![]() |
phoneKid sở hữu vẻ ngoài không có gì đặc biệt. Ảnh: WordPress |
EscudoWeb, công ty chuyên sáng tạo các sản phẩm giáo dục đến từ Tây Ban Nha vừa giới thiệu dự án mới nhất của mình tại triển lãm MWC 2018. Đó là phoneKid, một chiếc smartphone chạy hệ điều hành Android dành riêng cho trẻ em, cho phép cha mẹ của chúng quyết định thời gian cũng như cách con của mình sử dụng smartphone.
Đại diện nhà phát triển cho biết, phoneKid được cài đặt một phiên bản Android sửa đổi nhằm ngăn chặn việc bị chọc thủng lớp bảo mật. Máy cho phép các bậc phụ huynh kiểm soát thiết bị của trẻ vào bất kỳ thời gian nào thông qua việc dùng một ứng dụng trong smartphone của họ.
Nhờ đó, cha mẹ có thể cho phép con truy cập vào những ứng dụng họ chọn hoặc thiết lập cài đặt cho truy cập một nhóm ứng dụng nào đó. Ví dụ, nếu cha mẹ kích hoạt "chế độ Học" (Study mode), con của họ sẽ chỉ tiếp cận được các ứng dụng liên quan đến giáo dục, ví dụ như Calculator, Word, ...
![]() |
Cha mẹ kiểm soát chiếc phoneKid của con (trái) thông qua một ứng dụng cài đặt trên smartphone của họ. Ảnh: Word Press |
Cha mẹ cũng có thể khóa màn hình chính trên điện thoại của trẻ và thay thế nó bằng một yêu cầu hoặc nhắc nhở về hoạt động hay việc tiếp theo trẻ cần hoàn thành. Nhà phát triển đã tích hợp sẵn một số giới hạn, ngăn bọn trẻ qua mặt hay làm giảm sự kiểm soát từ xa của cha mẹ. Bọn trẻ cũng không thể tắt smartphone hoặc vô hiệu hóa tính năng theo dõi vị trí, ngoại trừ khi máy hết pin.
Đánh giá về triển vọng thị trường của phoneKid, một số nhà quan sát tỏ ra hoài nghi về việc bọn trẻ sẽ thích sử dụng một chiếc smartphone luôn bị kiểm soát. Ngoài ra, một chiếc smartphone cài đặt phiên bản Android tùy biến cùng một số tính năng bảo mật có thể lên kệ với mức giá không hề rẻ, dẫn đến hậu quả là doanh số bán ra không như kỳ vọng của nhà phát triển.
Hơn thế nữa, trên thị trường hiện đã có một giải pháp khác, tiện lợi và miễn phí để các bậc phụ huynh kiểm soát smartphone của con, gọi là Google Family Link. Đây là một ứng dụng cho phép cha mẹ thiết lập các giới hạn trên dế cưng của con, kể cả việc cấm các trang web nhất định, khóa các ứng dụng và thậm chí xác lập thời gian đi ngủ, khiến máy không thể sử dụng được nữa sau thời điểm này.
Tuấn Anh (Theo BBC, Phonearena)
Facebook vừa ra mắt ứng dụng tin nhắn Messenger Kids dành cho trẻ nhỏ. Đây là lần đầu tiên Facebook chính thức cho phép trẻ dưới 13 tuổi được tham gia vào mạng xã hội này.
" alt=""/>Smartphone dành riêng cho trẻ trình làng tại MWC 2018Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Cục Đăng kiểm và các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất lắp ráp ô tô yêu cầu triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Bộ GTVT đề nghị các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất lắp ráp ô tô khẩn trương rà soát, hoàn thiện kế hoạch nhập khẩu, sản xuất ô tô sử dụng nhiên liệu diesel bảo đảm việc hoàn thành các thủ tục hải quan, đăng kiểm và đưa ra thị trường trước ngày 31/12/2017. Trong đó nêu rõ số lượng nhập khẩu, sản xuất lắp ráp ô tô sử dụng nhiên liệu diesel theo từng kiểu loại đến hết ngày 31/3/2017; dự kiến số lượng nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, đưa ra thị trường ô tô sử dụng nhiên liệu diesel theo từng kiểu loại trong từng tháng từ tháng 4/2017 đến hết tháng 12/2017.
Có văn bản cam kết thực hiện tái xuất hoặc xuất khẩu ô tô sử dụng nhiên liệu diesel không hoàn thành các thủ tục hải quan, đăng kiểm và đưa ra thị trường trước ngày 31/12/2017 kèm bản kế hoạch nêu trên và gửi Bộ GTVT trước ngày 15/4/2017.
Bộ cũng yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam khẩn trương tổ chức thực hiện thủ tục đăng kiểm cho các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất lắp ráp ô tô sử dụng nhiên liệu diesel theo quy định.
Đối chiếu kế hoạch nhập khẩu, sản xuất ô tô sử dụng nhiên liệu diesel của từng doanh nghiệp. Đồng thời báo cáo kết quả đăng kiểm, đưa ra thị trường ô tô sử dụng nhiên liệu điêzen của từng doanh nghiệp theo từng kiểu loại xe.
Bộ GTVT cũng sẽ thông báo kế hoạch nhập khẩu, sản xuất ô tô sử dụng nhiên liệu diesel của các doanh nghiệp tới Cục Đăng kiểm Việt Nam để đối chiếu, tổ chức công tác đăng kiểm.
" alt=""/>Sẽ tái xuất xe nhập khẩu không đủ tiêu chuẩn khí thảiTheo báo cáo, phụ nữ trong lĩnh vực an ninh mạng đối mặt với một thực tế khắc nghiệt: thường là nhân viên nữ duy nhất trong một căn phòng đầy nam - đó có thể là một trong những lý do chính khiến họ quyết định không theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này.
Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng việc thiếu phụ nữ trong ngành có thể tạo ra hiệu ứng “Hòn tuyết lăn”: càng ít phụ nữ trong ngành bảo mật, thì những người có quan tâm cũng sẽ có thể mất hứng thú về ngành này.
Một nghiên cứu về lực lượng an ninh thông tin toàn cầu năm 2017 cho thấy 42% người tham gia đồng ý rằng việc phải có một mô hình vai trò của người cùng giới trong sự nghiệp mà họ quan tâm là rất quan trọng. Trên thực tế, một nửa số phụ nữ được khảo sát thích làm việc trong một môi trường có sự phân chia nam nữ bình đẳng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhìn chung, phụ nữ không ý thức về các kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và họ có phải là người phù hợp cho vị trí đó hay không. Khi được hỏi lý do tại sao họ không quyết định theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực an ninh mạng, phụ nữ có nhiều khả năng hơn nam giới để tuyên bố rằng họ không có kinh nghiệm viết mã (57% so với 43%), không hứng thú với máy tính (52% so với 39%), không có ý thức về bảo mật (45% so với 38%) và toán học của họ không đủ tốt (38% so với 25%).
" alt=""/>Kaspersky Lab mong muốn thu hẹp khoảng cách giới tính trong ngành an ninh mạng