Thỉnh thoảng, chị Trang cũng bay qua Thái thăm người yêu. “Quen nhau được vài tháng, anh liền ngỏ lời muốn cưới tôi”, chị Trang kể.
Sau khi kết hôn, cả hai về sống ở Hokkaido. Nơi đây có khí hậu lạnh nhất ở Nhật Bản.
Vào mùa hè, Hokkaido nóng giống như ở Việt Nam nhưng đến mùa đông, tuyết phủ trắng đường đi.
Trước khi theo chồng về Nhật, chị Trang có phần lo lắng cuộc sống hôn nhân, chuyện làm dâu nơi xứ người. Thế nhưng, suốt 11 năm qua, chị Trang may mắn không phải làm dâu dù chỉ một ngày. Chị không sống với gia đình chồng, thỉnh thoảng mới về thăm mẹ chồng.
“Lúc mẹ chồng còn khỏe, tôi về chơi cũng không phải lo việc bếp núc. Tất cả đều được mẹ chuẩn bị sẵn. Đến lúc mẹ chồng mất, ngày giỗ của bà, các cậu dì cũng tự chuẩn bị, đặt đồ về làm cỗ chứ không cho con dâu, cháu dâu nấu nướng”, chị Trang cho biết.
Chồng của chị Trang bề ngoài ít tỏ vẻ nhưng lại rất tâm lý và hiểu chuyện. Thỉnh thoảng, anh cũng chuẩn bị những món quà bí mật tặng vợ vào những dịp kỷ niệm hoặc sinh nhật.
Do vợ chồng chị Trang đều phải đi làm toàn thời gian nên việc nhà được chia đều hoặc giúp qua giúp lại.
Chuyện vợ chồng bất đồng quan điểm thì nhà nào cũng có. Vợ chồng chị Trang còn thêm sự khác biệt về lối sống, văn hóa giữa hai nước. Thế nhưng, cả hai thường chọn ngồi lại hòa giải và đưa ra cách thống nhất vấn đề.
Chuẩn bị cơm cho một tháng ở cữ
Hiện tại, chị Trang đang nghỉ thai sản. Đây là lần sinh con thứ 2 của chị ở Nhật Bản. Chị đi làm đến hết 32 tuần mới bắt đầu nghỉ. Thậm chí, chị còn cùng chồng hoặc bạn bè đi chơi để tận hưởng nốt những ngày còn rảnh rỗi. Dù đang mang thai, chị vẫn có thể lái xe cả đi và về hơn 600km. Một tuần trước khi sinh, vợ chồng chị còn rủ nhau đi tắm biển.
Trong lần sinh đầu, chị không đi làm, chỉ ở nhà nội trợ. Lúc đó, mẹ chị cũng bay từ Việt Nam sang để hỗ trợ.
“Tôi thấy lần sinh thứ 2 rất khác với lần sinh đầu. Lần đầu, tôi không đi làm, chỉ ở nhà nội trợ. Lúc đó, mẹ của tôi còn bay từ Việt Nam sang để hỗ trợ.
Lần này, tất cả được tôi chuẩn bị kỹ càng, tự lập và diễn ra suôn sẻ hơn. Những bữa cơm cữ được tôi chuẩn bị sơ chế sẵn, rồi cấp đông trước lúc gần sinh”, chị Trang chia sẻ.
Không có mẹ bên cạnh, chồng lại đi làm đến tối muộn nhưng với tính cầu toàn, chị Trang luôn chủ động sắp xếp mọi việc.
Lúc sắp sinh, chị Trang tự lên thực đơn các món muốn ăn trong một tháng ở cữ. Sau đó, chị đến siêu thị mua thực phẩm về sơ chế, rau củ tươi thì chồng chị sẽ mua sau nếu thiếu.
Chị Trang sinh con vào mùa hè. Thế nên, rau củ quả và trái cây rất phong phú, thức ăn cũng đa dạng. Các món kho như gà, thịt… được chị làm sạch và ướp sẵn, hút chân không.
Chồng chị làm việc nhà thay vợ, chăm sóc và đưa con gái lớn đi học. Anh không ăn được món Việt Nam nên phải tự nấu cơm.
Nhờ chuẩn bị trước mọi thứ, chị Trang có một tháng ở cữ không bị căng thẳng, rảnh rỗi thì xem hài, chương trình truyền hình…
“Tôi không kiêng cữ món ăn sau sinh, cứ thích ăn gì thì ăn thôi. Mỗi bữa cơm, tôi cũng không tính toán nhiều, chỉ chuẩn bị những món mình thích và ăn hợp miệng.
Bữa ăn không cần nhiều cơm nhưng nhiều thức ăn và canh nóng để có sữa cho em bé bú.
Ở nước ngoài nói chung và Nhật nói riêng, việc ở cữ rất thoải mái, không có khái niệm kiêng kị trong việc chọn món ăn.
Thức ăn theo mùa đủ các thể loại phong phú, không hề kiêng cữ cá, đồ tanh, đồ lạnh… Do đó, tâm trạng của tôi cũng rất thoải mái, không bị gò bó theo khuôn khổ”, chị Trang cho biết.
Ngoài cơm cữ, cô dâu Việt không gặp áp lực về việc lo lắng bữa ăn cho gia đình. Những lúc mệt mỏi, chị không cần cố gắng vào bếp, chồng sẽ đi mua thức ăn bên ngoài hoặc cả nhà cùng ra ngoài ăn.
Chị Trang rất thích nấu nướng. Thế nên, nếu có thời gian chị sẽ bày vẽ món này món kia. Các buổi tụ tập bạn bè người Việt hoặc những buổi tiệc, chị đều xung phong đứng bếp chính.
Ngoài ra, chị cũng từng đứng lớp dạy người Nhật nấu ăn và lên báo, truyền hình giới thiệu - hướng dẫn cách làm món bánh xèo Việt Nam đến với người Nhật .
Chị Trang khẳng định: “Với tôi, việc nấu ăn giữ một phần vai trò quan trọng trong hạnh phúc gia đình. Sau buổi làm việc mệt mỏi, cả nhà quây quần cùng ăn thì rất hạnh phúc. Tuy nhiên, hôm nào mệt, cả nhà cùng đi ra ngoài ăn cũng thú vị”.
Ảnh: NVCC
" alt=""/>8X Việt lấy chồng Nhật: Không phải làm dâu, tự chuẩn bị cơm cữNgười trẻ Trung Quốc đang đưa ra một thuật ngữ mới để phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng của họ với nền văn hoá làm việc thường xuyên bị áp bức ở nước này. Thay vì cố gắng theo kịp kỳ vọng của xã hội hoặc chống lại nó, nhiều người trẻ đang chọn một cách đơn giản là “nằm xuống”.
Thuật ngữ mới này trong tiếng Trung gọi là “tang ping”, bắt nguồn từ một bài đăng hiện đã bị xoá trên diễn đàn Tieba. Không giống như những thuật ngữ tương tự trước đây, “tang ping” là một hành động, chứ không phải một cảm giác. Nó mang hàm ý cố gắng thoát ra, sử dụng nỗ lực tối thiểu để thực hiện một công việc chưa được hoàn thành, trái ngược với sự vô ích của cơn thịnh nộ chống lại guồng máy tư bản chủ nghĩa.
Tác giả bài viết trên Tieba đã mô tả việc anh ta thất nghiệp trong 2 năm qua nhưng không cảm thấy phiền về vấn đề này. Thay vì chấp nhận và theo đuổi khái niệm về thành công của xã hội, anh đã quyết định đơn giản là “nằm xuống”.
“Vì chưa bao giờ có một xu hướng tư tưởng đề cao tính con người ở đất nước chúng ta, nên tôi sẽ tạo ra một xu hướng cho riêng mình: Nằm xuống là hành động khôn ngoan của tôi. Chỉ khi nằm xuống, con người mới có thể trở thành thước đo của vạn vật” – người dùng này khẳng định trong tuyên ngôn về lối sống của mình.
Bài viết nhanh chóng được nhiều người đón nhận và “tang ping” trở thành một thuật ngữ thông dụng trên các mạng xã hội nước này. Trên Douban, một nhóm có tên là “Hội Nằm Xuống” đã thu hút được gần 6.000 thành viên. Một trong những bài viết nổi tiếng nhất của hội này có tên là “Hướng dẫn cách nằm xuống”, trong đó liệt kê 7 bước chấp nhận lối sống này, bao gồm: chấp nhận những khuyết điểm của bản thân thay vì cố gắng thay đổi chúng, không đánh đồng tiền bạc với hạnh phúc, và từ chối sa lầy bởi những câu hỏi hiện sinh.
Một thành viên giấu tên của nhóm chia sẻ rằng, triết lý nằm xuống của cô có thể được tóm tắt là “ưu tiên cho sự yên bình và tĩnh lặng của cơ thể và tâm hồn”.
“Theo tiêu chuẩn chính thống, một lối sống đúng đắn phải là làm việc chăm chỉ, cố gắng đạt được thành công trong công việc, phấn đấu mua nhà, mua xe hơi và sinh con” – cô nói.
“Tuy nhiên, tôi chỉ làm việc khi tôi có thể, không làm thêm giờ, không lo lắng về việc thăng tiến, không tham gia vào những câu chuyện thị phi của công ty”.
Cô gái này cho biết cô mong “được nằm xuống hoàn toàn” – tức là nghỉ việc và sống bằng tiền tiết kiệm.
![]() |
Triết lý sống này đang bị giới truyền thông chính thống chỉ trích. “Dù có thế nào đi chăng nữa, người trẻ phải có niềm tin vào tương lai” – một bài bình luận đăng trên tờ Nanfang Daily viết.
“Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, với nguồn lao động dồi dào và lợi thế thị trường khổng lồ… Cuộc sống hạnh phúc duy nhất là một cuộc sống chăm chỉ làm việc”.
Trong khi đó, tờ Guangming Daily của Bắc Kinh thì bình luận: “Cộng đồng ‘nằm xuống’ rõ ràng là không tốt cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước”. Tuy nhiên, tờ này cũng nói thêm rằng không nên đánh giá thấp lối sống này mà không suy ngẫm: Nếu Trung Quốc muốn nuôi dưỡng sự siêng năng ở thế hệ trẻ, trước tiên chúng ta nên cố gắng cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Ông Huang Ping, giáo sư văn học ở ĐH Sư phạm miền đông Trung Quốc chuyên nghiên cứu về văn hoá thanh niên, cho rằng các phương tiện truyền thông chính thống có thể lo ngại về lối sống “tang ping” vì nó có nguy cơ đe doạ hiệu suất làm việc.
“Nhà nước đang lo lắng về viễn cảnh sẽ xảy ra nếu mọi người ngừng làm việc” – ông Huang nói. Nhưng ông không hẳn đồng tình với phản ứng của giới truyền thông. Ông nói: “Con người không chỉ đơn thuần là công cụ tạo ra mọi thứ”.
“Nằm xuống” là một lựa chọn hợp lý hơn là một thái độ tiêu cực, ông giải thích. Đối với một số người trẻ, đó là cách để họ trút bỏ gánh nặng cho bản thân. “Khi bạn không thể bắt kịp sự phát triển của xã hội, ví dụ như giá nhà tăng chóng mặt, thì ‘tang ping’ thực sự là lựa chọn hợp lý nhất”.
Hồi đầu tháng này, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Bai Yansong đã gây chú ý khi đặt câu hỏi về sự tranh đấu của thế hệ trẻ trước áp lực cuộc sống.
“Có thực sự là một điều tốt hay không nếu chúng ta đảm bảo mức giá nhà ở rất thấp, không có một chút áp lực nào cả, và cô gái mà bạn thích sẽ dễ dàng chấp nhận bạn miễn là bạn theo đuổi cô ấy? Đó có thực sự là một điều tốt hay không? – ông đặt câu hỏi trong một chương trình “talk show” gần đây.
Theo giáo sư Huang, “nằm xuống” có thể được coi là trái ngược với sự tiến hoá – một thuật ngữ học thuật đã có từ nhiều thập kỷ nay ám chỉ các xã hội đang bị mắc kẹt trong chu kỳ cạnh tranh.
“Trong một môi trường xã hội tương đối tốt, người ta có thể cảm thấy rắc rối, nhưng ít nhất họ cũng đang cố gắng. Nếu nó tệ hơn, người ta sẽ bắt đầu muốn nghỉ ngơi”.
Trước khi ở giai đoạn rắc rối và nghỉ ngơi, đã có một thuật ngữ khác được giới trẻ Trung Quốc đưa ra để bày tỏ sự thất vọng của mình về điều kiện làm việc khắc nghiệt và chất lượng cuộc sống thấp. Thuật ngữ này gọi là “sang” – mang nghĩa thờ ơ và cam chịu.
Ngoài ra, người trẻ còn theo đuổi một khái niệm khác viết tắt là FIRE, nghĩa là: Financial Independence, Retire Early (Độc lập tài chính, Nghỉ hưu sớm) – với hi vọng một ngày nào đó sẽ thoát ra khỏi cuộc đua vì những điều tốt đẹp.
Nguyễn Thảo(Theo The Sixth Tone)
Bỏ công việc truyền thống 8 tiếng/ ngày, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn những công việc được hỗ trợ bởi mạng xã hội và tiếp thị trực tuyến.
" alt=""/>Mệt mỏi vì công việc, người trẻ Trung Quốc chọn lối sống 'nằm xuống'