Quá trình chuyển hóa rượu
Hấp thụ: Rượu sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào máu từ dạ dày và ruột non. Hành trình của rượu trong cơ thể bắt đầu.
Vận chuyển đến gan: Dòng máu mang rượu đến gan, nơi diễn ra hoạt động trao đổi chất chính. Gan đóng vai trò là đơn vị trung tâm xử lý.
Phân hủy:Trong gan, enzyme rượu dehydrogenase (ADH) có tác dụng phân hủy ethanol, thành phần hoạt chất của rượu. ADH chuyển đổi ethanol thành acetaldehyde, một chất độc hại.
Chuyển đổi thành acetate: Acetaldehyde tiếp tục được chuyển hóa thành acetate nhờ enzyme acetaldehyde dehydrogenase. Acetate là chất ít độc hơn.
Đào thải: Acetate sau đó được chuyển đổi thành carbon dioxide và nước, đào thải khỏi cơ thể qua hơi thở và nước tiểu, hoàn thành quá trình chuyển hóa rượu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa rượu
Trọng lượng cơ thể: Nói chung, những người có trọng lượng cơ thể cao hơn có thể chuyển hóa rượu hiệu quả hơn.
Giới tính: Phụ nữ thường chuyển hóa rượu chậm hơn nam giới do sự khác biệt trong hoạt động của enzyme.
Tuổi tác: Lão hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa rượu, những người lớn tuổi thường chậm hơn.
Di truyền: Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme chuyển hóa rượu, góp phần tạo nên sự khác biệt về khả năng dung nạp của mỗi cá nhân.
Ăn uống: Ăn uống trước hoặc trong khi uống rượu có thể làm chậm quá trình hấp thụ rượu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất tổng thể.
Mối liên hệ giữa rượu và giấc ngủ
TheoZinnia Health, rượu và giấc ngủ có mối quan hệ phức tạp. Gan của bạn cần khoảng 1 tiếng để phân hủy hoàn toàn 1 đơn vị cồn ứng với 200ml bia (5%), 1 ly rượu vang 75ml (13,5%), 1 chén rượu mạnh 25ml (40%).
Khi ngủ, bạn dừng uống rượu. Bởi vậy, nồng độ cồn trong máu thấp hơn đáng kể so với trước khi ngủ. Điều này cũng giống như bạn thức nhưng ngừng uống. Rõ ràng, giấc ngủ không có tác dụng làm giảm nồng độ cồn, chỉ thời gian mới làm được điều đó.
Tiêu thụ quá mức rượu vẫn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cảm giác nôn nao khó chịu và thậm chí ngộ độc rượu.
Mối nguy hiểm của việc ngủ khi say
Ngủ trong khi say có nguy cơ gây ra những rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người uống quá nhiều rượu, đặc biệt là nghẹn do nôn mửa khi bất tỉnh. Khi ở trạng thái say sâu, một người có thể mất kiểm soát phản xạ của cơ thể, bao gồm cả khả năng bảo vệ đường thở.
Nghẹt thở khi nôn mửa: Ngộ độc rượu có thể dẫn đến suy giảm ý thức và khả năng phối hợp. Nếu một người nôn mửa khi đang ngủ và thiếu phản xạ để làm thông thoáng đường thở thì nguy cơ bị nghẹn sẽ tăng cao, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả ngạt thở.
Khó thở: Rượu làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, chậm chức năng hô hấp. Khi ngủ, nhất là trong tình trạng say nặng, nguy cơ khó thở càng tăng cao.
Không phản ứng với các kích thích bên ngoài: Ngủ sâu trong lúc say có thể dẫn đến không phản ứng với các kích thích bên ngoài, khiến nhân viên y tế khó can thiệp trong trường hợp cần hỗ trợ khẩn cấp cho người say.
Bệnh viện thừa nhận sai lầm nhưng nói thêm bé gái bị dính thắng lưỡi nên việc phẫu thuật ở lưỡi có lợi cho bệnh nhi. Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh nhẹ hay gặp ở trẻ nhỏ làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi.
Tuy nhiên, cha mẹ khẳng định con không có vấn đề gì ở lưỡi. "Không ai nên có trải nghiệm như vậy tại Bệnh viện Đại học Y khoa", họ nói. Gia đình cho rằng, lãnh đạo bệnh viện phải giải trình và chịu trách nhiệm nếu trẻ gặp biến chứng sức khỏe sau ca mổ nhầm.
Bà Veena George - người đứng đầu ngành y bang Kerala - đã chỉ đạo tiến hành điều tra chi tiết. Đồng thời, bà George yêu cầu tất cả bệnh viện tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình hoạt động.
Trong khi đó, cảnh sát đã lập hồ sơ vụ án khởi tố Tiến sĩ Johnson dựa trên đơn khiếu nại của gia đình bé gái. Theo một sĩ quan tại đồn cảnh sát Cao đẳng Y khoa Kozhikode, bác sĩ trên đã bị bắt với cáo buộc gây nguy hiểm đến tính mạng, an toàn của người khác.
Ông V D Satheesan - chính trị gia của bang Kerala, lên tiếng đây là "hành vi sai trái nghiêm trọng". Ông cho rằng uy tín của các bệnh viện công đang bị nghi ngờ do lặp lại các lỗi y khoa.
Đây không phải lần đầu tiên một sai lầm khó tin xảy ra ở bệnh viện Ấn Độ. Một bệnh nhân có tên Harshina từng bị bỏ quên dụng cụ y tế khi sinh mổ. Hai bác sĩ và 2 y tá đã phải chịu trách nhiệm về vụ việc này. Sự cố xảy ra năm 2017 nhưng phải 5 năm sau, cảnh sát mới đưa ra được kết luận khẳng định.
Chad Kubanoff đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2008. Vì quá yêu thích văn hóa và ẩm thực trên dải đất hình chữ S mà cuối năm 2022, anh đã quyết định đưa vợ và 3 con tới TPHCM sinh sống, làm việc tại đây (Ảnh chụp màn hình)
Vị đầu bếp người Mỹ còn thuê riêng hướng dẫn viên bản địa để hỗ trợ anh và gia đình trong suốt chuyến đi. Nhờ đó, họ có thể tìm hiểu và biết đến nhiều địa chỉ ăn uống cũng như các món ngon ở TPHCM.
Món đầu tiên trong hành trình foodtour này là bánh tráng nướng. Chad nhận xét đây là món ăn “nổi tiếng vượt ngoài lãnh thổ Việt Nam” và còn được biết đến với biệt danh “pizza phiên bản Việt”.
Hướng dẫn viên đưa gia đình Chad đến một quán ăn có tiếng ở phường Tân Quy, quận 7. Quán chuyên phục vụ các món bánh tráng khác nhau với không gian bài trí bắt mắt.
Theo lời giới thiệu từ hướng dẫn viên, bánh tráng nướng là món ăn khởi nguồn từ Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) – thành phố du lịch nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Bánh tráng nướng có nhiều hương vị với đủ loại topping khác nhau.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Vị đầu bếp Mỹ cùng gia đình thưởng thức bánh tráng nhiều món ở một quán ăn địa phương (Ảnh chụp màn hình)
Tại quán, Chad được gợi ý nên thử ba loại bánh tráng “best seller” (bán chạy nhất” ở đây là bánh tráng nướng giòn truyền thống, bánh tráng nướng đặc biệt và bánh tráng cuốn dẻo.
Sau vài phút chờ đợi, các thành viên đã được nhân viên phục vụ bưng lên suất bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, cắt thành từng miếng tam giác nhỏ vừa ăn. Lớp bánh mỏng, chế biến đơn giản với chút hành lá, bò khô ở trên và trứng tráng ở dưới.
Cách ngon nhất để thưởng thức món này là cầm tay, chấm kèm nước sốt đặc sánh.
“Tôi thích ăn kiểu nguyên bản, rất ngon. Tôi cũng thích cách người Việt chế biến món ăn cầu kỳ, đa dạng như vậy. Họ có thể cho nhiều nguyên liệu vào trong một món ăn”, ông Craig vừa ăn vừa gật gù tâm đắc.
Tiếp đến là món bánh tráng cuốn dẻo với phần nhân có thêm phô mai. Điều này giúp bánh dai hơn và có hương vị lạ miệng, hấp dẫn.
Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, bánh được nướng trên bếp than. Người bánh sẽ khéo léo cuốn bánh tròn lại thành hình ống thuôn dài. Bánh có thể được cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn hoặc để nguyên cho du khách cầm và thưởng thức.
Bố của Chad cũng bày tỏ sự ấn tượng trước cách thưởng thức đồ ăn của người Việt Nam.
“Người châu Á thường dùng kéo cắt đồ ăn, còn người Mỹ thì không làm vậy. Chúng tôi sẽ dùng dĩa nhưng tôi thấy dùng cách này tiện hơn”, ông Craig nói.
Cuối cùng, họ thưởng thức phần bánh tráng nướng đặc biệt với nguyên liệu đầy đặn, gồm mực, chà bông heo (ruốc heo), bắp cải tím và sốt mayonaise.
Nếu như ông Craig thích bánh tráng nướng vị nguyên bản thì Chad lại thích bánh tráng đặc biệt, đẫm sốt béo ngậy, vị chua ngọt đan xen. Vị đầu bếp người Mỹ cũng tiết lộ, thời điểm anh đến Việt Nam cách đây 10 năm trước, bánh tráng nướng đã là món ăn vặt khá nổi. Và nhiều quán ăn đã nhanh chóng biến tấu món này theo các cách thức, hương vị khác nhau.
Từ lần nếm thử đầu tiên, chàng YouTuber đã lập tức yêu thích món bánh tráng nướng. Cho đến hiện tại, anh vẫn thường xuyên thưởng thức món ăn vặt này. Không chỉ có hương vị thơm ngon, anh còn nhận xét món bánh có giá thành rẻ, dao động từ 25.000 – 50.000 đồng, tùy nguyên liệu và kiểu chế biến.
Rời quán, Chad cùng gia đình tiếp tục hành trình foodtour, di chuyển đến một số địa điểm ăn uống khác. Trong thời gian ngắn, họ đã có cơ hội thưởng thức thêm một số món ngon như nướng BBQ kiểu Việt, bánh ướt (quận 11) và bánh canh ghẹ.
Ông Craig nhận xét, bánh canh ghẹ là món ngon nhất mà mình được thưởng thức ở Việt Nam.
Kết thúc chuyến foodtour bằng xe máy, bố mẹ của Chad thừa nhận rất thích trải nghiệm tuyệt vời này. Họ cũng có cái nhìn và cảm nhận rất khác về thú vui ăn uống đường phố của người Việt.
“Người phương Tây thường sợ bị bệnh khi ăn uống ở lề đường. Vì họ nghĩ như vậy không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là lần thứ 5 cô ngồi ăn uống vỉa hè thế này nhưng thực sự không hề thấy sợ chút nào cả. Cô đã ăn uống thoải mái luôn”, bà Carol chia sẻ.
Phan Đậu
" alt=""/>Đầu bếp Mỹ mê mệt 'pizza kiểu Việt', đưa cả nhà đi foodtour bằng xe máy ở TP.HCM