Trước đó, tháng 9/2019, sàn giao dịch BĐS Hoàng Anh, Q.10 của Công ty CP Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh cũng chấm dứt hoạt động.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS phải thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS.
Người quản lý, điều hành sàn cũng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Ngoài ra, sàn phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.
Vào tháng 10/2022, Sở Xây dựng TP.HCM ban hành kế hoạch kiểm tra tình hình chấp hành quy định pháp luật của 61 sàn giao dịch BĐS trên địa bàn. Đây là những sàn được đăng thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng tính đến ngày 30/9/2022.
Mục đích của kế hoạch là nhằm tăng cường kiểm tra, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các sàn giao dịch BĐS. Phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Quá trình kiểm tra, Sở Xây dựng TP.HCM cũng sẽ đánh giá tình hình hoạt động, khó khăn, vướng mắc trong việc chấp hành quy định pháp luật của các sàn giao dịch để phối hợp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, không chỉ các đơn vị bán lẻ, sàn giao dịch BĐS mà ngay cả chủ cho thuê nhà cũng khó khăn, tất cả đang gồng mình chờ qua mùa dịch.
" alt=""/>Chấm dứt hoạt động 6 sàn giao dịch bất động sản ở TP.HCM
Ung thư và di truyền
Tế bào ung thư là những tế bào đột biến, phát triển không chịu sự kiểm soát của cơ thể. Phần lớn các đột biến này xuất hiện sau khi sinh, trong quá trình tương tác với môi trường sống và không di truyền được. Một số nhỏ đột biến khác có từ ngay khi mới sinh và di truyền được.
Cơ thể chúng ta nhận 2 bản sao gen khác nhau từ bố và mẹ. Do đó, khi đã mang trong mình một gen đột biến (ví dụ gen ức chế khối u đột biến mất chức năng), chỉ cần đột biến ở một gen còn lại sẽ tạo điều kiện hình thành ung thư. Trong khi đó, ở một người mang cả 2 gen bình thường, cần đột biến xảy ra ở cả 2 gen mới đủ khả năng để sinh bệnh. Vì vậy, những người nhận di truyền gen đột biến sẽ có nguy cơ bị ung thư cao hơn so với những người sinh ra không có gen đột biến.
Tương tự như vậy với ung thư phổi. Nếu gia đình có bố mẹ, anh chị em mắc ung thư phổi thì nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ tăng lên 2-3 lần so với những người không có tiền sử gia đình như vậy. Tuy nhiên, cần xem xét điều này trong một bối cảnh rộng hơn, nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc ung thư đó có thể là do cùng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc (hút chủ động hoặc bị động), môi trường sống chung ô nhiễm hóa học, phóng xạ... Đây cũng chính là những khó khăn khi xác định có phải là ung thư phổi gia đình hay ung thư phổi di truyền không.
Một số gen có liên quan đến ung thư phổi và di truyền
Khoảng 8% các trường hợp ung thư phổi là ung thư phổi di truyền. Việc xác định đột biến gen của tế bào dòng mầm liên quan tới ung thư phổi di truyền vẫn còn là một thách thức. Hiện nay, một số gen có liên quan tới bệnh ung thư phổi được xác định gồm:
Gen EGFR: Đột biến gen EGFR T790M ở tế bào dòng mầm làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt ở người không hút thuốc. Đột biến rất hiếm tuy nhiên được ước tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người không hút thuốc lên 31%.
Gen TP53: Đây là gen ức chế khối u. Đột biến gen TP53 ở các tế bào dòng mầm làm mất khả năng ức chế khối u do đó tăng nguy cơ xuất hiện ung thư ở nhiều cơ quan trong đó có ung thư phổi và ung thư thường khởi phát sớm.
Gen BRCA: Đột biến gen BRCA ở tế bào dòng mầm thường được nhắc tới trong ung thư vú và buồng trứng di truyền. Tuy nhiên, những người mang đột biến gen này cũng có nguy cơ mắc một số loại ung thư khác như phổi, thận, gan.
Gen HER2: Đây là một gen gây ung thư trong họ EGFR, biểu hiện quá mức ở bệnh nhân ung thư vú với tần suất 15% -20%. Tuy nhiên, trong ung thư phổi, đột biến soma của HER2 rất hiếm..
Một số gen khác: HER2, YAP1, CHECK2… Các đột biến gen này ở tế bào dòng mầm cũng có liên quan tới việc hình thành ung thư phổi.
Trường hợp nào sẽ nghĩ nhiều đến ung thư di truyền hay ung thư gia đình?
Với những đặc điểm như sau có thể gợi ý đến một bệnh cảnh ung thư di truyền:
- Nhiều thành viên cùng mắc một loại ung thư (nhất là những bệnh ung thư ít gặp)
- Ung thư ở độ tuổi trẻ hơn bình thường (như ung thư ruột kết ở tuổi 20)
- Một người mắc nhiều hơn 1 loại ung thư (ví dụ như một phụ nữ cùng bị ung thư vú và ung thư buồng trứng)
- Ung thư ở cả cặp cơ quan (như cả hai mắt, cả thận hoặc cả hai vú)
- Ung thư ở nhiều thế hệ (như ở ông, cha và con trai)
Hiện nay xét nghiệm di truyền đối với ung thư phổi còn rất hạn chế. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng gặp phải khó khăn này và chưa có cách tốt nhất để quản lý những người mang gen đột biến nhưng chưa phát sinh bệnh. CT liều thấp có thể được kết hợp trong chăm sóc và quản lý những người bệnh này, nhưng tần suất nào để có hiệu quả tối ưu là điều không chắc chắn. Ngoài ra, tư vấn di truyền cho gia đình của những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi vẫn là một thách thức. Không có hướng dẫn xét nghiệm di truyền nào được thiết lập chỉ dựa trên tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi trừ khi những trường hợp này đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một hội chứng di truyền đã biết.
Tuy nhiên như đã đề cập, phần lớn các đột biến gen gây ung thư phát sinh trong quá trình sống của mỗi người và không di truyền cho thế hệ sau. Vậy nên, dù trường hợp của bạn có người thân đã mắc ung thư phổi, nguy cơ của bạn mắc ung thư phổi di truyền vẫn rất thấp. Dù vậy, bạn vẫn nên cung cấp thông tin này cho bác sĩ để có những tư vấn phù hợp nhất trong việc sàng lọc.
BS Nguyễn Tiến Đồng(Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai)
Trong đó, về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư 1- 2 khu nhà ở xã hội độc lập và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2- 3 khu. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
Về nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 19,73 triệu m2 sàn nhà ở.
Đồng thời, triển khai cải tạo, xây dựng lại 4 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D (Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp), các khu chung cư, nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định (có phát sinh trong quá trình kiểm định) và các khu chung cư, nhà chung cư khác có tính khả thi, đủ điều kiện để triển khai theo quy định.
Về nhà ở riêng lẻ, TP Hà Nội phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm). Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng 0,555 triệu m2 sàn nhà ở.
Về nhu cầu vốn và dự kiến nguồn vốn phát triển nhà ở, UBND thành phố dự kiến tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021- 2025 là khoảng 437.000 tỷ đồng. Trong đó vốn xây dựng nhà ở xã hội khoảng 12.500 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở tái định cư khoảng 9.500 tỷ đồng.
Dự kiến nguồn vốn ngân sách là khoảng 5.800 tỷ đồng, trong đó khoảng 283 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội; khoảng 4.860 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới 5 dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư; khoảng 641,3 tỷ đồng để tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu, nhà chung cư cũ; kiểm định và lập đề xuất chủ trương đầu tư phục vụ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
Trước đó, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc "Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững" (ngày 17/2), đánh giá về việc phát triển nhà ở xã hội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, mặc dù Thủ tướng chỉ đạo rất mạnh mẽ, có đề án 1 triệu căn hộ, tuy nhiên, khả năng phân bố khu vực nhà ở xã hội chủ yếu là 20% trong các khu nhà ở, khu đô thị mới đã hình thành, còn các khu mới phải đấu thầu, đấu giá thì cần thời gian.
Hiện nay đang thiếu các cơ chế chính sách cho phân khúc nhà ở trung cấp. TP Hà Nội sẽ tiến hành đấu thầu 5 khu nhà ở tập trung nhưng cơ chế chính sách về việc này chưa có. Vì vậy, ông kiến nghị cần có một nghị định linh hoạt của Chính phủ để xử lý vấn đề này.