Trước nhu cầu sử dụng chuẩn cắm USB ngày một nhiều của các thiết bị tin học, các nhà sản xuất không ngừng cải tiến chất lượng và kiểu dáng để đem lại những mẫu hub USB mới lạ, đầy ấn tượng cho người dùng.
Hub máy bay 2 trong 1
Mang hình dáng của chiếc máy bay với hai gam màu trắng bạc và xanh rêu. Sản phẩm cho phép chuyển tiếp từ một cổng USB sang 4 cổng cùng loại. Phía trước chiếc máy bay là cánh quạt dẻo có thể chuyển động với chức năng làm mát thông thường. Sản phẩm có kích thước 158 x 140 x 45mm với tổng trọng lượng 105g. Giá bán 14USD.
Sâu bướm đa màu
Được thiết kế bằng chất liệu bóng sáng rất đẹp với hình dạng của những chú sâu bướm trong 4 gam màu cơ bản: vàng chanh, vàng cam, xanh lá và xanh lu. Kèm theo thiết bị là những âm thanh vui tai được thiết kế báo hiệu lúc cắm thiết bị kết nối với máy tính. Sản phẩm có trọng lượng 40g và hỗ trợ tối đa 4 kết nối cùng lúc. Hiện sản phẩm được bán với giá 11USD.
Bánh quy
Chiếc bánh quy kẹp bơ này có chức năng mở rộng đồng thời 4 kết nối chuẩn USB 2.0. Bề mặt thiết bị được thiết kế trông rất thật và tự nhiên bởi cách trang trí và phối màu. Đính bên trên sản phẩm là phần “kem và quả nho tây” trông rất đẹp mắt. Sản phẩm có kích thước nhỏ gọn và được bán với giá 16USD.
Bánh sô-cô-la
Mang phong cách độc đáo và lãng mạn, chiếc Hub USB này được thiết kế lấy gam màu sô-cô-la làm chủ đạo. Sản phẩm hỗ trợ đồng thời ba nối kết USB chuẩn 2.0. Ở trạng thái không hoạt động, những khe cắm USB được giấu kín bên trong những “viên kẹo” sô-cô-la. Chiếc hub mang hình dạng quả tim với chiếc nơ màu trắng bạc cuộn vòng sản phẩm. Giá bán 17USD.
Hub 2 trong 1
Sản phẩm với hai tính năng độc đáo: vừa mang chức năng là chiếc hub USB hỗ trợ 4 kết nối, vừa là chiếc đế để điện thoại chắc chắn và sang trọng. Sản phẩm được thiết kế trong 4 gam màu chính: xanh lu, xanh lá, cam và đỏ với phần đế màu đen. Sản phẩm có kích thước 103 x 102 x 60mm và có trọng lượng 100g. Giá bán 15USD.
Hub nho tây
Với khả năng hỗ trợ đồng thời ba nối kết USB cùng lúc, “chùm nho tây” này được thiết kế bằng chất liệu nhựa dẻo và rắn chắt. Sản phẩm khi ở trạng thái không sử dụng hoàn toàn trông giống như một chùm nho với màu xám xậm. Thiết bị tương thích với các họ hệ điều hành Windows và kết nối với máy tính thông qua chuẩn USB 2.0. Giá bán 18USD.
Chậu hoa
" alt=""/>Bộ sưu tập Hub USB “không đụng hàng”![]() |
Khơi nguồn cảm xúc qua các giác quan
The Sense by Alpha King là khu vực trưng bày và giới thiệu các căn hộ mẫu của dự án Centennial và Alpha Hill do công ty bất động sản quốc tế Alpha King làm chủ đầu tư. Ý tưởng xây dựng khu trưng bày này bắt nguồn từ mong muốn của chủ đầu tư trong việc tạo dựng một điểm đến khác biệt, giúp nâng tầm trải nghiệm của người tham quan.
Ông Jimmy Chan, CEO của Alpha King cho biết: “Chúng tôi gọi không gian này là trung tâm trải nghiệm của Alpha King - một điểm chạm của cảm xúc nơi các bạn có thể tận hưởng không gian sống chuẩn mực và sang trọng một cách trọn vẹn. Bởi chúng tôi tin rằng, những trải nghiệm chân thực và sâu sắc nhất cần được cảm nhận thông qua các giác quan.
Các bạn có thể đọc và nghe về các dự án của Alpha King, nhưng tốt nhất là nên nhìn tận mắt, nghe tận tai, chạm bằng tay trần để cảm nhận không gian, ánh sáng, các trang thiết bị cao cấp, bầu không khí xung quanh,… bằng các giác quan của mình. Tại Alpha King, sứ mệnh của chúng tôi là tái định nghĩa khái niệm về sự đẳng cấp và sang trọng. Chúng tôi hy vọng đem đến cho các khách hàng của mình không chỉ những tiện nghi về vật chất mà hơn hết là giá trị tinh thần cốt lõi bên trong.”
Thiết kế của The Sense by Alpha King cũng là một điểm nhấn tạo nên giá trị của công trình kiến trúc độc đáo này. Lấy cảm hứng từ hoa sen, loài hoa tiêu biểu cho vẻ đẹp tinh tế và nét đẹp truyền thống văn hóa Việt, The Sense by Alpha King được thiết kế với vẻ ngoài như búp sen đang nở với nhiều lớp cánh hoa đan xen, tạo nên một tổng thể hài hòa mang đậm giá trị văn hóa đặt trên nền khu vực bến cảng lịch sử.
![]() |
Bản giao hưởng của văn hóa, nghệ thuật và con người
Bên cạnh không gian giới thiệu căn hộ mẫu, The Sense by Alpha King còn là nơi văn hóa, nghệ thuật và con người kết hợp với nhau để tạo nên một bản giao hưởng của các giác quan. Đó là nơi Masters of Senses (tạm dịch: các nghệ nhân cảm xúc) hợp nhất để thể hiện tài năng của họ ở các khía cạnh văn hóa và nghệ thuật đặc sắc như âm nhạc, hội họa, ẩm thực…. đem đến những trải nghiệm khác biệt cho người tham quan.
Là một trong những người truyền cảm hứng và lan tỏa các giá trị văn hóa ẩm thực Việt ra toàn thế giới, bếp trưởng Luke Nguyễn là một trong những Master of Senses tại The Sense by Alpha King, với vai trò là người dẫn dắt các trải nghiệm ẩm thực - Master of Cuisine.
![]() |
Chia sẻ về vai trò mới của mình, Luke Nguyễn cho biết: “Ý tưởng xây dựng một trung tâm văn hóa, nơi có thể chia sẻ được phần nào các giá trị văn hóa Việt của Alpha King là một ý tưởng thú vị. Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được trở thành một phần của dự án ý nghĩa này. Mong muốn lớn nhất của tôi chính là được góp sức mình để giới thiệu về văn hóa Việt tới bạn bè trên khắp thế giới và The Sense by Alpha King là nơi có thể giúp tôi thực hiện ước muốn này.”
Chia sẻ về việc lựa chọn bếp trưởng Luke Nguyễn là một trong những Master of Senses, ông Jimmy Chan cho biết: “Luke Nguyễn là một đầu bếp tài năng với tên tuổi nổi tiếng trên thế giới. Phong cách nấu ăn của Luke độc đáo bởi sự kết hợp tinh tế giữa các hương vị, vừa tôn vinh được ẩm thực Việt lại vừa phảng phất hơi hướng từ ẩm thực quốc tế. Thưởng thức món ăn của Luke nấu, chúng ta có thể cảm nhận được niềm đam mê với món ăn Việt đậm đà thế nào, cũng như nhận ra được mong muốn của Luke đưa ẩm thực Việt vươn tới tiêu chuẩn quốc tế. Đó chính là lý do, Alpha King mời Luke Nguyễn trở thành đại sứ ẩm thực - Master of Cuisine tại The Sense by Alpha King.
Tôi tin rằng, cùng nhau, chúng tôi không chỉ có thể nâng tầm trải nghiệm về sự đẳng cấp trong ẩm thực và cuộc sống của người dân mà còn góp phần chia sẻ những giá trị văn hóa truyền thống Việt ra toàn thế giới ”.
Dự kiến trong thời gian sắp tới, các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, biểu diễn và triển lãm sẽ được tổ chức tại khu vực này dưới sự dẫn sắt của các nghệ nhân tài hoa.
Lệ Thanh
" alt=""/>The Sense by Alpha KingToby Graham, 40 tuổi, có trụ sở tại Thượng Hải, làm việc cho một công ty kế toán quốc tế. Đối với anh, việc quay trở lại sử dụng tiền mặt là điều không thể tưởng tượng được. "Tôi không thể cho bạn biết ngày cuối cùng tôi sử dụng tiền mặt ở đây là khi nào, nhưng chắc chắn là đã nhiều năm rồi", Graham nói. Anh đã sống ở Trung Quốc được 8 năm và đã theo dõi quá trình phát triển của WeChat và Alipay trên toàn quốc. Đến năm 2017, anh cũng đã ngừng sử dụng máy ATM.
"Trong bốn tháng qua, vì công việc, tôi đã đi đến 7 thành phố lớn ở Trung Quốc và tất cả những gì tôi mang theo là hộ chiếu, một ít quần áo và điện thoại", Graham chia sẻ. "Tôi không cần phải rút tiền mặt. Tôi thậm chí không có ví".
Graham giải thích rằng mặc dù anh cũng có thẻ tín dụng của mình nhưng chỉ sử dụng nó trong trường hợp mất điện thoại.
"Điện thoại là cách bạn làm mọi thứ. Tôi dùng nó để trả tiền điện nước và hóa đơn, trả tiền thuê cho chủ nhà, mua sắm trực tuyến, mua hàng tạp hóa ở siêu thị. Tôi không thể nghĩ ra một điều bạn không thể làm với điện thoại của mình ở đây", anh nói.
Việc sử dụng các ứng dụng thanh toán di động thậm chí đã thâm nhập vào các ngôi làng xa xôi. Theo công ty nghiên cứu thị trường Trung Quốc Daxue Consulting, gần một nửa dân số ở nông thôn nước này sử dụng dịch vụ thanh toán di động thường xuyên. Năm 2017, các giao dịch thông qua các dịch vụ thanh toán di động phi ngân hàng ở các vùng nông thôn đạt tổng cộng 6,64 nghìn tỷ USD.
"Tôi đã nhìn thấy những người kinh doanh nhỏ - tôi đang nói về những cửa hàng trái cây ven đường, hoặc những anh chàng làm mì xào và đẩy xe hàng xuống phố - và họ thậm chí không nhận tiền mặt nữa cơ", Graham nói. "Tôi cũng luôn thấy những người ăn xin và họ sẽ mang theo mã QR mà bạn có thể quét để đưa tiền cho họ".
Mã QR của Alipay (màu xanh biển) và mã QR của WeChat (màu xanh lá) tại một quầy hàng bán đồ tạp hóa trên phố ở Bắc Kinh.
Ở một lục địa xa xôi hơn, Thụy Điển, tình trạng tương tự cũng đang diễn ra. Quốc gia Bắc Âu này được dự đoán sẽ hoàn toàn không dùng tiền mặt vào năm 2023, chỉ vận hành nền kinh tế bằng thanh toán kỹ thuật số và thẻ. Nhiều doanh nghiệp địa phương như quán bar và nhà hàng, thậm chí cả ngân hàng, đã ngừng xử lý tiền mặt. Theo ngân hàng trung ương Thụy Điển, tỷ lệ người Thụy Điển sử dụng tiền mặt từ năm 2010 đến năm 2020 đã giảm từ 40% xuống dưới 10%.
Valter Primus, 20 tuổi, giờ đây cho rằng thật kỳ lạ khi thấy mọi người sử dụng tiền mặt. "Tôi thực sự không thấy ai làm như vậy. Giờ tôi hầu như chỉ thấy nó trên phim ảnh", anh nói.
Sinh viên đại học này nói rằng lần cuối cùng anh trả tiền cho một thứ gì đó bằng tiền mặt là khi 13 tuổi, ngay trước khi anh có chiếc thẻ ghi nợ đầu tiên của mình.
"Tôi không nhớ chính xác dùng nó để làm gì. Có lẽ là mua một chiếc bánh mì ở trường hay gì đó", Primus chia sẻ. "Sau đó, tôi bắt đầu sử dụng Swish. Đó là một ứng dụng cho phép bạn chuyển tiền từ tài khoản của mình cho người khác bằng số điện thoại của họ."
Swish được ra mắt vào năm 2012 bởi sáu ngân hàng lớn nhất của Thụy Điển và kể từ đó đã thu hút được hơn 7 triệu người dùng trên toàn quốc, chiếm hơn 2/3 dân số cả nước. Với Swish, Primus không còn giữ tiền mặt trong người hoặc ở nhà, điều mà anh ấy nói là bình thường.
"Thành thật mà nói, tôi không thể tưởng tượng được việc quay trở lại dùng tiền mặt. Nó có vẻ như khá phức tạp và như kiểu thế kỷ 19", Primus nói. "Ngay cả ông bà cố của tôi cũng đã cố gắng học cách dùng Swish và không sử dụng tiền mặt nữa."
Một phụ nữ đang giới thiệu hệ thống Samsung Pay tại sự kiện ở Barcelona.
Trở lại châu Á, Hàn Quốc đang bắt kịp Trung Quốc khi nói đến thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là một trong những quốc gia có nhiều người dùng Internet nhất trên thế giới và vào năm 2018, tiền mặt chỉ chiếm 20% trong tất cả các khoản thanh toán.
Một sinh viên đại học Hàn Quốc 20 tuổi, muốn được biết tới với biệt danh J, nói rằng cô chỉ sử dụng tiền mặt vào tháng trước để mua thuốc tránh thai vào buổi sáng. Nhưng đối với mọi thứ khác mua trong cuộc sống hàng ngày, cô đều sử dụng điện thoại cá nhân.
"Tôi nghĩ rằng thế hệ trẻ - ý tôi là những người dưới 65 tuổi - chắc chắn đều nghiêng về thanh toán kỹ thuật số", J nói. "Nếu không phải thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, mọi người sử dụng các ứng dụng để chuyển tiền mặt như KakaoPay, Samsung Pay và ZeroPay."
Ở Singapore và quốc gia láng giềng Malaysia, người dân cũng ngày càng chuyển sang thanh toán di động nhiều hơn, nhưng nhiều người vẫn sử dụng tiền mặt tại các cơ sở nhỏ hoặc vùng nông thôn không được trang bị hệ thống thanh toán kỹ thuật số.
"Tiền mặt dành cho những nơi mà tôi biết rằng họ sẽ không sử dụng payWave, một phương thức thanh toán không tiếp xúc. Vì vậy như chợ ẩm thực hay trung tâm bán hàng rong", Nica Rollan, 28 tuổi, một người Philippines làm việc tại Singapore nói.
Hesper Buckland, 19 tuổi, cho biết tình hình cũng tương tự ở Malaysia.
"Tôi thường có một ít tiền mặt trong tay mỗi ngày bởi vì [ở Malaysia], chúng tôi có một số quầy hàng rong hoặc địa điểm bán đồ ăn địa phương thuộc sở hữu của những người già và họ chỉ lấy tiền mặt. Nhưng đối với mọi thứ khác, tôi sử dụng một ứng dụng thanh toán trên điện thoại của mình", anh nói.
Trung tâm bán hàng rong là các khu ẩm thực ngoài trời với các quầy hàng bán các món ngon địa phương. Cho đến gần đây, những quầy hàng này thường chỉ thanh toán bằng tiền mặt, nhưng chính quyền địa phương đã và đang làm việc để số hóa các hoạt động kinh doanh này .
Trong khi Rollan đánh giá cao sự tiện lợi của việc không phải mang theo tiền xu và hóa đơn mọi lúc ở Singapore, cô nói rằng nếu mình trở lại Philippines, cô có thể sẽ quay lại sử dụng tiền mặt như thông thường.
"Các dịch vụ tài chính rất phân mảnh [ở Philippines], không giống như ở Singapore, nơi mọi người đều sử dụng các dịch vụ điện tử như PayNow và PayLah", cô nói. "Không dùng tiền mặt [ở Philippines] sẽ chỉ làm tăng chênh lệch thu nhập. Giáo dục kỹ thuật số và nhận thức cũng không có, chưa nói đến giáo dục cơ bản."
Trong khi nhiều người lạc quan về ý tưởng về một xã hội không tiền mặt, thì có những người khác, như Rollan, lo lắng rằng nó sẽ khiến một số cộng đồng bị tụt hậu. Chuyên gia tài chính tiêu dùng Erica Sandberg có trụ sở tại San Francisco cũng có cùng lo lắng như vậy.
"Việc tiến tới một xã hội hoàn toàn không dùng tiền mặt hoàn toàn để lại hậu quả không hề nhỏ. Không phải ai cũng có thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc điện thoại thông minh được trang bị ví di động", Sandberg chia sẻ.
"Một chiếc ví vật lý nơi mà bạn cất các hóa đơn và sau đó thanh toán mọi thứ khi bạn sử dụng là một quá trình có tác động mạnh mẽ. Nó hữu hình", cô nói thêm. "Bạn có thể thấy tiền của mình biến mất khi bạn chi tiêu, vì vậy bạn có nhiều khả năng cẩn thận hơn."
Sandberg cũng cảnh báo rằng việc hoàn toàn không dùng tiền mặt có thể ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân và quyền riêng tư. "Có thể thực hiện một giao dịch mua không được theo dõi là điều quan trọng. Tiền mặt cung cấp khả năng thực hiện các giao dịch mà các nhà tiếp thị và các công ty khác không thể giám sát", cô nói.
Nhưng những lo ngại về quyền riêng tư không phải lúc nào cũng dẫn đến việc người dùng hạn chế sử dụng công nghệ, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, khi các giao dịch không tiếp xúc được ưu tiên hơn. Richard Hartung, giám đốc điều hành của công ty tư vấn tài chính Transcart có trụ sở tại Singapore, cho biết các giao dịch không dùng tiền mặt ở châu Á đang tăng lên, bất chấp các vấn đề về quyền riêng tư vì hầu hết mọi người đều ưu tiên sự tiện lợi.
"Thanh toán kỹ thuật số đã phát triển do ngày càng có nhiều lựa chọn, chi phí thanh toán kỹ thuật số thấp hơn và gần đây là do đại dịch đã đẩy nhanh quá trình số hóa", Hartung cho biết.
Ông cũng nói rằng mặc dù Trung Quốc đang đi trước phong trào ở châu Á, nhưng việc các nước khác không dùng tiền mặt chỉ là vấn đề thời gian.
"Các khu vực khác của châu Á sẽ bắt kịp. Ứng dụng tiện lợi sẽ trợ giúp nhiều. Chính phủ cũng hỗ trợ giúp đỡ. Sự đổi mới cũng mang tới các lợi ích. Nhưng số hóa giữa đại dịch COVID mới là động lực lớn nhất", ông nhận định.
(Theo Genk)
Singapore khuyến khích người dân tìm đến các nền tảng thanh toán điện tử khi lì xì ngày Tết, giúp giảm khoảng 330 tấn khí thải carbon.
" alt=""/>Sống trong một xã hội không tiền mặt sẽ như thế nào?Tháng 9/2019, Jack Ma chính thức "nghỉ hưu" và không còn giữ vai trò quản lý với Alibaba. Ông rời khỏi vị trí chủ tịch Alibaba trong dịp tập đoàn này tròn 20 tuổi, còn bản thân Jack Ma 55 tuổi. Khi nghỉ hưu, Jack Ma sở hữu khối tài sản lên đến 41,8 tỷ USD, là người giàu nhất Trung Quốc, theo Bloomberg Billionares Index. Ảnh: AFP.
![]() |
Không còn gánh nặng lãnh đạo Alibaba, Jack Ma cho biết ông sẽ tập trung vào các hoạt động từ thiện và giáo dục. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định Jack Ma vẫn còn ảnh hưởng rất lớn với công ty do mình sáng lập. Ông vẫn nắm 6,22% cổ phần của Alibaba, là thành viên của "Đối tác Alibaba", nhóm lãnh đạo có quyền và lợi ích cao nhất đối với công ty này. Ảnh: Getty. |
![]() |
Người thay thế Jack Ma trên cương vị chủ tịch Alibaba là Daniel Zhang, trước đó là CEO của công ty này. Ông Zhang, 48 tuổi, sinh ra và lớn lên tại thành phố Thượng Hải. Ông làm trong ngành tài chính khi bắt đầu sự nghiệp, sau đó từng làm việc tại công ty Shanda Interactive và PwC trước khi gia nhập Alibaba. Ảnh: Alibaba. |
![]() |
Ông Zhang đã làm việc tại Alibaba 11 năm trước khi được Jack Ma lựa chọn là người thay thế mình vào năm 2018. Ông được đề cử chức vụ CEO vào năm 2015, và trước đó là Giám đốc vận hành (COO) của Alibaba. Ảnh: Getty. |
![]() |
Trong khi Jack Ma vừa là lãnh đạo, vừa nổi bật trong vai trò người đại diện cho Alibaba thì ông Daniel Zhang được đánh giá là trầm tính, kín đáo hơn. Bloomberg cho biết cha của một nhân viên Alibaba từng nhầm ông Zhang là lao công tại công ty này. |
![]() |
Daniel Zhang là người đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra ngày mua sắm 11/11. Ông cùng các cộng sự đã đi thuyết phục các đối tác để giảm giá, sau đó quản lý toàn bộ ngày Độc thân đầu tiên năm 2009. Ngày 11/11 giờ đây trở thành dịp giảm giá, mua sắm tốt nhất năm của các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc. Ảnh: AP. |
![]() |
Ant Group, công ty tách ra từ Alibaba là chủ sở hữu nền tảng thanh toán Alipay, cùng hàng loạt dịch vụ tài chính khác. Jack Ma vẫn là một trong những cổ đông chính của công ty này, nhưng không đóng vai trò lãnh đạo trực tiếp. Lãnh đạo cao nhất của công ty này là Eric Jing, và CEO là Simon Hu. Những người này đều là nhân vật gắn bó lâu năm tại Alibaba. CEO Simon Hu được bổ nhiệm cuối năm 2019 trong đợt thay đổi lãnh đạo của Ant Group. Ảnh: Ant. |
![]() |
Ông Simon Hu gia nhập Alibaba từ năm 2005. Trước khi gia nhập Ant, ông là giám đốc mảng điện toán đám mây của Alibaba. Ông Hu thay thế ông Eric Jing làm chủ tịch Ant từ năm 2018, nhưng khi đó vẫn giữ chức CEO của ngân hàng MYBank. Tới cuối năm 2019, ông mới thay Eric Jing để làm CEO của Ant Group. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Một lãnh đạo khác cũng được chú ý của Alibaba là bà Lucy Peng. Bà Peng chính là người thay thế Jack Ma trong tập cuối cùng show truyền hình "Người hùng kinh doanh châu Phi". Jack Ma không xuất hiện trong tập này, được ghi hình vào cuối tháng 11, dù trước đó ông là một trong những giám khảo được yêu thích nhất của chương trình. Ảnh: FT. |
![]() |
Bà Peng từng là một giảng viên đại học, trước khi từ bỏ nghề giáo và trở thành một trong những nhân viên đầu tiên của Alibaba vào năm 1999. Bà trở thành CEO của Alipay vào năm 2010, sau đó là một trong những nhà sáng lập Ant Financial Services, tiền thân của Ant Group. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Là một trong những nhân viên đầu tiên của Alibaba, bà Peng cũng kinh qua nhiều vị trí quan trọng của tập đoàn này. Bà Peng trở thành giám đốc nhân sự trước khi nhận vị trí ở Alipay, sau đó giữ chức CEO của Ant cho tới năm 2016. Năm 2018, bà trở thành CEO của Lazada, công ty được Alibaba mua lại. Hiện bà Peng là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, với tài khoản hơn 1 tỷ USD. Ảnh: Alibaba. |
Theo Zing
Dù tỷ phú Trung Quốc đã biến mất trên mạng xã hội trong hơn 2 tháng, ông vẫn nhận nhiều chỉ trích về các phát biểu trước đây của mình.
" alt=""/>Ai có thể thay thế Jack Ma?