Trang tin Newswwek, trích dẫn ghi nhận từ một số trang báo địa phương, cho biết sự cố hy hữu này xảy ra từ tháng 4. Một nông dân Bỉ trong lúc di chuyển máy cày đã động phải một cột mốc biên giới giữa nước này với Pháp, được dựng lên từ năm 1819. Tuy nhiên, người này tưởng rằng đây chỉ là "một tảng đá phiền phức" đang cản đường đi của mình, nên đã nhổ cột mốc và đặt nó ở một vị trí gần lãnh thổ Pháp.Sự việc chỉ được phát hiện vào đầu tháng này, khi một nhóm nghiên cứu lịch sử vô tình nhận thấy cột mốc trên đã bị dịch chuyển sâu hơn 2,29 mét vào phần lãnh thổ Pháp. Kết quả là, lãnh thổ Bỉ được mở rộng thêm khoảng 1.000 mét vuông về phía tây nam mà không mất một viên đạn nào.
 |
Cột mốc biên giới Pháp-Bỉ vô tình bị xê dịch. Ảnh: Facebook |
Hành động vô tình của người nông dân Bỉ đã gây ra sự cố ngoại giao hy hữu giữa hai nước châu Âu. Tuy nhiên, giới chức địa phương đều nhìn nhận sự việc theo cách tích cực và hài hước.
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Pháp TF1, ông David Lavaux, Thị trưởng thị trấn Erquelinnes của Bỉ, nơi đặt cột mốc biên giới 1819, cho biết ông "rất vui" khi diện tích thị trấn của mình được mở rộng thêm một ít. Tuy nhiên, do Thị trưởng thị trấn Bousignies-sur-Roc của Pháp nằm kế cận Erquelinnes tỏ ra không đồng ý, nên ông quyết định di chuyển lại cột mốc về vị trí ban đầu.
Về phần mình, Thị trưởng Bousignies-sur-Roc Aurelie Welonek còn tiết lộ người nông dân đã đặt hàng rào trang trại của mình bên trong phần rừng thuộc lãnh thổ Bousignies, nên đã vô tình giúp lãnh thổ Bỉ được mở rộng thêm chút nữa.
Trang tin của BBC cho biết, giới chức Bỉ hiện đang liên hệ với người nông dân về việc đặt lại cột mốc biên giới về vị trí ban đầu. Nếu người này không tuân thủ, Bộ Ngoại giao hai nước sẽ phải vào cuộc.
Dù vậy, Thị trưởng David Lavaux nói rằng chính quyền Pháp và Bỉ đều muốn giải quyết sự cố theo cách thân thiện và nhanh chóng. "Mọi chuyện sẽ được giải quyết, chúng tôi đã tìm ra người dịch chuyển cột mốc và giải quyết rắc rối. Sự việc không hề nghiêm trọng mà khiến chúng tôi bật cười nhiều hơn. Chúng tôi sẽ sớm khôi phục cột mốc biên giới. Chúng tôi không hề có ý 'ăn gian' lãnh thổ Pháp", ông cho biết.
Pháp và Bỉ có chung đường biên giới khoảng 620 kilômét, được thiết lập vào năm 1820 sau thất bại của Hoàng đế Napoleon Bonaparte tại trận Waterloo năm 1815. Cột mốc bị người nông dân Bỉ dịch chuyển được cắm xuống đất lần đầu tiên vào năm 1819.
Việt Anh

Ngắm cây cầu cao tốc đầu tiên xuyên biên giới Nga - Trung
Cây cầu bắc qua sông Amur nối Nga và Trung Quốc vừa được xây xong, là tuyến đường đầu tiên thuộc loại này giữa hai nước nhằm thúc đẩy kinh tế.
" alt=""/>Người nông dân vô tình giúp Bỉ lấn chiếm một phần lãnh thổ Pháp

Hàng loạt sai phạm tại công trình số 8B Lê Trực được chỉ rõ gắn với trách nhiệm cụ thể tập thể, cá nhân liên quan như Sở Xây dựng Hà Nội, UBND quận Ba Đình, UBND phường Điện Biên.Thanh tra TP Hà Nội vừa công bố kết luận thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đình.
Theo kết luận thanh tra, từ tháng 3/2011 đến tháng 12/2012, dù chưa có giấy phép xây dựng, Công ty cổ phần may Lê Trực đã thi công toàn bộ phần cọc nhồi của dự án và 4 tầng hầm, diện tích khoảng 2.550m2. Nhưng trong suốt thời gian này các cơ quan quản lý nhà nước đã không kiểm tra; kiểm tra xong không có biện pháp ngăn chặn.
 |
Theo giấy phép cấp công trình cao 18 tầng, cao 53m, nhưng thực tế có việc chủ đầu tư vẫn thi công tầng 19 và tum thang không có trong giấy phép. |
“Trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư là Công ty may Lê Trực; ông Trần Mạnh Quân, Chủ tịch UBND phường Điện Biên; ông Nguyễn Cương Quyết, ông Nguyễn Tiến Dũng, thanh tra viên Thanh tra xây dựng quận Ba Đình”, kết luận nêu rõ.
Sau khi thi công toàn bộ phần cọc nhồi của dự án và 4 tầng hầm có diện tích trên 2.500m2, chủ đầu tư ngừng thi công và có hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng (tháng 2/2014).
Ngày 23/4/2014, ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã ký giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD cấp cho chủ đầu tư tại 8B Lê Trực. Tuy nhiên, hồ sơ cấp phép Sở Xây dựng cung cấp cho đoàn thanh tra không có tài liệu thể hiện việc kiểm tra hiện trạng công trình trước khi cấp phép xây dựng.
Như vậy, trước khi lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng, chủ đầu tư đã thi công công trình. Nhưng Phòng quản lý cấp phép của Sở Xây dựng đã không có biên bản kiểm tra hiện trạng là không đúng quy định.
“Trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng, bà Lê Thị Nhung - Trưởng phòng quản lý cấp phép xây dựng và ông Lê Văn Đức, chuyên viên phòng quản lý cấp phép bị quy trách nhiệm để xảy ra sai sót trên”, văn bản nhấn mạnh.
Hiện ông Tuấn và bà Nhung đã nghỉ hưu.
 |
Việc xử lý vi phạm tại dự án số 8B Lê Trực phải báo cáo UBND TP kết quả thực hiện trước ngày 10/1. |
Tiếp đó, từ ngày 24/3/2014 đến ngày 30/5/2014, sau khi có giấy phép xây dựng, chủ đầu tư không thực hiện phá dỡ hạng mục công trình đã thi công không phù hợp với thiết kế được cấp phép. Khi được cấp phép xây dựng và tiếp tục thi công trở lại, công trình đã xây sai giấy phép về chiều cao và diện tích các tầng (từ tầng 1 đến 5).
Giai đoạn thi công tầng 8 đến tầng 18, chủ đầu tư đơn vị tư vấn giám sát đã thi công không để khoảng lùi theo giấy phép, nhưng các cơ quan quản lý khi tiến hành kiểm tra đã không phát hiện, ngăn chặn.
Cụ thể: UBND phường Điện Biên từ ngày 30/6/2014 đến ngày 19/10/2014, không thực hiện kiểm tra công trình, khi có văn bản thông báo đến chủ đầu tư về giới hạn chiều cao, số tầng nhưng không có hồ sơ xử lý vi phạm.
Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình không kịp thời kiểm tra đôn đốc báo cáo Thanh tra Sở Xây dựng, không thông báo cho UBND quận Ba Đình để xử lý theo quy định.
Ở đây “Trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư, đơn vị thi công giám sát, ông Trần Mạnh Quân –Chủ tịch UBND phường Điện Biên, ông Nguyễn Cương Quyết – Đội trưởng, ông Phạm Hùng Phương – Đội phó, ông Nguyễn Tiến Dũng – Cán bộ, Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình” – kết luận thanh tra nêu.
Tháng 10/2014, theo giấy phép cấp công trình cao 18 tầng, cao 53m, nhưng thực tế có việc chủ đầu tư vẫn thi công tầng 19 và tum thang không có trong giấy phép.
Từ kết luận trên, Thanh tra TP đề nghị UBND TP Hà Nội giao Giám đốc Sở Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có sai phạm thuộc trách nhiệm quản lý; báo cáo đề xuất xử lý đối với cán bộ liên quan thuộc UBND TP thành phố quản lý.
Thanh tra TP cũng kiến nghị giao chủ tịch UBND quận Ba Đình kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan, có hình thức xử lý kỷ luật theo quy định.
Ngày 5/1, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu Chủ tịch UBND quận Ba Đình căn cứ kết quả kiểm tra của liên ngành khẩn trương ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời thực hiện xử lý nghiêm công trình vi phạm trật tự xây dựng tại địa chỉ số 8B Lê Trực theo đúng thẩm quyền và phải báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 10/1. |
Hồng Khanh
Hà Nội yêu cầu cưỡng chế phần sai phạm nhà 8B Lê Trực" alt=""/>Vụ nhà 8B Lê Trực: Chỉ đích danh, quy trách nhiệm hàng loạt cán bộ