm ảnh hưởng năm 2020 do BBC bình chọn.
" alt=""/>Ông lão 74 tuổi mở thư viện miễn phí nơi bãi giữa sông Hồng