Chia sẻ với VietNamNet, Thu Huyền cho hay, suốt những năm tháng học Trường ĐH Ngoại thương, hai chị em luôn mơ ước một lần cùng được vinh danh ở một dịp lễ bất kỳ nào đó và có sự chứng kiến của bố mẹ như một cách để động viên bậc sinh thành.
“Chúng em đã từng nghĩ rất khó, thậm chí không làm được, bởi môi trường có nhiều bạn giỏi như vậy, làm sao đến lượt mình. Nhưng hai chị em luôn cố gắng hết sức và giờ đây, chúng em đã làm được…”, Huyền nói.
Thanh Minh cũng rất hạnh phúc và niềm vui như nhân đôi khi chị em cùng lọt top những sinh viên tiêu biểu của toàn khóa.
Lúc mới vào trường, cả hai từng nghĩ việc giành được học bổng của Trường ĐH Ngoại thương là điều khó khăn. Vì vậy, Minh và Huyền luôn tự nhủ cố gắng và đặt mục tiêu đạt được điểm cao nhất có thể trong tất cả các môn học.
“Trong quá trình học, em luôn cố gắng làm tốt nhất khả năng có thể. Để nếu có thất bại xảy ra như điểm số không cao hay bất cứ điều gì sẽ không bị cảm giác hối tiếc, mình đã nỗ lực hết sức”, Huyền chia sẻ.
Huyền thường tham vấn kinh nghiệm của các anh chị khóa trên để tìm cách học tối ưu. Minh cho rằng kết quả ngày hôm nay có được nhờ việc xây dựng nhóm bạn học cùng.
“Ở Trường ĐH Ngoại thương, em luôn tìm cho mình những người bạn hoặc nhóm bạn có cùng mục tiêu trong học tập để học cùng. Qua đó, chúng em có thể hỗ trợ nhau trong học tập, cùng trao đổi về bài tập trên lớp, giảng lại cho nhau về những kiến thức còn thiếu hụt và cùng nhau ôn thi...”.
Trong các lớp tín chỉ, Minh luôn xung phong làm lớp trưởng - việc mà theo Minh giúp em có được kết quả hôm nay. “Đã nhận vị trí đó, em luôn phải có tinh thần trách nhiệm cao hơn các bạn và chú tâm hơn vào việc học”.
Trong tổng số 48 lớp tín chỉ, Minh làm lớp trưởng 15 lần. “Việc này giúp em rèn sự chủ động, khả năng kết nối và kỹ năng giao tiếp”, Minh nói.
Việc có chị em sinh đôi, thêm người bạn đồng hành cũng là một trong những lợi thế giúp việc học tốt hơn. Trước mỗi kỳ thi, hai chị em thường tổng hợp đề cương ôn tập một cách chi tiết. Chuyên ngành khác nhau, nhưng vẫn chung ngành Kinh tế nên hầu như số môn học của chị em trùng nhau.
“Điểm thuận lợi của chị em sinh đôi là khi học những lớp tín chỉ cùng nhau chúng em có thể chia nhau ra làm đề cương ôn tập. Thông qua đó cũng có thể kiểm tra lại kiến thức cho nhau, đặc biệt ở những môn có yêu cầu vấn đáp. Nếu không đăng ký được cùng lớp do hết suất, người học trước sẽ chia sẻ đề cương hay kinh nghiệm học môn học đó cho người còn lại”, Huyền nói.
Tuy vậy, như các sinh viên khác, cả hai vẫn có những thời điểm gặp sự cố.
Kỷ niệm buồn của Minh là cú trượt học bổng khuyến khích học tập ở kỳ 1 năm nhất, lý do không chú tâm việc học trên lớp. “Năm nhất mới vào, em bỡ ngỡ về phương pháp học ở bậc đại học, cộng thêm chưa quen cách dạy của thầy cô. Khi đó, không hiểu bài nhưng em ngại hỏi các bạn, thầy cô. Vì vậy, kết quả không được như mong đợi”.
Theo Minh, một thất bại nhưng đổi lại cho em rất nhiều điều. “Đó cũng là bài học để các kỳ sau em luôn cố gắng tập trung hiểu bài và mạnh dạn hỏi các bạn, thầy cô khi không hiểu, làm hết sức có thể trong các bài thi”, Minh nói.
Huyền cũng từng thất vọng vì những môn điểm thấp, không như kỳ vọng. “Hồi kỳ 1 năm hai, em chỉ đạt 5 điểm ở bài kiểm tra giữa kỳ của môn Tài chính - Tiền tệ. Lý do em không ôn bài kỹ. Điểm giữa kỳ như vậy quá thấp, em phải cố gắng ở bài thi cuối kỳ bởi nếu không có nguy cơ dính điểm D, thậm chí phải học lại”, Huyền kể.
Theo Huyền, khoảng thời gian đó thật sự khó khăn, bởi chỉ còn mỗi bài thi cuối kỳ để vớt vát. Không còn cách nào khác, Huyền ôn cẩn thận hơn và nhờ sự hỗ trợ từ Minh, em gỡ gạc được ở bài thi cuối kỳ với điểm 9. Qua đó đạt trung bình chung tích lũy trên 8 để đạt điểm B và vẫn níu lại học bổng kỳ học đó.
“Từ lần đó, em nghĩ rằng không gì không thể, miễn cố gắng hết sức. Sự nỗ lực chắc chắn sẽ được đền đáp. Có thể nó đến muộn hơn một chút, đôi khi bạn phải kiên trì, gục ngã nhưng chắc chắn nỗ lực sẽ có kết quả”, Huyền nói.
Cũng giống Minh, Huyền làm lớp trưởng 15 lớp tín chỉ ngoài việc lớp trưởng lớp hành chính. “Từ việc làm lớp trưởng nhiều lớp, em học được sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, cách gắn kết trong tập thể, kết nối với thầy cô và bạn bè”, Huyền nói.
Cả Minh và Huyền cho rằng may mắn với cả hai khi gia đình luôn là điểm tựa rất lớn, tạo nguồn động lực. “Bố mẹ luôn cho chúng em được tự quyết định công việc cũng như đường hướng sự nghiệp, không hề có sự áp đặt”, Minh nói.
Hiện, Minh làm việc tại hội sở một ngân hàng lớn trong nước, Huyền làm quản lý dự án tại một công ty truyền thông.
Huyền và Minh cho hay cả hai đều đang làm những công việc trái ngành. “Không ít người trẻ làm các công việc khác ngành đào tạo, nên em thấy đây là việc rất bình thường. Tuy nhiên, những kiến thức em được học ở chuyên ngành Kinh tế đối ngoại không vì thế mà uổng phí. Bởi những kiến thức được học cho chúng em kỹ năng, hiện tại có thể chưa dùng đến nhưng trong tương lai hoàn toàn có thể sử dụng đến khi khởi nghiệp, hoặc ở những vị trí công việc khác. Việc học, không bao giờ thừa cả”, Minh nói.
Cả hai cùng đặt mục tiêu trong tương lai gần tiếp tục học lên thạc sĩ, song song với việc phát triển công việc.
“Mình thấy nộp hồ sơ bằng phương thức học bạ khá tối ưu khi sử dụng kết quả có sẵn chứ không cần đợi điểm thi tốt nghiệp. Sức ép từ kỳ thi lớn như tốt nghiệp THPT hay các kỳ thi đánh giá năng lực có thể khiến mình không đạt được phong độ cần thiết, trong khi hồ sơ học bạ sẽ dựa trên cả quá trình. Việc nắm chắc "tấm vé" vào đại học bằng học bạ cũng giúp mình có tâm lý tốt hơn để hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp, vậy nên không có lý do gì để mình bỏ lỡ cơ hội nộp hồ sơ bằng phương thức học bạ vào Đại học FPT”, Quang chia sẻ.
Nhờ nộp hồ sơ bằng phương thức học bạ mà trong lúc bạn bè còn thấp thỏm chờ thi, đợi điểm tốt nghiệp THPT để xét nguyện vọng, Quang đã an tâm chuẩn bị tinh thần cho chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm tại ĐH FPT. Thay vì áp lực ôn thi, lo nghĩ tỷ lệ chọi cao, ngay từ bây giờ nam sinh đã có thời gian để trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng mềm… trước khi chính thức bước vào giảng đường đại học.
Cũng như Quang, ngày càng nhiều sĩ tử 2K5 quan tâm, lựa chọn nộp hồ sơ bằng phương thức học bạ vào Đại học vì nhiều ưu điểm như: chủ động về thời gian đăng ký, tiết kiệm chi phí, thủ tục nhanh gọn, vừa giảm áp lực thi cử vừa tăng cơ hội học tập đúng trường đúng ngành mình thích…
Nộp hồ sơ bằng phương thức học bạ vào ĐH FPT trước 31/5
Tại ĐH FPT, thí sinh đủ điều kiện đầu vào năm 2023 khi điểm tổng kết 9 môn cơ bản lớp 11 và học kỳ I lớp 12 thuộc top 40 trên công cụ xếp hạng Schoolrank hoặc Top50 Schoolrank nếu là thế hệ đầu tiên trong gia đình đi học đại học. Đây là một bảng xếp hạng độc lập do ĐH FPT phát triển, giúp học sinh biết mình nằm trong top bao nhiêu % so với học sinh THPT trên toàn quốc. Để tra cứu thứ hạng, thí sinh truy cập trang web schoolrank.fpt.edu.vn, nhập thông tin điểm học bạ và nhận kết quả (giấy chứng nhận xếp hạng) trả về qua email.
Đại diện trường ĐH FPT chia sẻ, việc chuẩn bị và nộp hồ sơ học bạ sớm cũng là một lợi thế giúp thí sinh giảm bớt rủi ro, có thời gian để chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết hoặc “săn” thêm các chứng chỉ, học bổng khi gia nhập ĐH FPT.
“Sẽ không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các thí sinh trúng tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và thí sinh trúng tuyển theo học bạ THPT. Thí sinh sau khi trúng tuyển sẽ được học cùng một chương trình, thời gian đào tạo, cơ sở vật chất và sau khi tốt nghiệp sẽ đều nhận được bằng Đại học chính quy do nhà trường cấp”, đại diện trường ĐH FPT cho hay.
Hạn cuối nhận hồ sơ theo phương thức học bạ vào trường ĐH FPT là 31/5/2023.
Linh Phương
" alt=""/>Thí sinh ‘chắc suất’ vào ĐH FPT nhờ nộp hồ sơ bằng phương thức học bạKỳ thi vào lớp 10 công lập TP.HCM diễn ra trong hai ngày 6 và 7/6. Điểm xét tuyển vào lớp 10 công lập là tổng điểm 3 bài thi và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu tiên. Thí sinh trúng tuyển phải dự thi đủ 3 bài thi và không có bài thi nào bị điểm 0.
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, nội dung đề thi trong phạm vi chương trình THCS do Bộ GD-ĐT ban hành, chủ yếu ở lớp 9. Đề thi đảm bảo chính xác, rõ ràng, không sai sót, phân hóa được năng lực trình độ học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.
Mỗi môn có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương về yêu cầu nội dung, thời gian làm bài. Mỗi đề thi phải có hướng dẫn chấm và biểu điểm kèm theo.
Cụ thể,môn Toáncó thời gian thi 120 phút. Cấu trúc đề thi, mức độ kiến thức 70% nhận biết, thông hiểu và 30% vận dụng, vận dụng cao. Đề thi môn Toán gồm 8 câu, trong đó 7 câu là kiến thức cơ bản và một câu về hình học phẳng. Câu 1, 2 là kiến thức quen thuộc về đồ thị, định lý Vi-et, điều kiện có nghiệm của phương trình.
Câu 3 đến câu 7 là các bài toán vận dụng kiến thức đã học trong chương trình, giải các bài toán liên quan đến thực tế. Trong đó, sẽ có 1-2 câu ở mức nâng cao. Câu 8 là bài toán hình học phẳng gồm 3 bài toán nhỏ, trong đó, 2 bài ở mức độ cơ bản, bài còn lại mang tính phân hóa cao.
Môn Ngữ văn thời gian thi 120 phút. Đề thi gồm 3 phần: đọc hiểu (3 điểm), nghị luận xã hội có độ dài khoảng 500 chữ (3 điểm) và nghị luận văn học (4 điểm). Phần đọc hiểu là các văn bản được chọn có thể là văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản văn học, văn bản khoa học. Các câu hỏi được tổ chức theo mức độ tư duy từ dễ đến khó, từ mức độ nhận biết, thông hiểu đến phân tích, suy luận và đánh giá, vận dụng…
Phần nghị luận xã hội sẽ yêu cầu thí sinh viết một bài văn ngắn khoảng 500 chữ. Ở phần nghị luận văn học, thí sinh sẽ có 2 lựa chọn: chọn một tác phẩm thuộc chủ đề mà đề bài đưa ra, cảm nhận tác phẩm và chỉ ra ảnh hưởng, tác động của tác phẩm đối với bản thân mình hoặc liên hệ đến tác phẩm khác, liên hệ thực tế cuộc sống để rút ra một vấn đề văn học hoặc cuộc sống; hoặc chọn một tình huống cụ thể và thí sinh sử dụng kiến thức, sự trải nghiệm trong quá trình đọc để giải quyết tình huống đó.
Môn Tiếng Anhcó thời gian thi 90 phút. Đề thi gồm 40 câu hỏi, trong đó chủ yếu là nhận biết, thông hiểu, yêu cầu nâng cao chỉ chiếm từ 10-15%. Nội dung đề thi là các chủ điểm ngữ pháp, từ vựng chủ yếu trong chương trình lớp 9. Đề thi sẽ không chú trọng về ngữ pháp mà nghiêng nhiều về kỹ năng, từ vựng.
Cập nhật những tin tức thi lớp 10 năm 2023mới nhất