Chị Thảo nghẹn giọng: “Lúc đầu, gia đình tôi cứ nghĩ con mọc răng nên mới sưng, nhưng đi khám rồi uống thuốc mãi không khỏi. Mà càng ngày, chỗ bị sưng càng lớn dần lên, chồi hẳn ra khỏi miệng con. Chúng tôi vừa lo sợ, vừa đau lòng. Thương con lắm”.
Đi khám và uống thuốc cả tháng trời nhưng không đúng bệnh, sau đó, trong một lần đưa Bảo Ngọc đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1, làm các xét nghiệm sinh thiết, bác sĩ chẩn đoán con bị u má trái. Con được chuyển sang Bệnh viện Truyền máu và Huyết học để làm xét nghiệm tủy đồ, may mắn, tế bào ung thư chưa di căn.
![]() |
Cô bé đáng thương bị khối u làm biến dạng khuôn mặt. |
![]() |
Cứ sau mỗi đợt thuốc, khối u trong má trái của con teo dần. |
Tháng 9, bé Bảo Ngọc gia nhập đội chiến binh nhí của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Giữa những em bé đầu trọc, tay cắm kim chuyền, con vẫn gây ấn tượng mạnh bởi khuôn mặt biến dạng nặng. Khối u liên tục rỉ máu lẫn dịch nên con thường xuyên thiếu máu 3 dòng, nấm miệng.
Mắc phải căn bệnh quái ác, chẳng có lời hứa hẹn nào từ các bác sĩ đối với cha mẹ con, chỉ có thể “cố gắng hết sức”, “còn nước còn tát”. May mắn, Bảo Ngọc đáp ứng thuốc, sau khi đánh hết 3 toa hóa trị, khối u đã teo bớt, dù vẫn còn sưng to.
Chỉ vài tháng phát bệnh, đau đớn khiến con ăn uống kém, thường xuyên khóc ngằn ngặt cả ngày đêm. Nhưng bởi con còn quá bé nên chẳng thể nói ra sự đau đớn của mình. Mới đây, khi thấy con khóc quằn quại, chị Thảo đưa con đi khám mới phát hiện bị nhiễm trùng máu, thiếu máu, phải lập tức nhập viện điều trị khiến người mẹ xót xa.
Thương con gái bé nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo, chị càng đau lòng hơn khi gia đình đã kiệt quệ, không còn đủ khả năng để lo liệu chi phí tiếp tục khám, chữa bệnh cho con.
Bé Bảo Ngọc là đứa con “lỡ kế hoạch” ở tuổi 39 của chị Thảo. Vợ chồng chị còn 2 con gái lớn. Trước khi sinh Bảo Ngọc, vợ chồng chị mướn nhà trọ, đi làm công nhân để nuôi 2 con ăn học. Từ lúc sinh con ra, chị Thảo phải nghỉ làm, một mình anh Trần Quang Minh gánh vác. Đồng lương công nhân ít ỏi của anh chẳng cáng đáng nổi chi phí của cả gia đình, con gái lớn buộc phải dừng học để đi làm, phụ đỡ cha mẹ.
Mùa hè năm nay, dịch bệnh khiến chồng và con gái chị đều thất nghiệp. Họ phải chi tiêu dè xẻn số tiền ít ỏi còn lại, chật vật qua ngày. Chẳng may đúng lúc con gái phát bệnh, vợ chồng chị phải vay mượn khắp nơi để có tiền đưa con đi khám, điều trị.
![]() |
"Đau đớn khiến con cứ khóc ngằn ngặt mà tôi xót hết ruột gan cô ạ", chị Thảo nghẹn giọng. |
Chị Thảo giãi bày, thời điểm thành phố thực hiện “Ai ở đâu, ở yên đấy”, vợ chồng chị đưa con đi khám nhưng không nơi nào nhận cho con nằm lại để theo dõi. Phải đi đi về về, không chỉ tốn kém tiền khám bệnh, mà còn tốn thêm cả tiền thuê xe và xét nghiệm Covid-19.
Đến lúc điều trị, dù bé Bảo Ngọc có bảo hiểm 100% nhưng do phải đánh thuốc đặc trị, không nằm trong danh mục bảo hiểm chi trả nên có đợt, chỉ 3 tuần điều trị, viện phí của con lên tới hơn 10 triệu đồng. Sau hơn 4 tháng con phát bệnh, gia đình chị đã vay mượn hơn 100 triệu đồng.
Đợt này, Bảo Ngọc phải nằm viện do bị nhiễm trùng máu, đợi khi sức khỏe con ổn định sẽ chuyển sang đánh tiếp những đợt thuốc hóa trị. Nhưng gia đình chị đã kiệt quệ, chẳng biết làm cách nào để lo được khoản chi phí sắp tới.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:TIN BÀI KHÁC
Công ty đơn phương hủy hợp đồng, tôi có được bồi thường?" alt=""/>Vợ mang thai, đang học đại học, tôi có được hoãn nghĩa vụ quân sự?
Giống rau mà bà Liên nói đến là bồn bồn, loại cây từng được xem là cỏ dại, hại lúa, có thể thích nghi môi trường phèn, mặn hay vùng ngập. Sau này khi biết cách khai thác, nó trở thành đặc sản giúp nhiều nông dân miền Tây vươn lên làm giàu. Người dân nhiều tỉnh miền Tây thường ví von “1 công bồn bồn bằng 5 công lúa” để nói về năng suất và hiệu quả kinh tế khi trồng giống cây này.
Trong thời điểm giãn cách xã hội, bà Liên và bà Nhung (quê ở Cà Mau) đi hái rau quanh khu vực gần nhà cho vật nuôi, bất ngờ phát hiện cây bồn bồn mọc xen kẽ với cỏ lác ở vùng đất trống, gần con mương nhỏ trong khu dân cư.
![]() |
Những ngày trời nắng nóng, người dân rủ nhau đi nhổ bồn bồn lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. |
Bà Liên (ngụ tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) là người gốc miền Bắc, trước đây từng nhiều lần ăn rau bồn bồn, nhưng do người bán đã nhặt sạch nên bà không biết hình dáng thực tế của cây. Còn bà Nhung từng đi nhổ bồn bồn thuê cho người ta nên rất rành về loại rau đặc sản này.
“Thật giống như bắt được vàng. Trước đó vài tháng chúng tôi cũng từng ghé bãi đất nhưng không thấy, chỉ trong vài tháng giãn cách xã hội, loại cây dại này đã mọc tốt, xanh um”, bà Nhung vui mừng vì bất ngờ phát hiện loài cây đặc sản quê mình mọc dại ở thành phố.
![]() |
Bà Liên chỉ cho phóng viên khu vực có nhiều cây bồn bồn. |
![]() |
Bà Nhung chia sẻ: "Khi tôi gửi hình ảnh đi thu hoạch bồn bồn cho người thân ở quê, ai cũng bất ngờ". |
Trên thị trường, cây bồn bồn tươi có giá khoảng 50.000-60.000 đồng/kg, bồn bồn muối chua khoảng 80.000-100.000 đồng/kg. Rau bồn bồn ngon nhất là khi xào cùng tôm, mực, thịt bò, làm rau ăn lẩu, muối chua, làm gỏi…
Ngoài nhổ về để ăn, bà Liên và bà Nhung còn thường xuyên tặng cho người thân, hàng xóm. Dần dần, loại rau đặc sản mọc dại ở rìa khu dân cư được nhiều người biết đến. Thậm chí, một vài người sống cách đó cả chục cây số cũng tới nhổ về ăn.
![]() |
![]() |
Rau bồn bồn có thể ăn tươi hoặc muối chua. |
“Có buổi sáng trời còn tờ mờ, tôi đi ra đã thấy một thanh niên trẻ nhổ được bọc đầy, còn có người đi ô tô tới nữa. Ai cũng thích vì rau sạch và ăn ngon”, bà Liên chia sẻ.
Cũng đã khoảng một tháng nay, bà Liên và bà Nhung không mua rau ngoài chợ. Ngoài vài cây rau tự trồng, 2 bà thường xuyên đi nhổ bồn bồn về chế biến thành nhiều món để ăn.
“Loại rau này xào lên mềm như bún, mà muối dưa thì chua chua giòn giòn, chúng tôi ăn mãi không chán”, bà Liên chia sẻ.
Khánh Hòa
Trên các chợ mạng, loại rau này đang được rao bán với giá từ 120.000 - 150.000 đồng/kg, và khách phải đặt trước mới có hàng.
" alt=""/>Đặc sản miền Tây mọc dại ven Sài Gòn, người dân cả tháng không tốn tiền mua rau