Ở thời gian cao điểm, hệ thống hóa đơn điện tử thực hiện tới 1,7 triệu giao dịch trong 1 phút. Mỗi giao dịch cấp mã hóa đơn chỉ mất khoảng 0,01 giây. Theo lộ trình của cơ quan thuế, đến 10/5 phải hoàn thành tối thiểu 50%, và đến hết ngày 30/6, toàn bộ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thành công trong triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 1 là nền tảng quan trọng để triển khai thực hiện giai đoạn 2 trên phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, với việc công bố, đưa vào vận hành 2 ứng dụng, gồm Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam và ứng dụng EtaxMobile, ngành thuế đã cung cấp thêm sự lựa chọn tối ưu cho người nộp thuế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, khai, nộp thuế bằng phương thức điện tử thông qua điện thoại thông minh hay máy tính bảng.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu cơ quan thuế các cấp cần quán triệt đến toàn hệ thống thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử, đảm bảo đến trước ngày 1/7, toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang sử dụng hóa đơn chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực triển khai hóa đơn điện tử và cho rằng, kết quả bước đầu cho thấy việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử là 'mũi tên trúng nhiều đích', góp phần thay đổi phương thức điều hành, quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế cũng như của người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy xây dựng, tích hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu trọng yếu quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả triển khai hệ thống hóa đơn điện tử. Ảnh: Tổng cục Thuế |
Thủ tướng lưu ý thời gian tới, ngành thuế cần tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, bảo đảm việc kê khai thuế, nộp thuế điện tử đơn giản và dễ dàng nhất. Mục tiêu đến cuối năm 2022, 100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện bằng phương thức điện tử kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Để thực hiện được các mục tiêu này, Thủ tướng cho rằng cần có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược, ứng dụng mạnh mẽ KHCN, tạo động lực theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và nỗ lực đột phá vượt lên trong lĩnh vực quản lý thuế. “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là động lực của chuyển đổi số và vận động người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Tư duy đột phá sẽ tạo ra nguồn lực”, Thủ tướng nói.
Sử dụng tài nguyên thông tin, dữ liệu một cách thiết thực, hiệu quả; có tính kết nối, liên thông cao; không chỉ thực hiện công tác quản lý thuế mà còn phải phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Tập trung hoàn thiện, phát triển hệ thống hóa đơn điện tử để hình thành hệ sinh thái dịch vụ thuế thông minh và là 1 trong 4 trụ cột của hệ sinh thái tài chính số.
Công tác triển khai hóa đơn điện tử phải bảo đảm dữ liệu chính xác, công khai, minh bạch; bảo đảm an toàn thông tin; tăng cường kiểm tra, giám sát, phân tích dữ liệu để phát hiện kịp thời hành vi gian lận gây thất thu thuế. Đẩy mạnh quản lý thuế theo nguyên tắc giảm thiểu rủi ro, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế và thúc đẩy quản lý thuế đối với TMĐT và các giao dịch xuyên biên giới.
Ngành Thuế cũng cần tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, tích hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, bộ ngành, địa phương; đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để từng bước xây dựng hệ sinh thái công dân số; phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; phòng, chống dịch bệnh. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cập nhật các công nghệ mới trong hóa đơn điện tử.
Duy Vũ
Bộ Tài chính vừa quyết định áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kể từ tháng 4. Trước đó, từ ngày 21/11/2021, hóa đơn diện tử đã được triển khai tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ.
" alt=""/>Mỗi phút hệ thống hóa đơn điện tử có thể thực hiện 1,7 triệu giao dịchBác sĩ chuyên khoa 1 Điêu Văn Hưng, Phó trưởng khoa Phụ sản, cho biết dây rốn đảm nhận vai trò quan trọng khi vận chuyển ôxy và dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi, đảm bảo sự sống của bé khi còn trong bụng mẹ.
Dây rốn thắt nútsẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai, khiến thai nhi bị thiếu oxy. Dây rốn thắt nút chặt hoặc bị chèn ép sẽ gây ra tình trạng suy thai và mất tim thai.
Tỷ lệ dây rốn thắt nút chiếm 0,3-2,2% các trường hợp mang thai. Tuy nhiên, tỷ lệ thai nhi tử vong do dây rốn thắt nút cao gấp 4 lần so với thai bình thường.
"Trong quá trình em bé bị dây rốn thắt nút, người mẹ thường không có cảm nhận gì hoặc chỉ thấy bé ít đạp nên mẹ dễ chủ quan bỏ qua", bác sĩ Hưng cho hay. Vì vậy, trong quý III của thai kỳ, thai phụ cần được theo dõi sát và đặc biệt chạy monitor thăm khám định kỳ.
Các bác sĩ khuyến cáo, thai phụ cần chủ động khám thai định kỳ và quản lý thai nghén chặt chẽ để có thể phát hiện sớm tình trạng sức khỏe và tầm soát các dị tật của thai nhi. Nếu có các dấu hiệu bất thường như thai quẫy đạp mạnh hoặc không đạp ở những tuần cuối, thai phụ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa Sản để được thăm khám kịp thời.
Dự án Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch, trên địa bàn huyện Bến Lức (tên thương mại là Eco Retreat) do liên danh Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển DB và CTCP Tập đoàn Ecopark làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 220 ha với tổng vốn gần 17.000 tỷ đồng.
Dự án gồm hơn 4.950 lô đất ở thấp tầng, 4.300 căn hộ hỗn hợp cao tầng, 180 lô đất tái định cư và các công trình công cộng, cây xanh. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2028 với dân số hơn 37.000 người.
Tập đoàn Nomura Real Estate (Nhật Bản) là đối tác phát triển của Ecopark tại dự án này.
Hồi tháng 12/2023, lãnh đạo tỉnh Long An đã có buổi làm việc với doanh nghiệp Nhật Bản. Tỉnh mong muốn hai bên tiếp tục trao đổi, ký hợp tác và sớm triển khai dự án để hoàn thành theo đúng tiến độ.
Gần đây Long An liên tục thu hút dòng tiền của những “ông lớn” bất động sản với loạt dự án tỷ đô.
Trong năm 2023, nhiều tập đoàn đã ký biên bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư với tỉnh trong các lĩnh vực hạ tầng, công nghiệp, đô thị, môi trường, khu phức hợp vui chơi giải trí, nhà ở xã hội, nông nghiệp công nghệ cao.